Luyện tập Nguyên tử

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Nguyên nhân nguyên tử có thể liên kết với nhau

    Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau. Tại sao?

    Hướng dẫn:

     Nguyên tử có thể liên kết với nhau nhờ có các electron.

  • Câu 2: Nhận biết
    Cấu tạo hạt nhân nguyên tử

    Hạt nhân được cấu tạo bởi

  • Câu 3: Vận dụng
    Tính bán kính nguyên tử khi phóng đại

    Electron trong nguyên tử hiđro chuyển động xung quanh hạt nhân bên trong một khối cầu có bán kính lớn hơn bán kính hạt nhân là 10000 lần. Nếu ta phóng đại hạt nhân lên thành một quả bóng có đường kính 6 cm thì bán kính khối cầu tức là bán kính nguyên tử sẽ là bao nhiêu mét?

    Hướng dẫn:

    Bán kính của hạt nhân bằng 6/2 = 3 (cm).

    \Rightarrow Bán kính của nguyên tử là:

    3 x 10000 = 30000 (cm) = 300 (m).

  • Câu 4: Nhận biết
    Điện tích của các hạt trong nguyên tử

    Trong nguyên tử hạt nào mang điện tích dương?

    Hướng dẫn:

     Trong nguyên tử:

    • Electron mang điện tích âm (-).
    • Proton mang điện tích dương.
    • nơtron không mang điện.
  • Câu 5: Nhận biết
    Sự chuyển động của electron trong nguyên tử

    Trong nguyên tử

    Hướng dẫn:

     Trong nguyên tử các electron chuyển động nhanh xung quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp có một số electron nhất định.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống

    Một học sinh nêu lên phát biểu sau:

    "Nguyên tử là hạt ...(1)... Nguyên tử được cấu tạo gồm ...(2)... các nguyên tử liên kết được với nhau là nhờ các ...(3)... ở lớp ngoài cùng"

    Dãy từ (cụm từ) nào sau đây để điền vào các chỗ trống trên là phù hợp nhất?

    Hướng dẫn:

     "Nguyên tử là hạt Vô cùng nhỏ trung hòa điện. Nguyên tử được cấu tạo gồm hạt nhân và lớp vỏ các nguyên tử liên kết được với nhau là nhờ các electron ở lớp ngoài cùng".

  • Câu 7: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Chọn đán án đúng khi nói về nguyên tử.

    Hướng dẫn:

     - Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và nơtron.

    - Trong nguyên tử, electron chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.

  • Câu 8: Vận dụng
    Tính số nơtron của nhôm

    Nguyên tử nhôm có số proton là 13. Trong nguyên tử nhôm, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Số hạt nơtron của nhôm là

    Hướng dẫn:

     Ta có:  Số p = số e = 13 

    Mặt khác, số hạt mang điện (p + e) nhiều hơn số hạt không mang điện (n) 12 hạt

    \Rightarrow (p + e) - n = 12

    \Rightarrow 26 - n = 12

    \Rightarrow n = 14

  • Câu 9: Thông hiểu
    Tính số electron trong nguyên tử

    Trong hạt nhân nguyên tử cacbon có 6 proton. Số electron trong nguyên tử cacbon là

    Hướng dẫn:

     Trong một nguyên tử: số p = số e

    \Rightarrow Trong cacbon có số p = số e = 6 

  • Câu 10: Vận dụng
    Xác định số p, số e, số lớp e và số e lớp ngoài cùng của nguyên tử

    Cho biết số p, số e, số lớp e và số e lớp ngoài cùng của nguyên tử sau:

    Hướng dẫn:

     Từ nguyên tử ta thấy:

    Số p = số e = 15. Số lớp e = 3. Số e lớp ngoài cùng = 5.

  • Câu 11: Nhận biết
    Đường kính của nguyên tử

    Đường kính của nguyên tử là

    Hướng dẫn:

    Hình dung nguyên tử như một quả cầu vô cùng bé, đường kính vào cớ 10-8 cm.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Vì sao nguyên tử trung hòa về điện

    Nguyên tử trung hòa về điện vì

    Hướng dẫn:

     Trong nguyên tử: proton mang điện tích dương (+); electron mang điện tích âm (-), nơtron không mang điện tích. 

    Mà số p = số e \Rightarrow nguyên tử trung hòa về điện.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Vì sao khối lượng nguyên tử được coi bằng khối lượng hạt nhân?

    Hướng dẫn:

     Proton và nơtron có cùng khối lượng, còn electron có khối lượng rất bé (chỉ bằng 0,0005 lần khối lượng proton), không đáng kể. Vì vậy, khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử.

  • Câu 14: Vận dụng cao
    Tính số proton trong nguyên tử A

    Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142. Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42, số hạt mang điện của B nhiều hơn A là 12. Số proton có trong nguyên tử A và B lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Gọi số proton, nơtron của A lần lượt là pA, nA.

    Gọi số proton, nơtron của B lần lượt là pB, nB.

    Nguyên tử trung hòa về điện nên eA = pA; eB = pB.

    Tổng số hạt p, n, e trong 2 nguyên tử A, B là 142 nên ta có phương trình:

    pA + eA + nA + pB + eB + nB = 142

    \Rightarrow 2pA + nA + 2pB + nB = 142

    \Rightarrow2pA + 2pB + (nA + nB) = 142                 (1) 

    Trong A, B số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42 nên ta có phương trình:

    (pA + eA + pB + eB) - (nA + nB) = 42

    \Rightarrow (2pA + 2pB)  - (nA + nB) = 42               (2)

    Số hạt mang điện của B nhiều hơn A là 12 nên ta có:

    (pB + eB) - (pA + eA)= 12

    \Rightarrow pB - pA = 6                                           (3)

    Từ (1), (2), (3) ta có hệ phương trình gồm 3 ẩn: pA, pB và (nA + nB). Giải hệ ta có:

    \left\{\begin{array}{l}{\mathrm p}_{\mathrm A}=20\\{\mathrm p}_{\mathrm B}\;=26\\{\mathrm n}_{\mathrm A}\;+\;{\mathrm n}_{\mathrm B}\;=\;50\end{array}ight.

  • Câu 15: Vận dụng
    Tính số proton và nơtron của nguyên tử M

    Nguyên tử M có số nơtron nhiều hơn số proton là 1 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. số nơtron và số proton của M lần lượt là

    Hướng dẫn:

     Gọi số proton và số nơtron trong nguyên tử M lần lượt là p và n.

    Theo bài ra ta có:

    n - p = 1                                                                         (1)

    Số hạt mang điện (p + e) nhiều hơn số hạt không mang điện (n) là 10 nên:

    (p + e) - n = 10

    \Rightarrow 2p - n = 10            (do trong nguyên tử p = e)          (2)

    Từ (1) và (2) ta có:

    \left\{\begin{array}{l}\mathrm n\;=12\\\mathrm p\;=\;11\end{array}ight.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (27%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2.323 lượt xem
Sắp xếp theo