Đề kiểm tra 15 phút KHTN 8 Chương 1: Phản ứng hóa học

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Thời gian làm bài: 15 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
15:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Tốc độ phản ứng

    Nấu cháo từ bột gạo sẽ nhanh hơn nấu cháo từ hạt gạo vì:

    Hướng dẫn:

    Nấu cháo từ bột gạo sẽ nhanh hơn nấu cháo từ hạt gạo vì diện tích bề mặt của bột gạo lớn hơn hạt gạo làm tăng tốc độ phản ứng.

  • Câu 2: Nhận biết
    Phát biểu sai

    Chỉ ra phát biểu sai trong các phát biểu sau:

    Hướng dẫn:

    Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng tăng dần, lượng sản phẩm giảm dần ⇒ Sai vì Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng giảm dần, lượng sản phẩm tăng dần

  • Câu 3: Nhận biết
    Biến đổi hóa học

    Trong các hiện tượng sau, biến đổi hóa học là:

    Hướng dẫn:

    Biến đổi đốt cháy than để nấu nướng là biến đổi hóa học.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Giải thích thí nghiệm

    Vì sao khi Aluminium (Al) tác dụng với hydrochloric acid (HCl) thì khối lượng aluminium chloride nhỏ hơn tổng khối lượng Aluminium và hydrochloric acid?

    Hướng dẫn:

    Aluminium (Al) tác dụng với hydrochloric acid (HCl) thì khối lượng aluminium chloride nhỏ hơn tổng khối lượng Aluminium và hydrochloric acid vì sản phẩm tạo thành còn có khí hydrogen thoát ra 

  • Câu 5: Thông hiểu
    Năng lượng của phản ứng hóa học

    Đốt cháy xăng, dầu trong các động cơ là

    Hướng dẫn:

    Đốt cháy xăng, dầu trong các động cơ là phản ứng tỏa nhiệt.

  • Câu 6: Nhận biết
    Chọn nhận định sai

    Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về các quy tắc sử dụng hóa chất an toàn trong phòng thực hành.

    Hướng dẫn:

    Nhận định sai là: Hóa chất dùng xong nếu thừa, được cho trở lại bình chứa ban đầu vì các hóa chất dùng xong còn thừa, không được đổ trở lại bình chứa mà cần được xủ lí theo hướng dẫn của giáo viên.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Chọn nhận định đúng

    Có bao nhiêu ý đúng khi nói về nguyên tắc lấy hóa chất đúng trong phòng thí nghiệm.

    (1) Lấy hóa chất rắn ở dạng hạt to, dày, thanh có thể dùng panh để gắp.

    (2) Lấy hóa chất ở dạng hạt nhỏ hay bột phải dùng thìa nhựa để xúc.

    (3) Không được đặt lại thìa, panh, vào lọ đựng hóa chất sau khi đã sử dụng.

    (4) Lấy lượng nhỏ dung dịch thường dùng ống hút nhỏ giọt.

    (5) Rót hóa chất lỏng từ lọ cần hướng nhãn hóa chất lên phía trên để tránh các giọt hóa chất dính vào nhãn làm hỏng nhãn.

    (6) Lấy chất lỏng từ chai miệng nhỏ phải rót qua phễu hoặc qua cốc, ống đong không có mỏ.

    Hướng dẫn:

     (2) Sai Vì Lấy hóa chất ở dạng hạt nhỏ hay bột phải dùng thìa kim loại hoặc thủy tinh để xúc.

    (6) Sai Vì Lấy chất lỏng từ chai miệng nhỏ phải rót qua phễu hoặc qua cốc, ống đong có mỏ.

    Vậy có 4 nhận định đúng.

  • Câu 8: Nhận biết
    Khí nào nhẹ nhất

    Khí nào nhẹ nhất trong các khí dưới đây?

    Hướng dẫn:

     Khí nào nhẹ nhất trong các khí là H2

    Có MH2 = 2 gam/mol

  • Câu 9: Vận dụng
    Tính khối lương Mg tham gia phản ứng

    Cho Mg phản ứng với HCl theo phản ứng sau:

    Mg + 2HCl → MgCl2 + H2.

    Sau phản ứng thu được 2,479 lít khí Hydrogen (đkc) thì khối lượng của Mg đã tham gia phản ứng là:

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng:

    Mg + 2HCl → MgCl2 + H2.

    Số mol hydrogen thu được là:

    nH2 = V : 24,79 = 2,479 : 24,79 = 0,1 (mol)

    Theo phương trình hóa học

    1 mol Zn tham gia phản ứng thu được 1 mol H2.

    Vậy 0,1 mol Zn tham gia phản ứng thu được 0,1 mol H2.

