Luyện tập Công thức cộng xác suất KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng cao
    Điền kết quả vào chỗ trống

    Lấy ngẫu nhiên 3 viên bi từ hộp chứa 5 viên bi đỏ, 3 viên bi xanh và x viên bi vàng. Tính xác suất để trong 3 viên bi lấy được có nhiều nhất 2 viên bi đỏ. Biết xác suất để trong 3 viên bi lấy được đủ ba màu là \frac{45}{182} ?

    Kết quả: 177/182

    (Kết quả ghi dưới dạng phân số tối giản a/b)

    Đáp án là:

    Lấy ngẫu nhiên 3 viên bi từ hộp chứa 5 viên bi đỏ, 3 viên bi xanh và x viên bi vàng. Tính xác suất để trong 3 viên bi lấy được có nhiều nhất 2 viên bi đỏ. Biết xác suất để trong 3 viên bi lấy được đủ ba màu là \frac{45}{182} ?

    Kết quả: 177/182

    (Kết quả ghi dưới dạng phân số tối giản a/b)

    Theo bài ra ta có tổng số viên bi trong hộp là x + 8;\left( x \in \mathbb{N}^{*}
ight)

    Láy ngẫu nhiên 3 viên bi từ hộp. Số kết quả có thể xảy ra là n(\Omega) = C_{x + 8}^{3}

    Gọi A là biến cố 3 viên bi lấy được có đủ 3 màu. Số kết quả thuận lợi cho biến cố A là: n(A) =
C_{5}^{1}.C_{3}^{1}.C_{x}^{1} = 15x

    => Xác suất lấy được 3 viên bi có đủ 3 màu là:

    P(A) = \frac{45}{182}

    \Leftrightarrow \frac{15x}{C_{x +
8}^{3}} = \frac{45}{182}

    \Leftrightarrow \frac{90x}{(x + 6)(x +
7)(x + 8)} = \frac{45}{182}

    \Leftrightarrow x^{3} + 21x^{2} - 218x +
336 = 0

    \Leftrightarrow x = 6(tm)

    Do đó trong hộp có 14 viên bi và n(\Omega) = C_{14}^{3}

    Gọi B là biến cố 3 viên bi lấy được có nhiều nhất hai viên bi đỏ

    Suy ra \overline{B} là biến cố 3 viên bi lấy được đều là bi đỏ.

    Số kết quả thuận lợi cho \overline{B} là: n\left( \overline{B} ight) =
C_{5}^{3}

    Khi đó xác suất P để trong 3 viên bi lấy được nhiều nhất 2 viên bi đỏ là:

    P = P(B) = 1 - P\left( \overline{B}
ight)

    = 1 - \frac{n\left( \overline{B}
ight)}{n(\Omega)} = 1 - \frac{C_{5}^{3}}{C_{14}^{3}} =
\frac{177}{182}

  • Câu 2: Nhận biết
    Tìm khẳng định đúng

    Thực hiện tung ngẫu nhiên một con xúc xắc một lần. Biết H là biến cố mặt xuất hiện có số chấm chẵn, K là biến cố mặt xuất hiện có số chấm lẻ. Khẳng định nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    \left\{ \begin{matrix}H \cap K = \varnothing \\H \cup K = \Omega \\\end{matrix} ight. nên hai biến cố H và K là hai biến cố đối nhau.

  • Câu 3: Nhận biết
    Chọn khẳng định đúng

    Giả sử hai biến cố A;B là hai biến cố xung khắc. Công thức nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Vì hai biến cố A và B là hai biến cố xung khắc nên theo công thức cộng xác suất ta có: P(A \cup B) = P(A) +
P(B).

  • Câu 4: Vận dụng
    Tính xác suất tuyển thủ B thắng chung cuộc

    Hai tuyển thủ A và B đấu với nhau trong một trận bóng bàn với quy tắc người thắng trước 3 hiệp sẽ chiến thắng chung cuộc. Tính xác suất tuyển thủ B thắng chung cuộc, biết xác suất tuyển thủ B chiến thắng mỗi hiệp là 0,4?

    Hướng dẫn:

    Gọi số hiệp hai tuyển thủ thi đấu là x;\left( {x \in {\mathbb{N}^*}} ight)

    Để tuyển thủ B chiến thắng chung cuộc thì tuyển thủ B phải thắng 3 trận trước, do đó 3 \leqslant x \leqslant 5

    Gọi H là biến cố tuyển thủ B thắng chung cuộc. Ta có các trường hợp:

    TH1: tuyển thủ B thắng sau khi thi đấu 3 hiệp đầu, khi đó xác suất của trường hợp này là:

    P_{1} = (0,4)^{3} = 0,064

    TH2: tuyển thủ B thắng sau khi thi đấu 4 hiệp, khi đó xác suất của trường hợp này là:

    P_{2} = 3.0,6.(0,4)^{3} =
0,1152

    TH3: tuyển thủ B thắng sau khi thi đấu 5 hiệp, khi đó xác suất của trường hợp này là:

    P_{3} = C_{4}^{2}.(0,6)^{2}.(0,4)^{3} =
0,13824

    Vậy xác suất để tuyển thủ B thắng chung cuộc là

    P = P_{1} + P_{2} + P_{3} = 0,064 +
0,1152 + 0,13824 = 0,31744

  • Câu 5: Thông hiểu
    Tính xác suất biến cố A

    Cho hai hộp đựng các viên bi nhiều màu:

    Hộp 1 có 4 viên bi trắng, 5 viên bi đỏ và 6 viên bi xanh.

    Hộp 2 chứa 7 viên bi trắng, 6 viên bi đỏ và 5 viên bi xanh.

    Lấy ngẫu nhiên mỗi hộp 1 viên bi. Gọi A là biến cố “Hai viên bi lấy ra cùng màu”. Tính P(A)?

    Hướng dẫn:

    Giả sử A_{1} là biến cố hai viên bi lấy được cùng màu trắng

    Khi đó P\left( A_{1} ight) =
\frac{4}{15}.\frac{7}{18}

    A_{2} là biến cố hai viên bi lấy được cùng màu đỏ

    Khi đó P\left( A_{2} ight) =
\frac{5}{15}.\frac{6}{18}

    A_{3} là biến cố hai viên bi lấy được cùng màu xanh

    Khi đó P\left( A_{3} ight) =
\frac{6}{15}.\frac{5}{18}

    \Rightarrow P(A) = P\left( A_{1} ight)
+ P\left( A_{2} ight) + P\left( A_{3} ight) =
\frac{44}{135}

  • Câu 6: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Trong thùng bóng đèn có 5 bóng đèn loại I và 7 bóng đèn loại II, các bóng đèn khác nhau cả về hình dáng và màu sắc. Lấy ra lần lượt 5 bóng đèn. Giả sử biến cố A_{k} là biến cố lấy được bóng đèn loại I lần thứ k. Mô tả biến cố lấy được 4 bóng đèn loại I theo các biến cố A_{k}.

    Hướng dẫn:

    Vì lấy được 4 bóng loại I nên trong 5 lượt lấy có một lần lấy được bóng loại II. Từ giả thiết suy ra \overline{A_{k}} là biến cố lần thứ k lấy được bóng đèn loại II. Do đó ta có:

    A =A_{1}.A_{2}.A_{3}.A_{4}.\overline{A_{5}}\cup A_{1}.\overline{A_{2}}.A_{3}.A_{4}.A_{5}\cup A_{1}.A_{2}.\overline{A_{3}}.A_{4}.A_{4} \cup A_{1}.A_{2}.A_{3}.\overline{A_{4}}.A_{5}

  • Câu 7: Nhận biết
    Tìm các biến cố xung khắc

    Gieo đồng thười hai con xúc xắc cân đối và đồng chất. Xét biến cố sau:

    M: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn hoặc bằng 7”.

    N: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc nhỏ hơn hoặc bằng 4”.

    T: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là số nguyên tố”.

    Hai biến cố nào xung khắc với nhau?

    Hướng dẫn:

    Cặp biến cố M và N là xung khắc vì M, N không đồng thời xảy ra.

    Cặp biến cố M, T không xung khắc vì nếu tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 7 thì cả M, T xảy ra.

    Cặp biến cố N, T không xung khắc vì nếu tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 3 thì cả N, T đều xảy ra.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Tính xác suất của biến cố

    Một hộp chứa 10 quả cầu xanh và 5 quả cầu đỏ. Lấy ngẫu nhiên 5 quả cầu trong hộp. Tính xác suất của biến cố lấy được 5 quả cầu có đủ hai màu.

