Chất

Bài học: Chất giới thiệu đến các em ngắn gọn, chi tiết lý thuyết. Bên cạnh là các ví dụ và bài tập có lời giải chi tiết, xây dựng dựa trên kiến thức trọng tâm chương trình hóa 8.

I. Chất có ở đâu?

1. Vật thể

  • Tất cả những gì thấy được, kể cả bản thân cơ thể mỗi chúng ta... đều là những vật thể.
  • Vật thể được phân loại thành: vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.

a. Vật thể tự nhiên: gồm có một số chất khác nhau.

Ví dụ: Khí quyển gồm có các chất khí như nitơ, khí oxi,…; trong thân cây mía gồm các chất: đường (tên hóa học là saccarozơ), nước, xenlulozơ,…; đá vôi có thành phần chính là chất canxi cacbonat.

b. Vật thể nhân tạo: được làm bằng vật liệu. Mọi vật liệu đều là các chất hay hỗn hợp một số chất.

                              

Thân cây mía                                       các mảnh đá vôi

Hình 1: Một số vật thể tự nhiên

Ví dụ: song sắt cửa sổ, chậu nhựa, nhôm, xoong nồi,…

Hóa học 8 bài 2 chất Hóa 8 bài 2 chất

Song sắt cửa sổ                                         Xoong, nồi, chảo

Hình 2: Một số vật thể nhân tạo

2. Chất có ở đâu?

  • Chất có trong tự nhiên (đường, xenlulozơ,…)
  • Chất do con người điều chế được, như: chất dẻo, cao su,…

Kết luận: Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất.

II. Tính chất của chất 

1. Mỗi chất có những tính chất nhất định

  • Tính chất vật lí: trạng thái hay thể (rắn, lỏng, khí), màu, mùi vị, tính tan hay không tan trong nước (hay trong một chất lỏng khác), nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính từ, …
  • Tính chất hóa học: là khả năng biến đổi thành chất khác. Ví dụ: khả năng phân hủy, tính cháy được,…

2. Các cách nhận biết

  • Quan sát: Quan sát kĩ một chất ta có thể nhận ra một số tính chất bề ngoài của nó.

Ví dụ: Đồng và nhôm đều có ánh kim, đồng màu đỏ, còn nhôm màu trắng.

Hóa học 8 bài 2 chất Đồng có màu đỏ hóa 8 bài 2Nhôm có màu trắng
  • Dùng dụng cụ đo: xác định nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng,...

Ví dụ: Theo kết quả đo ta biết được nhiệt sộ nóng chảy của lưu huỳnh tonc = 113oC

  • Làm thí nghiệm:

Xác định tính tan, dẫn điện, dẫn nhiệt,….

Về tính chất hóa học thì đều phải làm thí nghiệm mới biết được.

3. Lợi ích của việc hiểu biết tính chất của chất

  • Giúp phân biệt chất này với chất khác, tức nhận biết được chất

Ví dụ: Nhận biết cồn và nước đều là dung dịch trong suốt, không màu, song cồn cháy được còn nước thì không. Từ đó ta có thể phân biệt được 2 chất.

  • Biết cách sử dụng chất

Ví dụ: Chúng ta biết đến axit sunfuric đặc làm bỏng da, cháy thịt, vải… chính vì thế không để axit này dây vào người

  • Biết ứng dụng thích hợp trong đời sống và sản xuất

Ví dụ: Vàng, bạc có ánh kim, đẹp được sử dụng trong đồ trang sức; cao su là chất không thấm nước đàn hồi cao, chịu được mài mòn nên người ta sử dụng chế tạo lốp xe.

III. Chất tinh khiết

1. Hỗn hợp

Hỗn hợp là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau.

Ví dụ:

Nước trong tự nhiên (nước ngầm, ao, hồ, biển) là một hỗn hợp gồm nước và các chất khác như muối khoáng,... 

Không khí là hỗn hợp của khí oxi, nitơ và một số khí khác.

2. Chất tinh khiết

  • Chất tinh khiết là chất không có lẫn chất khác.

Ví dụ: Nước cất

  • Chất tinh khiết có những tính chất nhất định.

Ví dụ: Chỉ nước tinh khiết mới có tonc = 0oC, toS = 100oC, D = 1 g/cm3 … Với nước tự nhiên các giá trị này đều sai khác nhiều ít tùy theo các chất khác có lẫn nhiều hay ít.

3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp

Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp.

Ví dụ: Tách muối ra khỏi dung dịch muối bằng cách đun nóng dung dịch cho nước bay hơi. 

Câu trắc nghiệm mã số: 29328,29329,29330
  • 66.560 lượt xem
Sắp xếp theo