Luyện tập Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Biện pháp kĩ thuật không sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng

    Người ta đã sử dụng nhiệt độ của phản ứng đốt cháy than đá để nung vôi, biện pháp kỹ thuật nào sau đây không được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng nung vôi?

    Hướng dẫn:

    CaCO3 (rắn)  \overset{t^{\circ} }{ightarrow} CaO (rắn) + CO2 (khí)

    - Đập nhỏ đá vôi giúp đá vôi có diện tích tiếp xúc lớn hơn, dễ nhiệt phân hơn → tăng tốc độ phản ứng.

    - Tăng nhiệt độ giúp phản ứng xảy ra nhanh hơn → tăng tốc độ phản ứng.

    - CO2 là sản phẩm tạo thành, do vậy tăng nồng độ CO2 không làm tăng được tốc độ phản ứng.

    - Thổi không khí nén vào bình giúp tăng áp suất và nhiệt độ → tăng tốc độ phản ứng.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Phương pháp làm giảm tốc độ phản ứng

    Phương pháp nào sau đây làm giảm tốc độ phản ứng?

    Hướng dẫn:

    - Nấu thực phẩm trong nồi áp suất giúp thời gian thức ăn chín nhanh và nhừ hơn → tăng tốc độ phản ứng.

    - Tăng nồng độ oxygen giúp sulfur cháy nhanh hơn → tăng tốc độ phản ứng.

    - Tăng áp suất và nhiệt độ giúp than cốc cháy nhanh hơn → tăng tốc độ phản ứng.

    - Đậy nắp bếp lò làm giảm nồng độ oxygen làm than khó tiếp tục cháy → giảm tốc độ phản ứng.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Biện pháp làm tăng tốc độ phản ứng

    Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    - Đốt trong lò kín làm hạn chế sự tiếp xúc với O2 → củi khó cháy hơn.

    - Xếp củi chặt làm diện tích tiếp xúc của củi với không khí giảm → giảm khả năng cháy của củi.

    - Thổi hơi nước giúp giảm nhiệt độ cháy → giảm khả năng cháy của củi.

    - Thổi không khí khô giúp tăng nồng độ O2 → củi cháy dễ dàng hơn.

  • Câu 4: Nhận biết
    Yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

    Tốc độ phản ứng không phụ thuộc yếu tố nào sau đây?

    Hướng dẫn:

     Tốc độ phản ứng không phụ thuộc vào thời gian phản ứng.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

    Zinc (kẽm) ở dạng bột khi tác dụng với dung dịch HCl 1M ở thì tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn so với kẽm ở dạng hạt. Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trên là

    Hướng dẫn:

    Ở thí nghiệm trên, thay đổi kích thước của kẽm, nồng độ dung dịch và nhiệt độ của phản ứng không thay đổi.

    \Rightarrow Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trên là diện tích tiếp xúc.

  • Câu 6: Nhận biết
    Tìm nhận định đúng

    Nhận định nào dưới đây là đúng?

    Hướng dẫn:

     Phát biểu đúng: Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng.

  • Câu 7: Nhận biết
    Khái niệm được sử dụng

    Để xác định được mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Để xác định được mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm tốc độ phản ứng.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Yếu tố làm tăng tốc độ phản ứng

    Người ta nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clinker (trong quá trình sản xuất xi măng) là đã tăng yếu tố nào sau đây để tăng tốc độ của phản ứng?

    Hướng dẫn:

    Người ta nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clinker (trong quá trình sản xuất xi măng) là đã tăng diện tích bề mặt chất phản ứng để tăng tốc độ của phản ứng.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Yếu tố làm chậm tốc độ phản ứng khi bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh

    Khi “bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để giữ thực phẩm tươi lâu hơn” là đã tác động vào yếu tố gì để làm chậm tốc độ phản ứng?

    Hướng dẫn:

    Khi “bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để giữ thực phẩm tươi lâu hơn” là đã tác động vào yếu tố nhiệt độ để làm chậm tốc độ phản ứng.

  • Câu 10: Nhận biết
    Tìm phát biểu đúng về chất xúc tác

    Phát biểu nào sau đây là đúng về chất xúc tác?

    Hướng dẫn:

    Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng sau phản ứng vẫn giữ nguyên khối lượng và tính chất hóa học.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Cách làm tăng tốc độ phản ứng

    Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế khí oxygen từ muối potassium chlorate. Người ta sử dụng cách nào sau đây nhằm mục đích tăng tốc độ phản ứng?

    Hướng dẫn:

    Dùng nhiệt độ và chất xúc tác (MnO2) sẽ làm tăng tốc độ của phản ứng.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Phản ứng xảy ra chậm nhất

    Ở cùng một nồng độ, phản ứng nào dưới đây có tốc độ phản ứng xảy ra chậm nhất?

    Hướng dẫn:

    Ở cùng một nồng độ, nhiệt độ càng thấp tốc độ phản ứng xảy ra càng chậm. 

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (67%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo