Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+.
Ví dụ:
Tên acid | Công thức hóa học | Dạng tồn tại của acid trong dung dịch | |
Cation (ion dương) |
Anion (ion âm) Gốc acid |
||
Hydrochloric acid | HCl | H+ | Cl- |
Nitric acid | HNO3 | H+ | NO3- |
Sulfuric acid | H2SO4 | H+ | SO42- |
Acid thường tan được trong nước, dung dịch acid làm đổi màu giấy quỳ từ tím sang đỏ.
Khi dung dịch acid phản ứng với một số kim loại như magnesium, sắt (iron), kẽm (zinc), … nguyên tử hydrogen của acid được thay thế bằng nguyên tử kim loại để tạo thành muối và giải phóng ra khí hydrogen.
Ví dụ 1: Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng
Mg + | H2SO4 | → MgSO4 | +H2 |
Magnesium | Sulfuric acid | Magnesium sulfate | Hydrogen |
Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng
Ví dụ 2:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.
Sulfuric acid (H2SO4) là chất lỏng không màu, không bay hơi, sánh như dầu ăn, nặng gần gấp hai lần nước. Sulfuric acid tan vô hạn trong nước và toả rất nhiều nhiệt.
Lưu ý: Tuyệt đối không tự ý pha loãng dung dịch sulfuric acid đặc.
Sulfuric acid là một trong các hoá chất được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp và là hoá chất được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới.
Một số ứng dụng Sulfuric acid
Dung dịch hydrochloric acid (HCl) là chất lỏng không màu.
Hydrochloric acid được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp.
Hydrochloric acid có trong dạ dày, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hoá như: thúc đẩy quá trình tiêu hoá thức ăn; kích thích ruột non và tuỵ sản xuất ra các enzyme tiêu hoá để phân giải chất béo, protein,…; tiêu diệt các vi khuẩn có hại từ bên ngoài đi vào dạ dày;… Khi nồng độ acid trong dạ dày lớn hơn hoặc nhỏ hơn quá mức cần thiết gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá của dạ dày nói riêng và sức khoẻ nói chung.
Acetic acid (CH3COOH) là chất lỏng không màu, có vị chua. Trong giấm ăn có chứa acetic acid với nồng độ 2 – 5%.
Một số ứng dụng Acetic acid