Luyện tập Pha chế dung dịch

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 10 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 10 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Tính khối lượng chất tan

    Khối lượng chất tan cần thiết để pha chế được 294 g dung dịch H2SO4 5% là

    1. 14,7 g.
    2. 19,6 g.
    3. 9,5 g.
    4. 20,5 g.
    Đáp án là:

    Khối lượng chất tan cần thiết để pha chế được 294 g dung dịch H2SO4 5% là

    1. 14,7 g.
    2. 19,6 g.
    3. 9,5 g.
    4. 20,5 g.

     Áp dụng công thức ta có:

    {\mathrm m}_{\mathrm{ct}}=\frac{\mathrm C\%.{\mathrm m}_{\mathrm{dd}}}{100\%}=\frac{5\%.294}{100\%}=14,7\%

  • Câu 2: Vận dụng cao
    Tính m1, m2

    Cho m1 gam dung dịch KNO3 5% vào m2 gam dung dịch KNO3 17% thu được 360 gam dung dịch KNO3 9%. Tính giá trị m1, m2

    Hướng dẫn:

     Khối lượng chất tan trong dung dịch KNO3 5% là: 

    {\mathrm m}_{{\mathrm{KNO}}_3\;(1)}\;=\;\frac{{\mathrm m}_1.5\%}{100\%}=0,05\mathrm m

    Khối lượng chất tan trong dung dịch KNO3 17% là: 

    {\mathrm m}_{{\mathrm{KNO}}_3\;(2)}\;=\;\frac{{\mathrm m}_2.17\%}{100\%}=0,17\mathrm m

    Tổng khối lượng chất tan là:

    mKNO3 = mKNO3 (1) + mKNO3 (2) = 0,05.m1 + 0,17.m2

    Mặt khác, 360 gam dung dịch KNO3 9% chứa số gam chất tan là:

    \frac{360.9\%}{100\%}=32,4\;(\mathrm{gam})

    \Rightarrow 0,05.m1 + 0,17.m2 = 32,4                       (1)

    Khối lượng dung dịch KNO3 thu được là:

    mdd = mdd (1) + mdd (2) = m1 + m2 = 360     (2)

    Từ (1) và (2) ta có hệ:

    \left\{\begin{array}{l}0,05{\mathrm m}_1\;+\;0,17{\mathrm m}_2\;=32,4\\{\mathrm m}_1\;+\;{\mathrm m}_2\;=\;360\end{array}\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}{\mathrm m}_1\;=240\\{\mathrm m}_2=\;120\end{array}ight.ight.

  • Câu 3: Vận dụng
    Tính khối lượng NaOH cần thêm

    Có 60 g dung dịch NaOH 30%. Khối lượng NaOH cần cho thêm vào dung dịch trên để được dung dịch 44% là:

    Hướng dẫn:

     Khối lượng NaOH có chứa trong 60 gam dung dịch 30% là:

    {\mathrm m}_{\mathrm{ct}}=\frac{\mathrm C\%.{\mathrm m}_{\mathrm{dd}}}{100\%}=\frac{30\%.60}{100\%}=18\;(\mathrm{gam})

    Gọi khối lượng NaOH thêm vào là a (gam), ta có:

    Khối lượng chất tan trong dung dịch sau là: mct = 18 + a

    Khối lượng dung dịch sau là: mdd = 60 + a

    \Rightarrow Nồng độ phần trăm của dd sau pha là:

    \mathrm C\%=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{ct}}.100\%}{{\mathrm m}_{\mathrm{dd}}}\Rightarrow\frac{18+\mathrm a}{60+\mathrm a}.100\%=44\%\Rightarrow\mathrm a\;=\;15\;\mathrm{gam}

  • Câu 4: Thông hiểu
    Tính nồng độ mol của dung dịch thu được

    Pha chế 16 g CuSO4 vào 200 ml nước thì thu được dung dịch có nồng độ mol là

    Hướng dẫn:

     {\mathrm n}_{{\mathrm{CuSO}}_4}=\frac{16}{160}=0,1\;(\mathrm{mol})

    Dung dịch thu được có nồng độ là:

    {\mathrm C}_{\mathrm M}=\frac{\mathrm n}{\mathrm V}=\frac{0,1}{0,2}=0,5\mathrm M

  • Câu 5: Nhận biết
    Tính nồng độ mol của dung dịch KOH

    Để tính nồng độ mol của dung dịch KOH, người ta làm thế nào?

  • Câu 6: Nhận biết
    Tính nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4

    Để tính nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4, người ta làm thế nào?

  • Câu 7: Thông hiểu
    Pha chế dung dịch NaCl 15%

    Bằng cách nào sau đây có thể pha chế được dung dịch NaCl 15%?

    Hướng dẫn:
    • Hoà tan 30 g NaCl vào 170 g H2O:

    \mathrm C\%=\frac{30}{30+170}.100\%\;=\;15\%

    • Hoà tan 15 g NaCl vào 190 g H2O:

    \mathrm C\%=\frac{15}{15+190}.100\%\;=7,31\%

    • Hoà tan 15 g NaCl vào 90 g H2O:

    \mathrm C\%=\frac{15}{15+90}.100\%=14,29\%

    • Hoà tan 30 g NaCl vào 100 g H2O:

    \mathrm C\%=\frac{30}{30+100}.100\%=23,07\%

  • Câu 8: Vận dụng
    Tính khối lượng CuCl2 cần lấy

    Muốn pha 400 ml dung dịch CuCl2 0,2M thì khối lượng CuCl2 cần lấy là

    Hướng dẫn:

    nCuCl2 = CM.V = 0,2.0,4 = 0,08 (mol)

    \Rightarrow Khối lượng CuCl2 cần lấy là:

    mCuCl2 = 0,08.135 = 10,8 gam

  • Câu 9: Nhận biết
    Sự thay đổi của số mol chất tan

    Khi pha loãng một dung dịch A bằng nước cất, số mol chất tan có trong dung dịch A sẽ

    Hướng dẫn:

     Khi pha loãng một dung dịch A bằng nước cất, số mol chất tan có trong dung dịch A sẽ không thay đổi.

  • Câu 10: Vận dụng
    Tính nồng độ mol của dung dịch sau khi trộn

    Trộn 2 lít dung dịch HCl 1,5M với 4 lít dung dịch HCl 3M. Nồng độ mol của dung dịch HCl sau khi trộn là

    1. 2,5M.
    2. 2,0M.
    3. 2,75M.
    4. 2,25M.
    Đáp án là:

    Trộn 2 lít dung dịch HCl 1,5M với 4 lít dung dịch HCl 3M. Nồng độ mol của dung dịch HCl sau khi trộn là

    1. 2,5M.
    2. 2,0M.
    3. 2,75M.
    4. 2,25M.

    Số mol chất tan trong dung dịch HCl 1,5M là:

    n1 = 2.1,5 = 3 (mol)

    Số mol chất tan trong dung dịch HCl 3M là:

    n2 = 4.3 = 12 (mol)

    Nồng độ mol của dung dịch sau khi trộn là:

    {\mathrm C}_{\mathrm M}=\frac{\mathrm n}{\mathrm V}=\frac{3+12}{2+4}=2,5\mathrm M

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 120 lượt xem
Sắp xếp theo