Đề kiểm tra 15 phút KHTN 8 Chương 4: Tác dụng làm quay của lực

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Thời gian làm bài: 15 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
15:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Tìm câu đúng

    Nhận xét nào say đây đúng? Quy tắc moment lực

    Hướng dẫn:

    Quy tắc moment lực dùng được cả cho vật rắn có trục quay cố định và không có trục quay cố định nếu như trong một tình huống cụ thể nào đó xuất hiện trục quay.

  • Câu 2: Nhận biết
    Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định

    Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định là

    Hướng dẫn:

    Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay có định là tổng moment của các lực làm vật quay theo một chiều phải bằng tổng moment của các lực làm vật quay theo chiều ngược lại.

  • Câu 3: Vận dụng
    Tính giá trị khoảng cách OO1 và OO2

    Một người gánh một gánh nước. Thùng thứ nhất nặng 20 kg, thùng thứ hai nặng 30 kg. Gọi điểm tiếp xúc giữa vai với đòn gánh là O, điểm treo thùng thứ nhất vào đòn gánh là O1, điểm treo thùng thứ hai vào đòn gánh là O2. Hỏi OO1 và OO2 có giá trị nào sau đây thì gánh nước cân bằng?

    Hướng dẫn:

    Trọng lượng của thùng thứ nhất là: P1 = 10.m = 10.20 = 200 N

    Trọng lượng của thùng thứ hai là: P2 = 10.m = 10.30 = 300 N

    Để gánh nước cân bằng thì: P1.d1 = P2.d2

    Chỉ có đáp án thỏa mãn là: OO1 = 90 cm, OO2 = 60 cm vì:

    200.90 = 300.60

    Vậy OO1 và OO2 có giá trị OO1 = 90 cm, OO2 = 60 cm.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Chọn câu sai

    Chọn câu sai.

    Hướng dẫn:

     Cánh tay đòn càng lớn thì tác dụng làm quay càng lớn.

  • Câu 5: Nhận biết
    Cánh tay đòn của lực

    Cánh tay đòn của lực là

    Hướng dẫn:

    Cánh tay đòn của lực là khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Ứng dụng của đòn bẩy

    Dụng cụ nào sau đây không phải là ứng dụng của đòn bẩy?

    Hướng dẫn:

     Cái cưa không phải ứng dụng của đòn bẩy

  • Câu 7: Nhận biết
    Điền vào chỗ trống

    Điền vào chỗ trống: "Độ lớn của moment lực ... với độ lớn của lực và khoảng cách từ điểm tác dụng của lực đến trục quay."

    Hướng dẫn:

    Độ lớn của moment lực tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và khoảng cách từ điểm tác dụng của lực đến trục quay.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Trường hợp không phải lực tác dụng làm quay vật

    Trường hợp nào sau đây không phải lực tác dụng làm quay vật?

    Hướng dẫn:

    Trường hợp không phải lực tác dụng làm quay vật là thả tự do vật từ trên cao xuống.

  • Câu 9: Vận dụng
    Nơi đặt điểm tựa để bẩy vật dễ nhất

    Dùng xà beng để bẩy vật nặng lên như hình dưới. Phải đặt điểm tựa ở đâu để bẩy vật lên dễ nhất?

    Hướng dẫn:

    Vì khoảng các từ điểm tựa tới điểm tác dụng lực của người lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới vật thì sẽ cho ta lợi về lực \Rightarrow Phải đặt điểm tựa ở X để bẩy vật lên dễ nhất.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Vai trò của xương

    Tay chân của con người hoạt động như các đòn bẩy. Trong đó, xương đóng vai trò

    Hướng dẫn:

    Tay chân của con người hoạt động như các đòn bẩy. Các xương tay, xương chân là đòn bẩy, các khớp xương là điểm tựa, còn các cơ bắp tạo nên lực.

  • Câu 11: Vận dụng
    Xác định bạn phát biểu đúng

    Quan sát người công nhân đang đẩy chiếc xe cút kít, ba bạn Bình, Lan, Chi. phát biểu:

    Bình: Theo tôi, đó là đòn bẩy loại 1.

    Lan: Mình nghĩ khác, phải là đòn bẩy loại 2a mới đúng.

    Chi: Sao lại là 2a? Lực động ở ngoài cùng thì phải là loại 2b mới đúng chứ!

    Hướng dẫn:

    Xe kéo là loại đòn bẩy có điểm tựa O nằm ngoài khoảng điểm đặt O1, O2 của hai lực, lực tác dụng lên đòn bẩy F2 nằm gần điểm tựa O hơn vị trí của lực F\Rightarrow Đây là đòn bẩy loại 2b.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Điều kiện giúp người sử dụng đòn bẩy để nâng vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật

    Điều kiện nào sau đây giúp người sử dụng đòn bẩy để nâng vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật?

    Hướng dẫn:

     Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1: Đòn bẩy được lợi về lực \Rightarrow người sử dụng đòn bẩy nâng vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật.

  • Câu 13: Nhận biết
    Dụng cụ không phải ứng dụng của đòn bẩy

    Dụng cụ nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?

    Hướng dẫn:

    Dụng cụ mắc ở đầu cột cờ dùng để kéo cờ lên và hạ cờ xuống thường là một cái ròng rọc nên nó không dùng đòn bẩy.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Tay nắm cửa thường được lắp cách xa trục bản lề vì

    Vì sao tay nắm cửa thường được lắp cách xa trục bản lề:

    Hướng dẫn:

    Tay nắm cửa thường được lắp cách xa trục bản lề vì để cánh tay đòn d được dài hơn làm tăng tác dụng làm quay của lực lên trục bản lề giúp mở cửa, đóng cửa dễ dàng hơn

  • Câu 15: Thông hiểu
    Tình huống lực làm quay vật

    Một vật có trục quay cố định chịu tác dụng của lực \vec{F}. Tình huống nào sau đây, lực \vec{F} sẽ gây tác dụng làm quay đối với vật?

    Hướng dẫn:

    Lực \vec{F} sẽ gây tác dụng làm quay đối với vật khi giá của lực không đi qua trục quay.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (27%):
    2/3
  • Thông hiểu (53%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo