Luyện tập Sự oxi hóa - Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của oxi

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Sự oxi hóa

    Sự oxi hóa là

  • Câu 2: Thông hiểu
    Hiện tượng hóa học xảy ra

    Hiện tượng xảy ra khi cho một cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh rồi đậy nút kín là:

    Hướng dẫn:

     Khi cho cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh và đậy kín nút, ngọn lửa cây nến sẽ yếu dần đi rồi tắt. Nguyên nhân là vì khi nến cháy, lượng oxi trong bình giảm dần rồi hết, khi đó nến sẽ tắt đi.

  • Câu 3: Vận dụng
    Tính thể tích khí oxi

    Mỗi giờ một người lớn hít vào trung bình 0,5 m3 không khí, có thể giữ lại 1/3 lượng khí oxi có trong không khí đó. Như vậy thực tế mỗi người trong một ngày đêm cần trung bình thể tích khí oxi là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    1 ngày đêm = 24 giờ

    1 ngày đêm người đó hít vào số lượng không khí là: 24. 0,5 = 12 m3

    Vì cơ thể chỉ giữ lại 1/3 lượng khí oxi có trong không khí \Rightarrow thực tế người đó cần trung bình thể tích khí không khí là:

    \mathrm V\;=\;\frac{12}3=\;4\;\mathrm m^3

    Mặt khác, trong không khí, oxi chỉ chiếm 20%thể tích

    \RightarrowThể tích khí oxi mà còn người cần mỗi ngày là: 20%.4 = 0,8 m3

  • Câu 4: Nhận biết
    Ứng dụng của oxi

    Các chiến sĩ chữa cháy dùng bình đặc biệt chứa khí oxi để

    Hướng dẫn:

     Chiến sĩ chữa cháy dùng bình đặc biệt chứa khí oxi để thở (hô hấp).

  • Câu 5: Nhận biết
    Xác định phản ứng không phải phản ứng hóa hợp

    Phản ứng nào sau đây không phải phản ứng hóa hợp?

    Gợi ý:

     Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Tính khối lượng nước thu được

    Khối lượng nước tạo thành khi đốt cháy hết 50 gam khí hiđro là

    Hướng dẫn:

    Ta có:
    {\mathrm n}_{{\mathrm H}_2}=\frac{50}2=25\;(\mathrm{mol})

    Phản ứng hóa học:

           H2 + O2 ightarrow H2O

    mol: 25   ightarrow        25

    mH2O = 25.18 = 450 (gam)

  • Câu 7: Thông hiểu
    Phương trình hóa học đúng

    Phương trình hóa học nào sau đây biểu diễn phản ứng hóa hợp của lưu huỳnh với kim loại nhôm, biết rằng công thức hóa học của hợp chất được tạo thành là Al2S3?

    Hướng dẫn:

    Do là phản ứng hóa hợp nên phản ứng đúng là:

    2Al + 3S \xrightarrow{\mathrm t^\circ} Al2S3.

  • Câu 8: Nhận biết
    Bếp lửa bùng cháy

    Bếp lửa bùng cháy lên khi ta thổi hơi vào là do:

    Hướng dẫn:

    Do khi thổi hơi ta làm hỗn đoạn không khí, làm tăng thêm lượng khí O2 vào bếp, do vậy bếp bùng cháy.

  • Câu 9: Vận dụng cao
    Xác định kim loại R

    Oxi hóa hoàn toàn a gam kim loại R, thu được 1,25a gam oxit. Kim loại R đem dùng là:

    Hướng dẫn:

    Gọi hóa trị của kim loại R là x ta có phương trình hóa học:

    4R + xO2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2R2Ox

    mol:             \frac{\mathrm a}{\mathrm R}        ightarrow     \frac{\mathrm a}{2\mathrm R}

    \Rightarrow Khối lượng của oxit là:

    \Rightarrow\frac{\mathrm a}{2\mathrm R}.(2\mathrm R\;+\;16\mathrm x)\;=1,25\;\mathrm a

    \Rightarrow 2R + 16x = 2,5R

    \Rightarrow R = 32x

    Nếu x = 1 \Rightarrow R = 32 (S: phi kim)

    Nếu x = 2 \Rightarrow R = 64 (Cu: đồng)

    Vậy R là kim loại đồng.

