Luyện tập Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Giải thích hiện tượng mảnh phim nhựa cọ xát hút được vụn giấy

    Dùng một mảnh len cọ xát nhiều lần một mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút được các vụn giấy. Vì sao?

    Hướng dẫn:

    Khi dùng một mảnh len cọ xát nhiều lần một mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút được các vụn giấy vì mảnh phim nhựa bị nhiễm điện do cọ xát.

  • Câu 2: Nhận biết
    Điền từ thích hợp vào chỗ trống

    Điền từ thích hợp vào chỗ trống: "Các vật nhiễm điện ………… thì đẩy nhau, ………….. thì hút nhau."

    Hướng dẫn:

    Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Lau kính bằng dẻ khô ta thấy các sợi bông bám vào kính

    Khi lau kính bằng dẻ khô ta thấy các sợi bông bám vào kính bởi:

    Hướng dẫn:

    Khi lau kính bằng các khăn vải khô, ta thấy không sạch hết bụi vì khăn vải khô cọ xát vào tấm kính làm kính bị nhiễm điện nên sẽ hút các sợi bông.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Thước nhựa có khả năng hút các vụn giấy khi nào?

    Thước nhựa có khả năng hút các vụn giấy

    Hướng dẫn:

    Thước nhựa có khả năng hút các vụn giấy sau khi bị cọ xát bằng miếng vải khô.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Giải thích hiện tượng bóng đèn bút thử điện sáng lên

    Cho mảnh tôn phẳng đã được gắn vào đầu bút thử điện chạm vào mảnh poly ethylene đã được cọ xát nhiều lần bằng len thì bóng đèn bút thử điện sáng lên khi chạm ngón tay vào đầu bút vì:

    Hướng dẫn:

    Bóng đèn bút thử điện sáng lên khi chạm ngón tay vào đầu bút vì khi đó mảnh polyethylene đã bị nhiễm điện do cọ xát, điện tích truyền qua mảnh nhôm vào bút thử điện

  • Câu 6: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng

    Hướng dẫn:

    Các vật sau khi bị cọ xát có tính chất hút được các vật khác.

  • Câu 7: Nhận biết
    Chọn kết luận sai về sự nhiễm điện do cọ xát

    Trong các kết luận sau đây về sự nhiễm điện do cọ xát, kết luận nào sai?

    Hướng dẫn:

    Kết luận sai: Trái Đất hút được các vật nên nó luôn luôn bị nhiễm điện 

  • Câu 8: Thông hiểu
    Thời tiết nào thuận lợi cho thực hiện thí nghiệm sự cọ xát

    Vào những ngày như thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công?

    Hướng dẫn:

    Vào những ngày hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Giải thích hiện tượng

    Trong một số ngành công nghiệp sản xuất, nhiều khi thấy có các tia lửa phóng ra giữa dây kéo và ròng rọc. Giải thích vì sao?

    Hướng dẫn:

    Trong sản xuất, nhiều khi người ta thấy có các tia lửa phóng ra giữa dây kéo và ròng rọc là vì khi làm việc do cọ xát thì ròng rọc và dây kéo bị nhiễm điện.

  • Câu 10: Nhận biết
    Một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện

    Một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện là do:

    Hướng dẫn:

    Sự cọ xát mạnh giữa những giọt nước trong luồng không khí bốc lên cao là một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây giông bị nhiễm điện

  • Câu 11: Thông hiểu
    Xác định vật có thể bị nhiễm điện do cọ xát

    Chọn câu trả lời đúng.

    Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích?

    Hướng dẫn:

    Ống nhựa có khả năng bị nhiễm điện bằng cách cọ xát nó với mảnh vải khô.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Giải thích hiện tượng cánh quạt thường xuyên quay nhưng vẫn có rất nhiều bụi

    Tại sao cánh quạt trong các quạt điện thường xuyên quay mà vẫn có rất nhiều bụi dính vào?

    Hướng dẫn:

    Cánh quạt trong các quạt điện thường xuyên quay mà vẫn có rất nhiều bụi bám vào vì cánh quạt khi quay sẽ cọ xát với không khí \Rightarrow bị nhiễm điện \Rightarrow hút các hạt bụi bẩn.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (67%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo