Luyện tập Hai mặt phẳng vuông góc KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Chọn mệnh đề đúng

    Trong không gian cho tam giác đều SAB và hình vuông ABCD cạnh a nằm trên hai mặt phẳng vuông góc. Gọi H, K lần lượt là trung điểm của AB, CD. Gọi ϕ là góc giữa hai mặt phẳng (SAB) và (SCD). Mệnh đề nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Hình ảnh minh họa:

    Dễ dàng xác định giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (SCD) là đường thẳng d đi qua S và song song với AB.

    Trong mặt phẳng (SAB) có SH ⊥ AB => SH ⊥ d.

    Ta có: \left\{ \begin{matrix}
CD\bot HK \\
CD\bot SH \\
\end{matrix} \Rightarrow CD\bot(SHK) \Rightarrow CD\bot SK ight.

    => d ⊥ SK. Từ đó suy ra ((SAB), (SCD)) = (SH, SK) = \widehat{HSK}

    Trong tam giác vuông SHK ta có: \tan\widehat{HSK} = \frac{HK}{SH} =
\frac{2\sqrt{3}}{3}

  • Câu 2: Thông hiểu
    Chọn khẳng định đúng

    Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a. Cạnh bên SA = a\sqrt{3} và vuông góc với mặt đáy (ABC). Gọi ϕ là góc giữa hai mặt phẳng (SBC) và (ABC). Mệnh đề nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa:

    Gọi M là trung điểm của BC => AM ⊥ BC.

    Ta có:

    \left\{ \begin{matrix}
AM\bot BC \\
BC\bot SA \\
\end{matrix} \Rightarrow ight.\ BC\bot(SAM) \Rightarrow BC\bot
SM

    Do đó ((SBC),(ABC)) = (SM, AM) = \widehat{SMA}

    Tam giác ABC đều cạnh a, suy ra trung tuyến AM = \frac{a\sqrt{3}}{2}.

    Tam giác vuông SAM ta có: \sin\widehat{SMA} = \frac{SA}{SM} =
\frac{SA}{\sqrt{SA^{2} + AM^{2}}} = \frac{2\sqrt{5}}{5}

  • Câu 3: Thông hiểu
    Chọn mệnh đề đúng

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông tâm O, cạnh a, SO ⊥ (ABCD) và SO = \frac{a\sqrt{3}}{3}. Tính góc giữa hai mặt phẳng (SBC) và (ABCD).

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa:

    Gọi Q là trung điểm BC => OQ ⊥ BC.

    Ta có:

    \left\{ \begin{matrix}
BC\bot OQ \\
BC\bot SO \\
\end{matrix} ight.\  \Rightarrow BC\bot(SOQ) \Rightarrow BC\bot
SQ

    Do đó ((SBC), (ABCD)) = (SQ, OQ) = \widehat{SQO}

    Tam giác vuông SOQ ta có: \tan\widehat{SQO} = \frac{SO}{OQ} =
\sqrt{3}

    Vậy mặt phẳng (SBC) hợp với mặt đáy (ABCD) một góc 60◦

  • Câu 4: Thông hiểu
    Tìm mệnh đề sai

    Cho tam giác đều ABC cạnh a. Gọi D là điểm đối xứng với A qua BC. Trên đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (ABC) tại D lấy điểm S sao cho SD = \frac{a\sqrt{6}}{2} . Gọi I là trung điểm BC, kẻ IH vuông góc SA (H ∈ SA). Khẳng định nào sau đây sai?

    Hướng dẫn:

    Từ giả thiết suy ra ABDC là hình thoi nên BC ⊥ AD.

    Ta có:

    BC ⊥ AD và BC ⊥ SD

    => BC ⊥ (SAD)

    => BC ⊥ SA.

    Lại có theo giả thiết IH ⊥ SA => SA ⊥ (HCB) => SA ⊥ BH

    Tính được: \left\{ \begin{matrix}AI = \dfrac{a\sqrt{3}}{2};AD = 2AI = a\sqrt{3} \\SA = \sqrt{AD^{2} + SD^{2}} = \dfrac{3a\sqrt{2}}{2} \\\end{matrix} ight.