  • Câu 10: Vận dụng
    Tính lượng oxi còn dư sau phản ứng

    Cho 13,7 gam bari tác dụng với 3,2 gam oxi thu được hợp chất oxit. Khối lượng oxi còn dư sau phản ứng là

    Hướng dẫn:

    Số mol của bari là:

    {\mathrm n}_{\mathrm{Ba}}=\frac{13,7}{137}=0,1\;(\mathrm{mol})

    Số mol của oxi là:

    {\mathrm n}_{{\mathrm O}_2}=\frac{3,2}{32}=0,1\;(\mathrm{mol})

    Phản ứng hóa học:

             2Ba + O2 ightarrow 2BaO

    mol:   0,1 ightarrow 0,05

    Số mol oxi dư là:

    nO2 = 0,1 - 0,05 = 0,05 (mol)

    Khối lượng của oxi còn dư sau phản ứng là:

    mO2 = 0,05.32 = 1,6 (gam)

  • Câu 11: Thông hiểu
    Phản ứng hóa hợp

    Cho các phản ứng hóa học sau:

    1) 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3

    2) 2FeO + C → 2Fe + CO2

    3) P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

    4) CaCO3 → CaO + CO2

    5) 4N + 5O2 → 2N2O5

    6) 4Al + 3O2 → 2Al2O3

    Có bao nhiêu phản ứng hóa hợp trong các phản ứng trên?

    Hướng dẫn:

     Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

    1) 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3

    3) P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

    5) 4N + 5O2 → 2N2O5

    6) 4Al + 3O2 → 2Al2O3

  • Câu 12: Vận dụng
    Xác định công thức hóa học của oxit

    Biết tỉ lệ khối lượng của hai nguyên tố sắt và oxi trong một hợp chất oxit bằng 7:3. Công thức hóa học của oxit đó là

    Hướng dẫn:

     Theo bài ra ta có:

    \frac{{\mathrm m}_{\mathrm{Fe}}}{{\mathrm m}_{\mathrm O}}=\frac73

    Gọi công thức oxit sắt là FexOy; lập công thức tỉ số khối lượng của Fe và O ta có:

    \frac{{\mathrm m}_{\mathrm{Fe}}}{{\mathrm m}_{\mathrm O}}=\frac{56\times\mathrm x}{16\times\mathrm y}=\frac73

    Rút ra: 

    \frac{\mathrm x}{\mathrm y}=\frac1{1,5}=\frac23

    \Rightarrow x = 2; y = 3

    Vậy công thức hóa học của oxit sắt là Fe2O3.

  • Câu 13: Vận dụng
    Tính thể tích khí oxi cần dùng

    Tính thể tích khí oxi cần thiết để đốt cháy hoàn toàn khí metan CH4 có trong 2 m3 khí chứa 2% tạp chất không cháy. Các thể tích đó được đo ở đktc.

    Hướng dẫn:

     Ta có: 2 m3 = 2000 dm3 = 1000 lít

    Trong 2 m3 khí có chứa 2% tạp chất nên lượng khí CH4 nguyên chất là:

    VCH4 = 2000.(100%-2%) = 1960 (lít)

    \Rightarrow{\mathrm n}_{{\mathrm{CH}}_4}=\frac{1960}{22,4}=87,5\;(\mathrm{mol})

    Phương trình phản ứng:

    CH4 + 2O2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} CO2 + 2H2O

    Từ phương trình ta có:

    nO2 = 2nCH4 = 2.87,5 = 175 mol

    ⇒ VO2 = 175.22,4 = 3920 lít

  • Câu 14: Nhận biết
    Ứng dụng của oxi

    Ứng dụng nào sau đây không phải của khí oxi?

    1. Cung cấp oxi cho bệnh nhân khó thở.
    2. Đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.
    3. Dập tắt các đám cháy.
    4. Đốt nhiên liệu cho tên lửa và tàu vũ trụ.
    Đáp án là:

    Ứng dụng nào sau đây không phải của khí oxi?

    1. Cung cấp oxi cho bệnh nhân khó thở.
    2. Đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.
    3. Dập tắt các đám cháy.
    4. Đốt nhiên liệu cho tên lửa và tàu vũ trụ.

     Oxi có khả năng duy trì sự cháy, càng nhiều oxi sự cháy càng tiếp diễn lâu hơn.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Quá trình không làm giảm lượng oxi trong không khí

    Quá trình nào dưới đây không làm giảm lượng oxi trong không khí?

    Hướng dẫn:

    Quá trình không làm giảm lượng oxi trong không khí là: Sự quang hợp của cây xanh.

    Vì sự quang hợp của cây xanh là quá trình sản sinh ra khí oxi

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (27%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 296 lượt xem
Sắp xếp theo