Phép chiếu song song Kết nối tri thức

Bộ tài liệu Lí thuyết Toán 11 Kết nối tri thức: Phép chiếu song song bao gồm định nghĩa, tính chất của phép chiếu song song và hình biểu diễn của một hình không gian. Ngoài ra có các bài tập ứng dụng có hướng dẫn chi tiết, được xây dựng dựa trên kiến thức trọng tâm chương trình Toán 11 KNTT giúp các em dễ dàng ôn tập củng cố.

1. Phép chiếu song song

Định nghĩa: Cho mặt phẳng (α) và đường thẳng ∆ cắt (α). Với mỗi điểm M trong không gian, đường thẳng đi qua M và song song hoặc trùng với ∆ sẽ cắt (α) tại điểm M’ xác định. Điểm M’ gọi là hình chiếu song song của điểm M trên mặt phẳng (α) theo phương ∆. Ta gọi (α) là mặt phẳng chiếu, phương ∆ là phương chiếu. Phép đặt mỗi điểm M với hình chiếu M’ của nó trên mặt phẳng (α) gọi là phép chiếu song song lên (α) theo phương ∆.

Hình vẽ minh họa

Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian

Chú ý: Nếu một đường thẳng có phương trùng với phương chiếu thì hình chiếu của đường thẳng đó là một điểm.

Ví dụ: Cho đoạn thẳng AB song song với mặt phẳng (P). Gọi A’, B’ lần lượt là hình chiếu song song của AB trên (P) theo phương của đường thẳng d cho trước. Chứng minh rằng A’B’ = AB. Hỏi rằng nếu hỏi ngược lại thì có đúng không?

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Phép chiếu song song Kết nối tri thức

Ta có: \left\{ \begin{gathered}
  AB//\left( P \right) \hfill \\
  A'B' = \left( {ABB'A'} \right) \cap \left( P \right) \hfill \\ 
\end{gathered}  \right.

Suy ra A'B'//AB

Ta có: AA'//BB'//d

Vậy ABB’A’ là hình bình hành. Suy ra AB = A’B’

Nếu ngược lại là sai:

Giả sử lấy điểm C trên BB’ sao cho AC = AB thì hình chiếu của AC vẫn là A’B’A’B’ = AC. Nhưng AC không song song với mặt phẳng (P).

Câu trắc nghiệm mã số: 35181,35185,35576

2. Tính chất của các phép chiếu song song

Tính chất 1: Phép chiếu song song biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng và không làm thay đổi thứ tự ba điểm đó.

Hình vẽ minh họa

Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian

Tính chất 2: Phép chiếu song song biến đường thẳng thành đường thẳng, biến tia thành tia, biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng.

Tính chất 3: Phép chiếu song song biến hai đường thẳng song song thành hai đường thẳng song song hoặc trùng nhau.

Hình vẽ minh họa

Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian

Tính chất 4: Phép chiếu song song không làm thay đổi tỉ số độ dài của hai đoạn thẳng nằm trên hai đường thẳng song song hoặc cùng nằm trên một đường thẳng.

Hình vẽ minh họa

Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian

Ví dụ: Gọi S là một điểm nằm ngoài mặt phẳng (P) chứa tam giác ABC. G là trọng tâm của tam giác SAB.

a) Tìm ảnh của G trong phép chiếu song song trên mặt phẳng (P) theo phương SC.

b) Gọi M; N; E lần lượt là trung điểm của SA; SB; SC. Tìm ảnh của MN và của tam giác MNE trong phép chiếu song song trên mặt phẳng (P) theo phương SC.

c) Tìm ảnh của tam giác MNE trong phép chiếu song song trên (P) theo phương trung tuyến SI của tam giác SAB.

Hướng dẫn giải

a) Dựa vào tỉ số trọng tâm tam giác suy ra:

Ảnh của G trong phép chiếu song song trên mặt phẳng (P) theo phương SC là trọng tâm của tam giác ABC.

b) Gọi M; N lần lượt là trung điểm của CA và CB.

Suy ra ảnh của MN và của tam giác MNE trong phép chiếu song song trên mặt phẳng (P) theo phương SC lần lượt là M; N và tam giác M’N’C

c) Từ M; N; E và các đường thẳng song song với SI cắt AB tại H K, cắt CI tại F.

Suy ra H; K; F lần lượt là trung điểm của AI; BI; CI.

Ảnh của tam giác MNE trong phép chiếu song song trên (P) theo phương trung tuyến SI là tam giác HKE.

Câu trắc nghiệm mã số: 35176,35155,35152

3. Hình biểu diễn của một hình không gian

Hình biểu diễn của một hình H trong không gian là hình chiếu song song của hình H trên một mặt phẳng theo một phương chiếu nào đó hoặc hình đồng dạng với hình chiếu đó.

a) Một tam giác bất kì bao giờ cũng có thể coi là hình biểu diễn của một tam giác tùy ý cho trước (có thể là tam giác đều, tam giác cân, tam giác vuông, …)

b) Một hình bình hành bất kì bao giờ cũng có thể coi là hình biểu diễn của một hình bình hành tùy ý cho trước (có thể là hình bình hành, hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi, . . .)

c) Một hình thang bất kì bao giờ cũng có thể coi là hình biểu diễn của một hình thang tùy ý cho trước, miễn là tỉ số độ dài hai đáy của hình biểu diễn phải bằng tỉ số độ dài hai đáy của hình đã cho.

d) Người ta thường dùng hình elip để biểu diễn hình tròn.

  • 123 lượt xem
Sắp xếp theo