Mol và tỉ khối chất khí

I. Mol

1. Khái niệm

Trong khoa học, khối lượng nguyên tử carbon được quy ước là đơn vị khối lượng \frac{1}{12} nguyên tử (amu). 

Khối lượng 1 nguyên tử carbon là 12 amu và khối lượng này rất nhỏ. 

Số Avogadro (NA) là số nguyên tử trong 12 gam carbon và có giá trị là 6,022.1023

Mol là lượng chất có chứa NA (6,022.1023) nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.

Ví dụ: Lượng chất chứa NA nguyên tử hoặc phân tử

12 gam carbon có

NA nguyên tử C

hay 1 mol nguyên tử carbon

234 gam carbon có

NA phân tử I2

hay 1 mol phân tử iodine

18 gam nước có

NA phân tử H2O

hay 1 mol phân tử nước

Ví dụ 2: Tính số nguyên tử, phân tử trong mỗi lượng chất sau:

a) 0,25 mol nguyên tử C;

b) 0,002 mol phân tử I2;

c) 2 mol phân tử H2O.

Hướng dẫn

Ta có mol là lượng chất có chứa NA (6,022.1023) nguyên tử hoặc phân tử của chất đó. Vậy:

a) 0,1 mol nguyên tử C có 0,1. 6,022.1023 = 6,022.1022 nguyên tử C.

b) 0,002 mol phân tử I2 có 0,02.6,022.1023 = 1,2044.1022 phân tử I2.

c) 2 mol phân tử H2O có 2.6,022.1023 = 1,2044.1024 phân tử H2O.

Ví dụ 3: Một lượng chất sau đây tương đương bao nhiêu mol nguyên tử hoặc mol phân tử?

a) 6,022.1022 phân tử Fe2O3;

b) 7,5275.1024 nguyên tử Mg.

Hướng dẫn 

Ta có mol là lượng chất có chứa NA (6,022.1023) nguyên tử hoặc phân tử của chất đó. Vậy:

a) 6,022.1022 phân tử Fe2O3 tương đương với 

\frac{6,022.10^{22} }{6,022.10^{23} } =0,1 mol phân tử Fe2O3

b) 7,5275.1024 nguyên tử Mg tương đương với 

\frac{7,5275.10^{24} }{6,022.10^{23} } =12,5 mol nguyên tử Mg. 

2. Khối lượng mol

Khối lượng mol (kí hiệu là M) của một chất là khối lượng của NA nguyên tử hoặc phân tử chất đó tính theo đơn vị gam.

Ví dụ 1: Khối lượng một số nguyên tử và khối lượng mol nguyên tử tương ứng:

Nguyên tử Kí hiệu hóa học Khối lượng nguyên tử Khối lượng mol nguyên tử
Carbon C 12 amu 12 g/mol
Hydrogen H 1 amu 1 g/mol
Oxygen O 16 amu 16 g/mol

Ví dụ 2: Khối lượng một số phân tử và khối lượng mol phân tử tương ứng:

Phân tử Công thức hóa học Số lượng nguyên tử trong phân tử Khối lượng phân tử Khối lượng mol phân tử
Hydrogen H2 2 nguyên tử H 2.1 = 2 (amu) 2 g/mol
Nước H2O

2 nguyên tử H,

1 nguyên tử O

2.1 + 1.16 = 18 (amu) 18 g/mol

Khối lượng mol (g/mol) của một chất và khối lượng nguyên tử hoặc phân tử của chất đó (amu) bằng nhau về trị số, khác về đơn vị đo.

Gọi n là số mol chất có trong m gam. Khối lượng mol (M) được tính theo công thức:

Khối lượng mol (M) được tính theo công thức:

M=\frac{m}{n} (g/mol)

Ví dụ 1: Tính khối lượng mol của chất X, biết rằng 0,2 mol chất này có khối lượng 23,4 gam.

Hướng dẫn

Áp dụng công thức: M=\frac{m}{n} (g/mol)

Khối lượng mol của chất X là:

M=\frac{23,4}{0,2} =117(g/mol)

Ví dụ 2: Tính số mol phân tử có trong 4,5 gam nước, biết rằng khối lượng mol của nước là 18 g/mol.

Hướng dẫn

Áp dụng công thức:

M=\frac{m}{n} (g/mol) ⇒ n=\frac{m}{M}

Số mol phân tử có trong 9 gam nước là:

n=\frac{ 4,5 }{18} =0,25 (mol)

3. Thể tích mol của chất khí

Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi NA phân tử của chất khí đó.

Thể tích mol của các chất khí bất kì ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất đều bằng nhau. Như vậy, ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, hai bình có thể tích bằng nhau có cùng số mol khí.

Ở điều kiện chuẩn (25oC và 1 bar), 1 mol khí bất kì đều chiếm thể tích là 24,79 lít.

Vậy ở điều kiện này, n mol khí chiếm thể tích là:

V = 24,79.n (L).

Ví dụ 1: Một hỗn hợp khí gồm 1 mol khí oxygen với 2 mol khí nitrogen. Ở 25oC và 1 bar, hỗn hợp này có thể tích là bao nhiêu?

Hướng dẫn

Tổng số mol khí trong hỗn hợp là: 1 + 2 = 3 (mol).

Ở điều kiện chuẩn (25oC và 1 bar), 1 mol khí bất kì đều chiếm thể tích là 24,79 lít.

Vậy 3 mol hỗn hợp khí ở điều kiện này chiếm thể tích:

V = 3.24,79 = 74,37 (lít).

Ví dụ 2: Tính số mol khí chứa trong bình có thể tích 350 mL ở 25oC và 1 bar.

Hướng dẫn

Ở điều kiện chuẩn (25oC và 1 bar), 1 mol khí bất kì đều chiếm thể tích là 24,79 lít.

Đổi 350 mL = 0,35 lít.

Số mol khí chứa trong bình có thể tích 0,35 lít ở điều kiện chuẩn là:

Áp dụng công thức: V = n.24,79

  ⇒ n=\frac{0,35}{24,79} =0,014 mol

Câu trắc nghiệm mã số: 39770,39736,38975,36058

II. Tỉ khối chất khí

Để xác định khí A nặng hơn hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần, ta dựa vào tỉ số giữa khối lượng mol của khí A (MA) và khối lượng mol của khí B (MB). Tỉ số này được gọi là tỉ khối của khí A đối với khí B, được biểu diễn bằng công thức:

 Tỉ khối của khí A đối với khí B là:d_{A/B} =\frac{M_{A} }{M_{B} }

Để xác định một khí A nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần, ta dựa vào tỉ số giữa khối lượng mol của khí A và “khối lượng mol” của không khí:

  • Coi không khí gồm 20% oxygen và 80% nitrogen về thể tích. Vậy trong 1 mol không khí có 0,2 mol oxygen và 0,8 mol nitrogen. Khối lượng mol của không khí là:

Mkk = 0,2.32 + 0,8.28 = 29 (g/mol)

 Tỉ khối của khí A đối với không khí là:

d_{A/kk} =\frac{M_{A} }{29 }

Ví dụ: Khí sulfur dioxide (SO2) nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?

Hướng dẫn

Khối lượng phân tử SO2: 32 + 16 . 2 = 64 (amu).

Tỉ khối của khí sulfur dioxide so với không khí:

d_{A/kk} =\frac{M_{SO_{2} } }{29 } =\frac{64}{29} =2,21

Vậy khí sulfur dioxide nặng hơn không khí khoảng 2,21 lần.

Câu trắc nghiệm mã số: 39765,39762,39732,39128
  • 12 lượt xem
Sắp xếp theo