Đề kiểm tra 45 phút KHTN 8 Chương 4: Tác dụng làm quay của lực

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 30 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 30 điểm
  • Thời gian làm bài: 45 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
45:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Vị trí làm cho tay nắm cửa quay quanh trục của nó

    Vị trí tác dụng của lực nào trong hình dưới đây có thể làm cho tay nắm cửa quay quanh trục của nó.

    Hướng dẫn:

    Vị trí tác dụng lực ở điểm B và C trong hình có thể làm cho tay nắm cửa quay quanh trục của nó.

    Vị trí tác dụng lực ở điểm A trong hình làm tay nắm cửa không quay quanh trục

  • Câu 2: Thông hiểu
    Vật không phải ứng dụng của đòn bẩy

    Vật nào sau đây không phải ứng dụng của đòn bẩy?

    Hướng dẫn:

    Cầu trượt không phải ứng dụng của đòn bẩy.

  • Câu 3: Nhận biết
    Lực tác dụng vào vật

    Khi lực tác dụng vào vật có giá không song song và không cắt trục quy thì sẽ.

    Hướng dẫn:

    Khi lực tác dụng vào vật có giá không song song và không cắt trục quy thì sẽ làm quay vật.

  • Câu 4: Vận dụng
    Moment của lực tác dụng lên vật

    Một lực có độ lớn 30 N tác dụng lên một vật rắn quay quanh một trục cố định, biết khoảng cách từ giá của lực đến trục quay là 15 cm. Moment của lực tác dụng lên vật có giá trị là:

    Gợi ý:

    Moment lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó.

    M = F.d

    Trong đó: 

    F là lực tác dụng (N)

    d là cánh tay đòn (m)

    Hướng dẫn:

    Đổi 15 cm = 0,15 m

    Moment của lực tác dụng lên vật có giá trị là

    M = F.d = 30.0,15 = 4,5 (N.m)

  • Câu 5: Thông hiểu
    Nhận định nào sai

    Nhận định nào dưới đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Nhận định sai là: "Cánh tay đòn càng lớn thì tác dụng làm quay càng bé" vì Cánh tay đòn càng lớn thì tác dụng làm quay càng lớn 

  • Câu 6: Thông hiểu
    Nguyên tắc đòn bẩy

    Hình dưới đây là ứng dụng nguyên tắc đòn bẩy loại mấy?

    Hướng dẫn:

    Hình trên là Đòn bẩy loại 2 cho lợi về lực

    Nâng được vật nặng (làm vỡ được vật cứng khi cần một lực tác dụng lớn).

  • Câu 7: Thông hiểu
    Moment lực xuất hiện khi

    Khi nào moment lực xuất hiện?

    Hướng dẫn:

    Moment lực xuất hiện khi lực làm vật quay tại một điểm cố định.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Xác định loại đòn bẩy

    Đòn bẩy loại nào không cho lợi về lực giúp di chuyển vật cần nâng nhanh chóng và dễ dàng hơn.

    Hướng dẫn:

    Đòn bẩy loại 3 (đây chính là đòn bẩy loại 2 không cho lợi về lực) cho lợi về lực giúp di chuyển vật cần nâng nhanh chóng và dễ dàng hơn.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Ứng dụng của đòn bẩy

    Vật nào sau đây là ứng dụng của đòn bẩy?

    Hướng dẫn:

     Xẻng xúc đất, cát là ứng dụng của đòn bẩy

  • Câu 10: Nhận biết
    Các loại đòn bẩy

    Điền vào chỗ chấm: "Đòn bẩy loại 2: Là loại đòn bẩy có điểm tựa O nằm ngoài khoảng giữa điểm đặt O1, O2 của hai lực, lực tác dụng lên đòn bẩy F2 nằm ... điểm tựa O hơn vị trí của lực F1."

    Hướng dẫn:

    Đòn bẩy loại 2: Là loại đòn bẩy có điểm tựa O nằm ngoài khoảng giữa điểm đặt O1, O2 của hai lực, lực tác dụng lên đòn bẩy F2 nằm xa điểm tựa O hơn vị trí của lực F1.

  • Câu 11: Nhận biết
    Công thức tính moment

    Công thức tính moment lực đối với một trục quay.

    Hướng dẫn:

    Công thức tính moment lực đối với một trục quay

     M = F.d.

    Trong đó:

    + M là momen lực, có đơn vị N.m

    + F là lực, có đơn vị N

    + d là cánh tay đòn của lực (là khoảng cách từ giá của lực đến trục quay), có đơn vị m.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Để đưa hòn đá nặng

    Khi đưa một hòn đá nặng trên đường dời chỗ sang bên cạnh, người ta thường sử dụng

    Hướng dẫn:

     Khi đưa một hòn đá nặng trên đường dời chỗ sang bên cạnh, người ta thường sử dụng đòn bẩy.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Tác dụng làm quay

    Tác dụng làm quay càng lớn khi nào?

    Hướng dẫn:

    Tác dụng làm quay càng lớn khi giá của lực càng xa, moment lực càng lớn.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Đòn bẩy có lợi về lực

    Dùng đòn bẩy được lợi về lực khi

    Hướng dẫn:

    Dùng đòn bẩy được lợi về lực khi khoảng cách OO1 < OO2.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Lực tác dụng làm quay vật rắn

    Ở trường hợp nào sau đây, lực có tác dụng làm vật rắn quay quanh trục?

    Hướng dẫn:

    Lực có tác dụng làm vật rắn quay quanh trục: lực tác dụng có giá không song song và không cắt trục quay.

  • Câu 16: Thông hiểu
    Chọn nhận định đúng

    Nhận định nào sau đây đúng về Moment lực.

    Hướng dẫn:

    Moment lực càng lớn khi lực có giá trị lớn và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực càng lớn.

  • Câu 17: Vận dụng
    Xác định đòn bẩy

    Hai quả cầu đặc có kích thước y như nhau, một quả bằng chì và một quả bằng sắt được treo vào 2 đầu của đòn bẩy tại điểm A và B. Biết OA = OB. Lúc này đòn bẩy sẽ

    Hướng dẫn:

    Vì chì có khối lượng riêng lớn hớn sắt, nên hai quả cầu có kích thước y như nhau thì quả bằng chì sẽ có khối lượng lớn hơn.

    Do hai cánh tay đòn bằng nhau theo đề bài OA = OB nên đòn bẩy sẽ bị lệch về phía quả cầu bằng chì.

  • Câu 18: Nhận biết
    Ứng dụng đòn bẩy trong thao tác vận động

    Vận dụng kiến thức về đòn bẩy để có các thao tác vận động đúng trong sinh hoạt hằng ngày ta cần phải.

    Hướng dẫn:

    Vận dụng kiến thức về đòn bẩy để có các thao tác vận động đúng trong sinh hoạt hằng ngày ta cần phải:

    Nên ngồi thẳng người, đi đứng thẳng xương sống để tránh mỏi cổ.

    Khi cầm vật nặng nên đưa tay gập sát cánh tay vào bắp tay.

  • Câu 19: Nhận biết
    Đòn bẩy

    Đòn bẩy là một công cụ có thể thay đổi hướng tác dụng của lực và có thể cung cấp lợi thế về?

    Hướng dẫn:

    Đòn bẩy là một công cụ có thể thay đổi hướng tác dụng của lực và có thể cung cấp lợi thế về lực.

  • Câu 20: Nhận biết
    Điền vào chỗ chấm

    Điền vào chỗ chấm: "Tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc trục được đặc trưng bằng ...."

    Hướng dẫn:

    Tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc trục được đặc trưng bằng moment lực.

  • Câu 21: Vận dụng
    Điểm tựa O phải cách A một đoạn bao nhiêu

    Một đòn bẩy AB có chiều dài 100 cm. Ở 2 đầu người ta treo 2 vật có khối lượng lần lượt m1 = 400g và m2 = 100g. Để đòn bẩy cân bằng, điểm tựa O phải cách A một đoạn bao nhiêu, Cho biết đầu A treo vật 400g.

    Hướng dẫn:

    Vật 400 g có trọng lượng P1 = 4N; vật 100 g có trọng lượng P2 = 1N

    Để đòn bẩy cân bằng thì P1.AO = P2.BO ⇔ 4.AO = 1.BO (1)

    Mà AB = AO + BO = 100 cm (2)

    Thay (1) vào (2) ta được AO+ 4AO = 100 cm ⇒ AO = 20 cm.

  • Câu 22: Vận dụng
    Điều kiện sử dụng đòn bẩy để nâng vật

    Điều kiện nào sau đây giúp người sử dụng đòn bẩy để nâng vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật.

    Hướng dẫn:

     Khi OO2 > OO1 thì lực nâng vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật (F2 < F1

  • Câu 23: Vận dụng cao
    Chiều dài đòn AB

    Một người tác dụng một lực F = 150 N vào đầu A của đòn bẩy, để bẩy một hòn đá có khối lượng 45kg. Biết OB = 20 cm, chiều dài đòn AB là:

    Hướng dẫn:

     Hòn đá có khối lượng là: 60kg 

    Trọng lượng của hòn đá đó là: P = 10.45 = 450N.

    Sử dụng đòn bẩy để bẩy hòn đá lên, áp dụng công thức đòn bẩy ta có:

    F.OA = P.OB

    ⇒ 150.OA = 450.20 ⇒ OA = 60 cm

    Vậy chiều dài đòn

    AB = OA + OB = 60 + 20 = 80 cm.

  • Câu 24: Nhận biết
    Đơn vị của moment lực

    Đơn vị nào của moment lực dưới đây là đúng?

    Hướng dẫn:

     

  • Câu 25: Thông hiểu
    Tác dụng của đòn bẩy

    Khi nói về tác dụng của đòn bẩy nhận định nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Tác dụng của đòn bẩy:

    + Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật.

    + Tác dụng cho lợi về lực.

    + Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực và thay đổi hướng tác dụng lực theo mong muốn.

    Vậy kết luận: "Tác dụng của đòn bẩy là tăng lực kéo hoặc đẩy vật" là chưa chính xác.

  • Câu 26: Nhận biết
    Moment lực

    Moment lực tác dụng lên vật là đại lượng:

    Hướng dẫn:

    Moment lực tác dụng lên vật là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc một trục.

  • Câu 27: Thông hiểu
    Cần câu cá ứng dụng nguyện tắc đòn bẩy loại nào

    Cần câu cá là ứng dụng nguyên tắc đòn bẩy loại mấy?

    Hướng dẫn:

    Cần câu cá là ứng dụng nguyên tắ đòn bẩy loại 3. Giúp di chuyển vật cần nâng nhanh chóng và dễ dàng hơn (câu được cá nhanh hơn).

  • Câu 28: Thông hiểu
    Lực tác dụng có giá song song với trục quay

    Khi lực tác dụng vào vật có giá song song với trục quay thì sẽ?

    Hướng dẫn:

    Khi lực tác dụng vào vật có giá song song với trục quay thì sẽ làm quay vật.

  • Câu 29: Nhận biết
    Ứng dụng của đòn bẩy

    Dụng cụ nào sau đây không phải là ứng dụng của đòn bẩy?

    Hướng dẫn:

    Cái cưa không phải là ứng dụng của đòn bẩy vì cái cưa không dùng để nâng vật

  • Câu 30: Vận dụng
    So sánh moment lực

    So sánh nào đúng moment của lực F1, moment của lực F2 trong hình dưới đây?

    Hướng dẫn:

    Quan sát hình ta có moment của lực F2 lớn hơn moment của lực F1 vì giá của lực F2 cách trục quay bằng giá của lực F1 cách trục quay nhưng F2 > F1 nên tác dụng làm quay của lực F2 lớn hơn.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (50%):
    2/3
  • Vận dụng (17%):
    2/3
  • Vận dụng cao (3%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
Sắp xếp theo