    Ta có:

    \begin{matrix}\Delta AHI\sim\Delta ADS \Rightarrow \dfrac{IH}{SD} = \dfrac{AI}{AS} \\\Rightarrow IH = \dfrac{SD.AI}{AS} = \dfrac{a}{2} = \dfrac{BC}{2} \\\end{matrix}

    => Tam giác HBC có trung tuyến IH bằng nửa cạnh đáy BC nên \widehat{BHC} = 90^{0} hay BH ⊥ HC.

    Từ đó suy ra (SAB) ⊥ (SAC). Dùng phương pháp loại trừ thì khẳng định “(SDB) ⊥ (SDC)” là sai.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Chọn mệnh đề sai

    Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại C, mặt bên SAC là tam giác đều và mằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Gọi I là trung điểm của SC. Mệnh đề nào sau đây sai?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa:

    Tam giác SAC đều có I là trung điểm của SC => AI ⊥ SC.

    Gọi H là trung điểm AC => SH ⊥ AC.

    Mà (SAC) ⊥ (ABC) theo giao tuyến AC => SH ⊥ (ABC) => SH ⊥ BC.

    Hơn nữa theo giả thiết tam giác ABC vuông tại C nên BC ⊥ AC.

    Từ đó suy ra BC ⊥ (SAC) => BC ⊥ AI.

    Từ đó suy ra (ABI) ⊥ (SBC).

    Dùng phương pháp loại trừ thì khẳng định “(SBC) ⊥ (SAC)” là sai

  • Câu 6: Vận dụng
    Góc giữa hai mặt phẳng (SBC) và (SCD)

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a. Cạnh bên SA vuông góc với đáy và SA = a. Góc giữa hai mặt phẳng (SBC) và (SCD) bằng:

    Hướng dẫn:

    Hình ảnh minh họa:

    Hai mặt phẳng vuông góc

    Vẽ DE ⊥ SC tại E.

    Vì các tam giác SBC và SDC là các tam giác vuông có các cạnh tương ứng bằng nhau nên BE ⊥ SC và BE = DE.

    Tam giác SBC vuông tại B và BE là đường cao nên

    \begin{matrix}\dfrac{1}{BE^{2}} = \dfrac{1}{SB^{2}} + \dfrac{1}{BC^{2}}\hfill \\= \dfrac{1}{2a^{2}} + \dfrac{1}{a^{2}} = \dfrac{3}{2a^{2}} \Rightarrow BE^{2} = \dfrac{3}{2a^{2}} \hfill\\\end{matrix}

    Khi đó \left\{ \begin{matrix}
SC\  = \ (SCD)\  \cap \ (SBC) \\
DE\bot SC,\ DE \subset (SCD) \\
BE\bot SC,\ BE \subset (SBC) \\
\end{matrix} ight.

    Vậy ((SCD), (SBC)) = (DE, BE).

    Ta có:

    \begin{matrix}\cos\widehat{DEB} = \dfrac{BE^{2} + DE^{2} - DB^{2}}{2.BE.DE} = -\dfrac{1}{2} \hfill\\\Rightarrow \widehat{DEB} = 120^{0}\hfill \\\end{matrix}

    Khi đó (DE, BE) = 60◦. Vậy ((SCD), (SBC)) = 60◦

  • Câu 7: Nhận biết
    Xác định số mặt bên vuông góc với đáy

    Cho hình chóp tứ giác S.ABCD có đáy là hình vuông và một cạnh bên vuông góc với mặt đáy. Có bao nhiêu mặt bên vuông góc với mặt đáy?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa:

    Giả sử SA ⊥ (ABCD). Khi đó có đúng 2 mặt bên vuông góc với mặt đáy là (SAB), (SAD).

  • Câu 8: Vận dụng
    Chọn khẳng định sai

    Cho hình chóp tứ giác đều có tất cả các cạnh đều bằng a. Tính cosin của góc giữa hai mặt bên không liền kề nhau.

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa:

    Hình chóp tứ diện đều S.ABCD có tất cả các cạnh đều bằng a, ta tìm góc giữa hai mặt phẳng (SAD) và (SBC).

