Luyện tập Biến cố hợp, biến cố giao, biến cố độc lập KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Điền đáp án vào ô trống

    Một lớp gồm 40 học sinh trong đó có 12 học sinh giỏi môn Toán và 13 học sinh giỏi môn Vật lí. Biết rằng khi chọn một học sinh giỏi môn Toán hoặc Vật lí có xác suất là \frac{1}{2} . Số học sinh giỏi cả hai môn Toán và Vật lí là 5

    Đáp án là:

    Một lớp gồm 40 học sinh trong đó có 12 học sinh giỏi môn Toán và 13 học sinh giỏi môn Vật lí. Biết rằng khi chọn một học sinh giỏi môn Toán hoặc Vật lí có xác suất là \frac{1}{2} . Số học sinh giỏi cả hai môn Toán và Vật lí là 5

    Gọi A là biến cố học sinh được chọn giỏi môn Toán, B là biến cố học sinh được chọn giỏi môn Vật lí.

    Ta có:

    A \cup B là biến cố học sinh được chọn giỏi môn Toán hoặc Vật lí

    A \cap B là biến cố học sinh được chọn giỏi cả 2 môn Toán và Vật lí

    Ta có:

    \left\{ \begin{matrix}
n(A \cup B) = 0,5.40 = 20 \\
n(A \cup B) = n(A) + n(B) - n(A.B) \\
\end{matrix} ight.

    n(A.B) = n(A) + n(B) - n(A \cup
B)

    = 12 + 13 - 20 = 5

  • Câu 2: Nhận biết
    Chọn khẳng định đúng

    Chọn ngẫu nhiên 2 học sinh trong một nhóm học sinh gồm 6 nam và 4 nữ. Gọi X là biến cố “Hai học sinh được chọn đều là nam”. Khẳng định nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Sử dụng định nghĩa biến cố đối ta được:

    \overline{X} là biến cố “Hai học sinh được chọn đều là nữ”.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Chọn kết luận đúng

    Có ba chiếc hộp đựng những tấm thẻ màu xanh và màu đỏ. Từ mỗi hộp lấy ngẫu nhiên 1 chiếc thẻ. Giả sử Q_{i} là biến cố lấy được tấm thẻ màu xanh từ hộp thứ i;i \in \left\{ 1;2;3
ight\}. Em hãy chọn đáp án đúng biểu diễn biến cố lấy được ít nhất một tấm thẻ màu đỏ dưới đây?

    Hướng dẫn:

    Biểu diễn đúng là: \overline{Q_{1}} \cup
\overline{Q_{2}} \cup \overline{Q_{3}}

  • Câu 4: Thông hiểu
    Tính số phần tử của biến cố B

    Trên giá sách có 3 quyển sách giáo khoa và 4 quyển sách tham khảo. Gọi B là biến cố “Hai quyển sách cùng loại nằm cạnh nhau”. Tính số phần tử của biến cố B?

    Hướng dẫn:

    Ta có: n(\Omega) = 7! = 5040

    Biến cố B là hai quyển sách cùng loại nằm cạnh nhau

    \Rightarrow \overline{B} là biến cố các quyển sách không cùng loại nằm cạnh nhau.

    Do số sách tham khảo có số lượng nhiều hơn sách giáo khoa nên để các quyển sách cùng loại không nằm cạnh nhau thì ta cần sắp xếp sách tham khảo ở các vị trí 1; 3; 5; 7 và các quyển sách kháo khoa nằm ở vị trí 2; 4; 6.

    \Rightarrow n\left( \overline{B} ight)
= 3!.4! = 144

    \Rightarrow n(B) = n(\Omega) - n\left(
\overline{B} ight) = 5040 - 144 = 4896

  • Câu 5: Thông hiểu
    Biểu diễn biến cố theo yêu cầu bài toán

    Giáo viên trong lớp chuẩn bị 3 chiếc hộp:

    Hộp 1 chứa 3 quả cầu đỏ và 5 quả cầu trắng.

    Hộp 2 chứa 2 quả cầu đỏ và 2 quả cầu vàng.

    Hộp 3 chứa 2 quả cầu đỏ và 3 quả cầu xanh.