    Hướng dẫn:

    Số phần tử không gian mẫu là:

    n(\Omega) = C_{15}^{5} =
3003

    Gọi biến cố A lấy được 5 quả cầu có đủ 2 màu

    => \overline{A} lấy được 5 quả cầu lấy ra chỉ có 1 màu.

    TH1: Lấy ra từ hộp 5 quả cầu xanh có C_{10}^{5} = 252 cách

    TH2: Lấy ra từ hộp 5 quả cầu đỏ có C_{5}^{5} = 1 cách

    Suy ra n\left( \overline{A} ight) = 252
+ 1 = 253

    Xác suất để được 5 quả đủ 2 màu là:

    P(A) = 1 - P\left( \overline{A} ight)
= 1 - \frac{n\left( \overline{A} ight)}{n(\Omega)}

    = 1 - \frac{253}{3003} =
\frac{250}{273}

    Vậy xác suất cần tìm là \frac{250}{273}.

  • Câu 9: Nhận biết
    Tìm khẳng định đúng

    Rút ngẫu nhiên hai tấm thẻ trong chiếc hộp có 9 tấm thẻ được đánh số thứ tự từ 1 đến 9. Xét các biến cố sau:

    A: “Cả hai tấm thẻ đều mang số chẵn”.

    B “Chỉ có một tấm thẻ mang số chẵn”.

    C: “Tích hai số ghi trên hai tấm thẻ là một số chẵn”

    Khẳng định nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Biến cố C xảy ra khi và chỉ khi trong hai tấm thẻ có ít nhất 1 tấm thẻ mang số chẵn.

    Nếu cả hai tấm thẻ ghi số chẵn thì biến cố A xảy ra.

    Nếu chỉ có một tấm thử ghi số chẵn thì biến cố B xảy ra.

    Vậy biến cố C là biến cố hợp của A và B.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Chọn khẳng định đúng

    Chọn ngẫu nhiên và đồng thời hai viên bi trong hộp chứa 3 trắng và 2 bi đỏ. Ta có các biến cố sau:

    E “Hai viên bi cùng màu trắng”

    F “Hai viên bi cùng màu đỏ”

    G “Hai viên bi cùng màu”

    H “Hai viên bi khác màu”

    Khẳng định nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Ta có: \left\{ \begin{matrix}E \cap H = \varnothing \\F \cap H = \varnothing \\G \cap H = \varnothing \\\end{matrix} ight. nên biến cố H xung khắc với các biến cố E;F;G.

  • Câu 11: Vận dụng
    Tính xác suất của biến cố

    Cho sơ đồ mạch điện gồm 4 bóng đèn như hình vẽ sau:

    Biết xác suất hỏng của mỗi bóng đèn là 0,05. Tính xác suất để khi cho dòng diện chạy qua thì mạch điện sáng?

    Hướng dẫn:

    Gọi A_{i} là biến cố bóng đèn thứ i sáng với i =
\overline{1;4}

    Gọi A là biến cố có ít nhất một bóng đèn sáng

    Để không có bóng đèn nào sáng ta có các trường hợp như sau:

    TH1: Cả 4 bóng đèn cùng hỏng

    B là biến cố bốn bóng đèn bị hỏng

    Khi đó xác suất để cả 4 bóng đèn bị hỏng là: P(B) = 0,05^{4} = 0,00000625

    TH2: Cả 3 bóng đèn cùng hỏng

    C là biến cố ba bóng đèn bị hỏng

    Khi đó xác suất để có 3 bóng đèn bị hỏng là: P(C) = 4.0,05^{3}.0,95 = 0,000475

    TH3: Hai bóng đèn phía trái hoặc phía bên phải bị hỏng

    D là biến cố hai bóng đèn phía trái hoặc phía bên phải bị hỏng

    Khi đó xác suất để cả 2 bóng đèn cùng phía bị hỏng là: P(D) = 2.0,05^{2}.0,95^{2} =
0,0045125

    Vậy xác suất để có ít nhất 1 bóng đèn sáng là

    P(A) = 1 - \left\lbrack P(C) + P(B) +
P(D) ightbrack = 0,99500625

  • Câu 12: Thông hiểu
    Tính xác suất của biến cố B

    Lấy ngẫu nhiên hai viên bi trong hộp có 10 viên bi gồm 4 viên bi đỏ, 3 viên bi xanh, 2 viên bi vàng và 1 viên bi trắng. Tính xác suất của biến cố B “hai viên bi lấy ra có cùng màu”.