    Gọi M, N là trung điểm các cạnh AD và BC, khi đó SM ⊥ AD và SN ⊥ BC (do các tam giác SBC; SAD là các tam giác đều).

    Vì BC // AD nên giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD) và (SBC) là đường thẳng d qua S và song song AD, BC.

    Vì SM ⊥ AD và SN ⊥ BC nên SM ⊥ d và SN ⊥ d mà SM ⊂ (SAD); SN ⊂ (SBC) góc giữa hai mặt phẳng (SAD) và (SBC) là góc \widehat{MSN}.

    Mặt bên là các tam giác đều cạnh a nên SM
= SN = \frac{a\sqrt{3}}{2}; MN = AB = a.

    Khi đó:

    \begin{matrix}\cos\widehat{MSN} = \dfrac{SM^{2} + SN^{2} - MN^{2}}{2.SM.SN} \hfill \\= \dfrac{\left( \dfrac{a\sqrt{3}}{2} ight)^{2} + \left(\dfrac{a\sqrt{3}}{2} ight)^{2} -a^{2}}{2.\dfrac{a\sqrt{3}}{2}.\dfrac{a\sqrt{3}}{2}} = \frac{1}{3} \hfill \\\end{matrix}

  • Câu 9: Vận dụng cao
    Tính sin của góc tạo bởi hai mặt phẳng

    Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ có tâm O. Gọi I là tâm của hình vuông A’B’C’D’ và điểm M thuộc đoạn OI sao cho MO = 2MI (tham khảo hình vẽ). Khi đó sin của góc tạo bởi hai mặt phẳng (MC’D’) và (MAB) bằng:

    Hướng dẫn:

    Hình ảnh minh họa:

    Do AB // C’D’ nên giao tuyến của (MAB) và (MC’D’) là đường thẳng ∆ // AB // C’D’.

    Gọi P, Q lần lượt là trung điểm của D’C’ và AB ta có:

    \left\{ \begin{matrix}
MP\bot C’D’ \\
MQ\bot AB \\
\end{matrix} ight.=> MP ⊥ ∆, MQ ⊥ ∆.

    Như vậy góc giữa (MAB) và (MC0’’) là góc giữa MP và MQ.

    Không mất tính tổng quát, ta cho cạnh hình lập phương là 6.

    Khi đó \left\{ \begin{matrix}
MP = \sqrt{IM^{2} + IP^{2}} = \sqrt{10} \\
MQ = \sqrt{34};PQ = 6\sqrt{2} \\
\end{matrix} ight.

    Áp dụng định lí cosin cho tam giác MPQ ta được:

    \cos\widehat{PMQ} = \frac{MP^{2} +
MQ^{2} - PQ^{2}}{2MP.MQ} = - \frac{14}{\sqrt{340}}

    Góc α là góc giữa hai mặt phẳng (MC’D’) và (MAB) ta có:

    \cos\alpha = \frac{14}{\sqrt{340}} =
\frac{7\sqrt{85}}{85} \Rightarrow \sin\alpha =
\frac{6\sqrt{85}}{85}

  • Câu 10: Vận dụng
    Chọn mệnh đề đúng

    Cho hình chóp đều S.ABCD có cạnh đáy bằng a\sqrt{2} và cạnh bên bằng 2a. Gọi α là góc tạo bởi hai mặt phẳng (SAC) và (SCD). Tính cos α.

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa:

    Gọi tâm của đáy là O, M là trung điểm của CD

    Trong (SOM), kẻ OH vuông góc với SM tại H

    Khi đó ta có OH ⊥ (SCD). Mà OD ⊥ (SAC).

    Do đó ((SCD), (SAC)) = (OH, OD) = \widehat{HOD} = α.

    Ta có OD = a, SO = a\sqrt{3};OM =
\frac{a\sqrt{2}}{2}

    Xét tam giác OSM vuông tại O ta có:

    \begin{matrix}\dfrac{1}{OH^{2}} = \dfrac{1}{OS^{2}} + \dfrac{1}{OM^{2}} \hfill\\\Rightarrow OH = \dfrac{a\sqrt{21}}{7} \hfill\\\end{matrix}

    Xét tam giác OHD vuông tại H ta có:

    \cos\alpha = \frac{OH}{OD} =
\frac{\sqrt{21}}{7}

  • Câu 11: Thông hiểu
    Chọn khẳng định sai

    Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông cân tại B, SA vuông góc với đáy. Gọi M là trung điểm AC. Khẳng định nào sau đây sai?