    Lấy ngẫu nhiên một hộp rồi lấy một quả cầu trong hộp đó. Gọi X_{1} là biến cố lấy được hộp 1, X_{2} là biến cố lấy được hộp 2, X_{3} là biến cố lấy được hộp 3. Khi đó biến cố lấy ngẫu nhiên một hộp rồi lấy được một quả màu đỏ trong hộp đó biểu diễn như thế nào?

    Hướng dẫn:

    Lấy ngẫu nhiên một hộp trong hộp đó lấy ngẫu nhiên 1 quả cầu được quả màu đỏ thì hoặc là lấy được quả đỏ từ hộp 1 hoặc là lấy được quả đỏ từ hộp 2 hoặc lấy được quả đỏ từ hộp 3. Do đó ta biểu diễn biến cố cần tìm như sau:

    \left( X \cap X_{1} ight) \cup \left(
X \cap X_{2} ight) \cup \left( X \cap X_{3} ight)

  • Câu 6: Nhận biết
    Xác định biến cố hợp

    Gieo một đồng xu cân đối và đồng chất liên tiếp ba lần. Gọi X là biến cố “Ba lần liên tiếp kết quả như nhau” và Y là biến cố “Có ít nhất hai mặt sấp xuất hiện liên tiếp”. Chọn khẳng định đúng?

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    X = \left\{ SSS;NNN
ight\}

    Y = \left\{ SSS;SSN;NNN
ight\}

    \Rightarrow X \cup Y = \left\{
SSS;SSN;NSS;NNN ight\}

  • Câu 7: Vận dụng
    Tính số phần tử của biến cố đối

    Gieo 3 lần đồng thời một con xúc xắc và một đồng xu. Ta có P là biến cố trong ba lượt gieo có ít nhất một lần kết quả con xúc xắc xuất hiện mặt 1 chấm và đồng xu xuất hiện mặt sấp. Tính số phần tử của biến cố đối của biến cố P?

    Hướng dẫn:

    Xét phép thử gieo ba lần một con xúc xắc và một đồng xu với không gian mẫu \Omega có số phần tử là n(\Omega) = (6.2)^{3} = 1728

    Xét biến cố P trong ba lượt gieo có ít nhất một lần kết quả con xúc xắc xuất hiện mặt 1 chấm và đồng xu xuất hiện mặt sấp.

    TH1: trong cả ba lần gieo đều được kết quả: con súc sắc xuất hiện mặt 1 chấm và đồng xu xuất hiện mặt sấp. Có 1 khả năng xảy ra.

    TH2: trong ba lần gieo có đúng 2 lần gieo con súc sắc xuất hiện mặt 1 chấm và đồng tiền xu xuất hiện mặt sấp. Có C_{3}^{2}.1.1.(12 - 1) = 33 khả năng.

    TH3: trong ba lần gieo có đúng 1 lần gieo con súc sắc xuất hiện mặt 1 chấm và đồng tiền xu xuất hiện mặt sấp. Có C_{3}^{1}.1.(12 - 1)(12 - 1) = 3.11.11 =
363 khả năng.

    \Rightarrow n(P) = 1 + 33 + 363 =
397

    \Rightarrow n\left( \overline{P} ight)
= 1728 - 397 = 1331

  • Câu 8: Nhận biết
    Tìm biến cố đối của biến cố D

    Gieo ngẫu nhiên một đồng tiền xu ba lần liên tiếp. Gọi D là biến cố có ít nhất hai lần gieo xuất hiện mặt sấp. Tìm biến cố đối của biến cố D?

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    \Omega = \left\{
SSS;SSN;SNS;NSS;SNN;NSN;NNS;NNN ight\}

    Biến cố \overline{D} là biến cố có đúng một lần xuất hiện mặt sấp hoặc không có lần nào xuất hiện mặt sấp.

    \Rightarrow \overline{D} = \left\{
SNN;NSN;NNS;NNN ight\}

  • Câu 9: Vận dụng
    Tính số phần tử của biến cố H

    Gọi P là tập hợp các số tự nhiên có 5 chữ số khác nhau được tạo thành từ các phần tử của tập A = \left\{ 0;1;2;3;4;5;6
ight\}. Chọn ngẫu nhiên một số từ tập P. Tính số phần tử của biến cố H “chọn được số tự nhiên chia hết cho 15”.

