Phương trình hóa học

Bài học: Phương trình hóa học giới thiệu đến các em ngắn gọn, chi tiết lý thuyết. Bên cạnh là các ví dụ và bài tập có lời giải chi tiết, xây dựng dựa trên kiến thức trọng tâm chương trình hóa 8.

I. Lập phương trình hóa học

1. Phương trình hóa học

Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học.

Ví dụ:

Phương trình chữ của phản ứng hóa học giữa khí hiđro và khí oxi tạo ra nước như sau:

Khí hiđro + Khí oxi → Nước

  • Thay tên các chất trong phương trình chữ bằng công thức hóa học được sơ đồ của phản ứng:

H2 + O2 --\rightarrow H2O

  • Ta thấy: Số nguyên tử O bên trái nhiều hơn. Bên phải cần có hai O. Đặt hệ số 2 trước H2O ta được:

H2 + O2 --\rightarrow 2H2O

  • Số nguyên tử H bên phải lại nhiều hơn. Bên trái cần 4H. Đặt hệ số 2 trước H2 được:

2H2 + O2 --\rightarrow 2H2O

  • Như vậy ta có thể thấy số nguyên tử của mỗi nguyên tố đều đã bằng nhau.

\Rightarrow Phương trình phản ứng viết như sau:

2H2 + O2 → 2H2O

2. Các bước lập phương trình hóa học.

Xét phản ứng giữa sắt và khí clo tạo thành sắt (III) clorua. Lập phương trình hóa học.

Bước 1. Thiết lập sơ đồ phản ứng:

Fe + Cl2  --\rightarrow FeCl3

Bước 2. Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố:

Số nguyên tử Fe và Cl đều không bằng nhau, nhưng nguyên tố clo có số nguyên tử nhiều hơn. Ta phải bắt đầu từ nguyên tố này. Trước hết làm chẵn số nguyên tử Cl ở bên phải, tức đặt hệ số 2 trước FeCl3, được

Fe + Cl2 --\rightarrow 2FeCl3

Bên trái cần có 2Fe và 6Cl tức 3Cl2, các hệ số 2, 3 là thích hợp.

Bước 3. Viết phương trình hóa học:

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

Sau khi cân bằng hệ số nguyên tố, chúng ta hoàn thiện thiết lập phương trình hóa học từ sơ đồ phản ứng.

Lưu ý:

  • Không viết 6Cl trong phương trình hóa học, vì khí clo ở dạng phân tử Cl2, tức là không được thay đổi chỉ số trong những công thức hóa học đã viết đúng.

         Viết hệ số cao bằng kí hiệu, thí dụ không viết 2Fe.

  • Nếu trong công thức hóa học có các nhóm nguyên tử (nhóm OH, nhóm SO4, nhóm NO3…) thì coi cả nhóm như một đơn vị để cân bằng. Trước và sau phản ứng số lượng nhóm nguyên tử phải bằng nhau.

         Ví dụ: Ta có phương trình chữ của phản ứng như sau:

Natri hiđroxit + Sắt (III) nitrat → Sắt (III) hiđroxit + Natri nitrat

Viết sơ đồ phản ứng:

NaOH + Fe(NO3)3 --\rightarrow Fe(OH)3 + NaNO3

Số nhóm (NO3) bên trái là 3, còn bên phải là 1 nên đặt hệ số 3 trước NaNO3, sau đó đặt hệ số 3 trước NaOH để cân bằng nguyên tử Na, viết được phương trình hóa học:

3NaOH + Fe(NO3)3 → Fe(OH)3 + 3NaNO3

II. Ý nghĩa của phương trình hóa học

Phương trình hóa học cho biết:

  • Tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng. Tỉ lệ này bằng đúng tỉ lệ hệ số mỗi chất trong phương trình.

Ví dụ: Phản ứng giữa Ba và O2 xảy ra như sau:

2Ba + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2BaO

Số nguyên tử Ba : Số phân tử O2 : Số phân tử BaO = 2:1:1

Hiểu là:

  • Cứ 2 nguyên tử Ba tác dụng với 1 phân tử O2 tạo ra 2 phân tử BaO.
  • Cứ 2 nguyên tử Ba phản ứng tạo thành 2 phân tử BaO
  • Cứ 2 nguyên tử Ba phản ứng với 1 phân tử O2.
Câu trắc nghiệm mã số: 29588,29589,29590
  • 12.220 lượt xem
Sắp xếp theo