Oxide là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxygen.
Ví dụ: Na2O, CO2, ...
Dựa vào thành phần nguyên tố, oxide có thể phân thành hai loại: oxide kim loại và oxide phi kim.
Ví dụ: 2Ba + O2 → 2BaO.
Ví dụ: C + O2 → CO2.
Dựa vào tính chất hoá học, oxide có thể phân thành bốn loại:
Tên nguyên tố + oxide.
Ví dụ: zinc oxide, ZnO.
Tên nguyên tố (hoá trị của nguyên tố) + oxide.
Ví dụ: iron(III) oxide, Fe2O3.
(Tiền tố chỉ số nguyên tử của nguyên tố) Tên nguyên tố + (tiền tố chỉ số nguyên tử oxygen) oxide.
Chú ý: Tiền tố mono là một, di là hai, tri là ba, tetra là bốn, …
Ví dụ: Tên, công thức hoá học của một số oxide
Tên oxide (1) |
Công thức hoá học (2) |
Tên oxide (3) |
Công thức hoá học (4) |
Barium oxide |
BaO |
Carbon dioxide (hoặc carbon (IV) oxide) |
CO2 |
Zinc oxide |
ZnO |
Sulfur trioxide |
SO3 |
Aluminium oxide |
Al2O3 |
Diphosphorus pentoxide |
P2O5 |
Iron (III) oxide |
Fe2O3 |
Monoxide (hoặc carbon (II) oxide) |
CO |
Ví dụ:
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
Oxide base tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.
Ví dụ:
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
CaO + H2SO4 → CaSO4 + H2O
Oxide lưỡng tính tác dụng được với cả dung dịch acid, dung dịch base tạo thành muối và nước.
Một số oxide lưỡng tính thường gặp: Al2O3, ZnO, …
Ví dụ:
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Oxide trung tính hay còn được gọi là oxide không tạo muối.
Oxide trung tính không tác dụng với dung dịch acid, dung dịch base.
Một số oxide trung tính: CO, NO …