    Khối lượng Mg đã tham gia phản ứng là:

    mMg = nMg . MMg = 0,1.24 = 2,4 gam.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Phương trình phản ứng đúng

    Đốt cháy phosphorus trong khí oxygen (O2), thu được diphosphorus pentoxide (P2O5). Phương trình phản ứng nào sau đây đã viết đúng?

    Hướng dẫn:

    Sơ đồ phản ứng:

    P + O2 → P2O5.

    Ta làm chẵn số nguyên tử O vế phải bằng cách đặt hệ số 2 trước P2O5:

    P + O2 → 2P2O5.

    Để số nguyên tử O vế trái bằng với vế phải, ta thêm hệ số 5:

    P + 5O2 → 2P2O5.

    Số nguyên tử P vế trái và phải chưa bằng nhau, ta đặt hệ số 4 trước P. 

    4P + 5O2 → 2P2O5.

    Viết phương trình hoá học hoàn chỉnh:

    4P + 5O2 → 2P2O5.

  • Câu 11: Vận dụng
    Xác định kim loại cần tìm

    Cho 12,8 gam một kim loại R hóa trị II tác dụng với khí chlorine (Cl2) vừa đủ, thu được 27 gam muối chloride (RCl2). R là kim loại.

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng tổng quát:

    R + Cl2 → RCl2 

    Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:

    mR + mCl2 = mRCl2 

    ⇒ mCl2 = mRCl2 - mR ⇒ mCl2 = 27 -12,8 = 14,2 gam.

    ⇒ nCl2 = 14,2 : 71 = 0,2 mol

    Theo phương trình tỉ lệ số mol của R và Cl2 là 1:1 vậy

    nR = nCl2 = 0,2 mol

    Để xác định được nguyên tố đó, ta phải đi tìm khối lượng mol (M) dựa vào công thức:

    MR = mR : nR = 12,8 : 0,2 = 64 gam/mol (Cu)

    Vậy kim loại cần tìm là Cu

  • Câu 12: Vận dụng
    Tính khối lượng hỗn hợp thu được

    Hòa tan hoàn toàn 19,5 gam hỗn hợp X gồm Fe, Zn, Mg bằng 9,0 gam dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 1,2 gam khí H2 và m gam hỗn hợp Y. Tính giá trị m.

    Hướng dẫn:

    Sơ đồ phản ứng:

    Hỗn hợp X + H2SO4 → H2 + Hỗn hợp Y

    Theo bảo toàn khối lượng ta có

    mHỗn hợp X + mH2SO4 = mH2 + mHỗn hợp Y

    ⇒  mHỗn hợp Y = mHỗn hợp X + mH2SO4 - mH2

    ⇒ mHỗn hợp Y = 19,5 + 9 - 1,2 = 27,3 gam 

  • Câu 13: Thông hiểu
    Định luật bảo toàn khối lượng

    Cho phương trình hóa học: 

    NaOH + HCl → NaCl + H2O. Theo định luật bảo toàn khối lượng thì:

    Hướng dẫn:

    Phương trình hóa học

    NaOH + HCl → NaCl + H2O.

    Theo định luật bảo toàn khối lượng thì:

    mNaOH + mHCl = mNaCl + mH2O

  • Câu 14: Vận dụng
    Tính nồng độ phần trăm

    Hòa tan hết 15,6 gam potassium vào 208 gam H2O. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là (coi nước bay hơi ra không đáng kể).

    Hướng dẫn:

    Số mol của K là:

    nK = mK : MK = 15,6 : 39 = 0,4 mol 

    Phương trình phản ứng 

    2K + 2H2O → 2KOH + H2

    2     2              2             1

    Theo phương trình phản ứng ta có:

    nKOH = nK = 0,4 mol; 

    ⇒  mKOH = nKOH . MKOH = 0,4 . 56 = 22,4 gam

    nH2 = \frac{1}{2}nK = 0,4.\frac{1}{2} = 0,2 mol

    ⇒ mH2 = nH2 . MH2 = 0,2 . 2 = 0,4 gam.

    Khối lượng dung dịch sau phản ứng là:

    mdd = mK + mH2O - mH2 = 15,6 + 208 - 0,4 = 223,2 gam

    Theo công thức tính nồng độ phần trăm ta có:

    \mathrm C\%=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{KOH}}}{{\mathrm m}_{\mathrm{dd}}}.100\%=\frac{22,4}{223,2}.100\%=10\%

  • Câu 15: Nhận biết
    Tỉ số phân tử giữa các chất tham gia

    Cho biết tỉ số phân tử giữa các chất tham gia phản ứng trong phương trình sau:

    2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4 

    Hướng dẫn:

    2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4 

    Chất tham gia là NaOH và CuSO

    Vậy tỉ số phân tử giữa các chất tham gia là 2:1

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (40%):
    2/3
  • Vận dụng (27%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 16 lượt xem
Sắp xếp theo