    Hướng dẫn:

    Tam giác ABC cân tại B có M là trung điểm AC

    => BM ⊥ AC.

    Ta có: \left\{ \begin{matrix}
BM\bot AC \\
BM\bot SA \\
\end{matrix} ight. (do SA ⊥ (ABC)) => BM ⊥ (SAC) => (SBM) ⊥ (SAC).

    Ta có: \left\{ \begin{matrix}
BC\bot BA \\
BC\bot SA \\
\end{matrix} ight. (do SA ⊥ (ABC)) => BC ⊥ (SAB) => (SBC) ⊥ (SAB).

    Dùng phương pháp loại trừ thì khẳng định “(SAB) ⊥ (SAC)” là sai

  • Câu 12: Nhận biết
    Tổng số mệnh đề đúng

    Cho hai mặt phẳng (P) và (Q) cắt nhau theo giao tuyến ∆. Gọi ϕ là góc giữa (P) và (Q). Có tất cả bao nhiêu mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau?

    (1) ϕ bằng góc giữa hai đường thẳng a và b cùng vuông góc với ∆.

    (2) ϕ bằng góc giữa hai đường thẳng a và b cùng vuông góc với ∆, lần lượt nằm trên (P) và (Q).

    (3) ϕ bằng góc giữa hai đường thẳng a và b đồng quy với ∆, cùng vuông góc với ∆, lần lượt nằm trên (P) và (Q).

    Hướng dẫn:

    Ta có: a và b chỉ cần lần lượt nằm trong (P), (Q) cùng vuông góc với ∆ là đủ, thêm đồng quy với ∆ càng tốt nên có tất cả 2 mệnh đề đúng.

  • Câu 13: Nhận biết
    Xác định số mệnh đề đúng

    Cho (P) và (Q) là hai mặt phẳng vuông góc với nhau và giao tuyến của chúng là đường thẳng m. Gọi a, b, c, d là các đường thẳng. Xét các mệnh đề sau:

    (1) Nếu a ⊂ (P) và a ⊥ m thì a ⊥ (Q).

    (2) Nếu b ⊥ m thì b ⊂ (P) hoặc b ⊂ (Q).

    (3) Nếu c // m thì c // (P) hoặc c // (Q).

    (4) Nếu d ⊥ m thì d ⊥ (P).

    Có bao nhiêu mệnh đề đúng trong các mệnh đề đã cho?

    Hướng dẫn:

    (1) Nếu a ⊂ (P) và a ⊥ m thì a ⊥ (Q). ---> đúng

    (2) Nếu b ⊥ m thì b ⊂ (P) hoặc b ⊂ (Q). ---> sai

    (3) Nếu c // m thì c // (P) hoặc c // (Q). ---> đúng

    (4) Nếu d ⊥ m thì d ⊥ (P). ---> sai

  • Câu 14: Nhận biết
    Xác định các mặt phẳng vuông góc

    Cho tứ diện OABC với các đường thẳng OA, OB, OC đôi một vuông góc. Bộ ba mặt phẳng vuông góc với nhau từng đôi một là

    Hướng dẫn:

    Dễ thấy rằng OA ⊥ (OBC), OB ⊥ (OCA), OC ⊥ (OAB)

    Vậy bộ ba mặt phẳng vuông góc với nhau từng đôi một là (OAB), (OBC), (OCA).

  • Câu 15: Nhận biết
    Chọn mệnh đề đúng

    Cho mặt phẳng (P) và (Q) vuông góc với nhau, đường thẳng a vuông góc với mặt phẳng (Q). Khi đó khẳng định nào là khẳng định đúng?

    Hướng dẫn:

    Cho mặt phẳng (P) và (Q) vuông góc với nhau, đường thẳng a vuông góc với mặt phẳng (Q), khi đó a nằm trên (P) hoặc song song với (P).

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (40%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 7 lượt xem
Sắp xếp theo