    Hướng dẫn:

    Ta có H là biến cố số tự nhiên được chọn chia hết cho 15.

    Số tự nhiên có 5 chữ số khác nhau và chia hết cho 15 được tạo thành từ tập A có dạng \overline{abcde}

    Ta có: \left\{ \begin{matrix}
15 = 3.5 \\
(3,5) = 1 \\
\end{matrix} ight. do đó \overline{abcde} \vdots 15 \Leftrightarrow \left\{
\begin{matrix}
\overline{abcde} \vdots 5 \\
\overline{abcde} \vdots 3 \\
\end{matrix} ight. suy ra (a +
b + c + d) \vdots 3 khi và chỉ khi

    TH1: e = 1 khi đó \overline{abcde} \vdots 3 \Rightarrow (a + b + c +
d) \vdots 3 khi và chỉ khi \left\lbrack \begin{matrix}
a;b;c;d \in \left\{ 1;2;3;6 ight\} \\
a;b;c;d \in \left\{ 1;2;4;5 ight\} \\
a;b;c;d \in \left\{ 1;3;5;6 ight\} \\
a;b;c;d \in \left\{ 2;3;5;6 ight\} \\
a;b;c;d \in \left\{ 3;4;5;6 ight\} \\
\end{matrix} ight.

    Vậy trong trường hợp này có 5.4! = 120 số tự nhiên

    TH2: e = 5 khi đó \overline{abcde} \vdots 3 \Rightarrow (a + b + c +
d + 5) \vdots 3

    \Rightarrow (a + b + c + d) \vdots
3 dư 1 khi và chỉ khi \left\lbrack
\begin{matrix}
a;b;c;d \in \left\{ 0;1;2;4 ight\} \\
a;b;c;d \in \left\{ 0;1;3;6 ight\} \\
a;b;c;d \in \left\{ 0;3;4;6 ight\} \\
a;b;c;d \in \left\{ 1;2;3;4 ight\} \\
a;b;c;d \in \left\{ 1;2;4;6 ight\} \\
\end{matrix} ight.

    Vậy trong trường hợp này có 3.3.3.2.1 + 2.4! = 102 số tự nhiên

    Do đó n(H) = 120 + 102 = 222

  • Câu 10: Thông hiểu
    Tính số phần tử của biến cố B

    Ma trận đề kiểm tra 15 phút môn Toán của lớp 11A gồm 10 câu trắc nghiệm. Mỗi câu trắc nghiệm gồm 4 đáp án và chỉ có duy nhất 1 đáp án đúng. Mỗi câu trả lời đúng học sinh được 1 điểm. Hùng không ôn tập trước khi kiểm tra nên khi làm bài đã chọn ngẫu nhiên 1 đáp án. Gọi B là biến cố Hùng thi được ít nhất 8 điểm. Tính số phần tử của biến cố B?

    Hướng dẫn:

    Trường hợp 1: Hùng thi được 8 điểm, tức là Hùng trả lời 8 câu đúng, 2 câu sai.

    Trong 10 câu số khả năng của 2 câu mà học sinh trả lời sai là C_{10}^{2}

    Mỗi câu trả lời đúng học sinh có 1 cách chọn được đáp án đúng

    Mỗi câu trả lời sai học sinh có 3 cách chọn được đáp án sai

    Vậy trường hợp này số khả năng xảy ra là C_{10}^{2}.1^{8}.3^{2}.

    Trường hợp 2: Hùng thi được 9 điểm, tức là Hùng trả lời 9 câu đúng, 1 câu sai.

    Trong 10 câu số khả năng của 1 câu mà học sinh trả lời sai là C_{10}^{1}

    Mỗi câu trả lời đúng học sinh có 1 cách chọn được đáp án đúng

    Mỗi câu trả lời sai học sinh có 3 cách chọn được đáp án sai

    Vậy trường hợp này số khả năng xảy ra là C_{9}^{1}.1^{9}.3^{1}.