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    n(\Omega) = C_{10}^{2} = 45

    Gọi các biến cố

    D lấy được hai viên bi đỏ \Rightarrow
n(D) = C_{4}^{2} = 6

    E lấy được hai viên bi xanh \Rightarrow
n(E) = C_{3}^{2} = 3

    F lấy được 2 viên bi vàng \Rightarrow
n(F) = C_{2}^{2} = 1

    Ta có D, E, F là các biến cố đôi một xung khắc và B = D \cup E \cup F

    \Rightarrow P(B) = P(D) + P(E) +
P(F)

    = \frac{6}{45} + \frac{3}{45} +
\frac{1}{45} = \frac{2}{9}

  • Câu 13: Thông hiểu
    Tính xác suất để lấy được 2 bóng đèn cùng màu

    Trong một thùng giấy có chứa 8 bóng đèn màu đỏ, 12 bóng đèn màu xanh. Lấy ngẫu nhiên 2 bóng đèn trong thùng. Tính xác suất để lấy được 2 bóng đèn cùng màu?

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    n(\Omega) = C_{20}^{2} = 190

    Gọi A là biến cố lấy được hai bóng đèn cùng màu.

    A1 là biến cố lấy được hai bóng đèn màu đỏ. \Rightarrow n\left( A_{1} ight) =
C_{8}^{2}

    A2 là biến cố lấy được hai bóng đèn màu xanh \Rightarrow n\left( A_{1} ight) =
C_{12}^{2}

    Do A1, A2 là hai biến cố xung khắc nên theo quy tắc cộng xác suất ta có:

    P(A) = P\left( A_{1} ight) + P\left(
A_{2} ight) = \frac{C_{8}^{2}}{C_{20}^{2}} +
\frac{C_{12}^{2}}{C_{20}^{2}} = \frac{47}{95}

  • Câu 14: Nhận biết
    Tìm biến cố xung khắc của biến cố C

    Viết ngẫu nhiên 2 số tự nhiên có ba chữ số đôi một khác nhau thuộc tập hợp S = \left\{1;2;3;4;5;6;7 ight\}. Gọi C là biến cố hai số được viết đều có mặt chữ số 4. Hỏi biến cố nào sau đây là biến cố xung khắc của biến cố C?

    Hướng dẫn:

    Ta có: C là biến cố hai số được viết đều có mặt chữ số 4 thì biến cố xung khắc của C là hai số được viết không có mặt chữ số 4.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Tính xác suất biến cố C

    Rút ngẫu nhiên hai tấm thẻ trong chiếc hộp có 9 tấm thẻ được đánh số thứ tự từ 1 đến 9. Xét các biến cố sau:

    A: “Cả hai tấm thẻ đều mang số chẵn”.

    B “Chỉ có một tấm thẻ mang số chẵn”.

    C: “Tích hai số ghi trên hai tấm thẻ là một số chẵn”

    Tính xác suất của biến cố C?

    Hướng dẫn:

    Ta có hai biến cố A và B là hai biến cố xung khắc suy ra P(A \cup B) = P(A) + P(B) = P(C)

    n(\Omega) = C_{9}^{2} = 36

    Biến cố A là tập hợp tất cả các tập con có hai phần tử của tập \left\{ 2;4;6;8 ight\}

    n(A) = C_{4}^{2} = 6 \Rightarrow P(A) =
\frac{6}{36} = \frac{1}{6}

    Biến cố B được hình thành từ hai công đoạn:

    + Chọn một số chẵn từ tập \left\{ 2;4;6;8
ight\} có 4 cách

    + Chọn một số lẻ từ tập \left\{ 1;3;5;7;9
ight\} có 4 cách

    Theo quy tắc nhân tập B có 4.5 = 20 cách

    Do đó n(B) = 20 \Rightarrow P(B) =
\frac{20}{36}

    \Rightarrow P(C) = P(A) + P(B) =
\frac{1}{6} + \frac{20}{36} = \frac{13}{18}

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (47%):
    2/3
  • Vận dụng (13%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 7 lượt xem
Sắp xếp theo