    Trường hợp 3: Hùng thi được 10 điểm, tức là Hùng trả lời 10 câu đúng, 0 câu sai.

    Trường hợp này có 1 khả năng xảy ra.

    Vậy số phần tử của biến cố B là:

    n(B) = C_{10}^{2}.1^{8}.3^{2} +
C_{9}^{1}.1^{9}.3^{1} + 1 = 436

  • Câu 11: Thông hiểu
    Tính số kết quả thuận lợi của biến cố

    Một hộp chứa 3 viên bi đen khác nhau, 4 viên bi đỏ khác nhau và 5 viên bi xanh khác nhau. Gọi A là biến cố “Sắp xếp các viên bi thành một dãy sao cho các viên bi cùng màu nằm cạnh nhau”. Các kết quả thuận lợi của biến cố A là:

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    Số cách sắp xếp 3 viên bi đen thành một dãy bằng 3!

    Số cách sắp xếp 3 viên bi đỏ thành một dãy bằng 4!

    Số cách sắp xếp 3 viên bi xanh thành một dãy bằng 5!

    Số cách sắp xếp 3 viên bi nhóm thành một dãy bằng 3!

    Vậy số phần tử của tập hợp A là: n(A) =
3!.4!.5!.3! = 103680

  • Câu 12: Nhận biết
    Tính số phần tử không gian mẫu

    Ma trận đề kiểm tra 15 phút môn Toán của lớp 11A gồm 10 câu trắc nghiệm. Mỗi câu trắc nghiệm gồm 4 đáp án và chỉ có duy nhất 1 đáp án đúng. Mỗi câu trả lời đúng học sinh được 1 điểm. Hùng không ôn tập trước khi kiểm tra nên khi làm bài đã chọn ngẫu nhiên 1 đáp án. Tính số phần tử không gian mẫu?

    Hướng dẫn:

    Với câu hỏi 1, học sinh có 4 cách chọn đáp án A; B; C; hoặc D

    Với câu hỏi 2, học sinh có 4 cách chọn đáp án A; B; C; hoặc D

    Với câu hỏi 3, học sinh có 4 cách chọn đáp án A; B; C; hoặc D

    Với câu hỏi 10, học sinh có 4 cách chọn đáp án A; B; C; hoặc D

    Theo quy tắc nhân có: n\left( \Omega  ight) = \underbrace {4.4......4}_{10} = {4^{10}}

  • Câu 13: Thông hiểu
    Chọn đáp án chính xác

    Quản lí xưởng kiểm tra 4 sản phẩm trong kho gồm hai loại là đạt và không đạt. Gọi N_{k} là biến cố sản phẩm được kiểm tra lần thứ k thuộc loại không đạt, k \in \left\{ 1;2;3;4 ight\}. Mô tả nào sau đây mô tả đúng biến cố chỉ có một sản phẩm thuộc loại đạt qua các N_{k}?

    Hướng dẫn:

    Mô tả đúng là:

    N_{1}N_{2}N_{3}\overline{N_{4}} +
N_{1}N_{2}\overline{N_{3}}N_{4} + N_{1}\overline{N_{2}}N_{3}N_{4} +
\overline{N_{1}}N_{2}N_{3}N_{4}

  • Câu 14: Nhận biết
    Xác định cặp biến cố không đối nhau

    Một phép thử có không gian mẫu là: \Omega = \left\{ 1;2;3;4;5;6 ight\}. Cặp biến cố nào sau đây không đối nhau?

    Hướng dẫn:

    Cặp biến cố không đối nhau là: E =
\left\{ 1;4;6 ight\},F = \left\{ 2;3 ight\}\left\{ \begin{matrix}
E \cap F = \varnothing \\
E \cup F eq \Omega \\
\end{matrix} ight.

  • Câu 15: Nhận biết
    Mô tả không gian mẫu

    Tung một đồng xu hai lần liên tiếp. Tập hợp không gian mẫu là:

    Hướng dẫn:

    Không gian mẫu là: \Omega = \left\{
SS;SN;NS;NN ight\}.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (40%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 3 lượt xem
Sắp xếp theo