Đề kiểm tra 45 phút KHTN 8 Chương 3: Khối lượng riêng và áp suất

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 30 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 30 điểm
  • Thời gian làm bài: 45 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
45:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Lực đẩy Archimedes

    Công thức tính lực đẩy Archimedes nào dưới đây đúng:

    Hướng dẫn:

     Công thức tính lực đẩy Archimedes:

    FA = d.V

    Trong đó d là trọng lượng riêng của chất lỏng.

    V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

  • Câu 2: Vận dụng
    Trường hợp nào áp suất tác dụng lên sàn lớn nhất

    Cho hình vẽ bên, trường hợp nào áp suất tác dụng lên sàn lớn nhất

    Hướng dẫn:

    Ta có công thức tính áp suất:

     p=\frac{F}{S}

    Trường hợp 4 có áp suất tác dụng lên sàn lớn nhất vì diện tích mặt bị ép là nhỏ nhất và áp lực lớn.

  • Câu 3: Vận dụng
    Khối lượng riêng của gang

    Một khối gang hình hộp chữ nhật có chiều dài các cạnh tương ứng là 2cm, 3cm, 5cm và có khối lượng 210 gam. Khối lượng riêng của gang là:

    Hướng dẫn:

    Thể tích của khối gang là

    V = 2.3.5 = 30 cm3

    Khối lượng riêng của gang là:

    D = m/D = 210 : 30 = 7 gam/cm3

  • Câu 4: Thông hiểu
    So sánh lực đẩy Archimedes

    Ba quả cầu có cùng thể tích, quả cầu 1 làm bằng nhôm, quả cầu 2 làm bằng đồng, quả cầu 3 làm bằng sắt. Nhúng chìm cả 3 quả cầu vào trong nước. So sánh lực đẩy Archimedes tác dụng lên mỗi quả cầu ta thấy.

    Hướng dẫn:

    Ta có: Lực đẩy Archimedes FA = dV

    Vì thể tích của 3 quả cầu như nhau và đều được nhúng chìm trong nước

    ⇒ Lực đẩy Archimedes  tác dụng lên mỗi quả cầu là như nhau.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Đổi đơn vị sai

    Đổi đơn vị nào sau đây là không chính xác.

    Hướng dẫn:

    Đơn vị đổi sai là: 

    1N/m2 = 102 Bar

    Sửa lại

    1N/m2 = 10-5Bar

  • Câu 6: Thông hiểu
    Ứng dụng của áp suất không khí

    Đâu không phải là ứng dụng của áp suất không khí trong đời sống.

    Hướng dẫn:

    Xe đạp điện không phải là ứng dụng của áp suất không khí trong đời sống.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Tìm nhận xét đúng

    Một thỏi sắt và một thỏi nhôm có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Nhận xét nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    Hai thỏi sắt và nhôm đều chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Sự tạo thành tiếng động trong tai

    Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về sự tạo thành tiếng động trong tai:

    Hướng dẫn:

    Càng lên cao áp suất khí quyển càng tăng sai vì Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.

  • Câu 9: Nhận biết
    Điền vào chỗ trống

    Điền vào chỗ chấm cụm từ thích hợp: "Áp suất khí quyển cũng tăng theo ... giống như áp suất chất lỏng".

    Hướng dẫn:

    Áp suất khí quyển cũng tăng theo độ sâu giống như áp suất chất lỏng.

  • Câu 10: Nhận biết
    Tác dụng của áp lực

    Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào:

    Hướng dẫn:

    Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép.

  • Câu 11: Nhận biết
    Hướng của lực đẩy Archimedes

    Nhận định nào sau đây đúng khi nói về hướng của lực đẩy Archimedes?

    Hướng dẫn:

    Lực đẩy Archimedes hướng thẳng đứng lên trên. 

  • Câu 12: Nhận biết
    Một vật rắn ở trong nước

    Một vật rắn ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?

    Hướng dẫn:

    Một vật rắn ở trong nước chịu tác dụng của Trọng lực và lực đẩy Archimedes.

  • Câu 13: Vận dụng
    Tính áp suất

    Một thùng đựng đầy nước cao 100 cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 40 cm là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.

    Hướng dẫn:

    Đổi 100 cm = 1 m

    40 cm = 0,4m

    Khoảng cách từ điểm A đến mặt thoáng là:

    h = 1 − 0,4 = 0,6 m

    Trọng lượng riêng của nước:

    d = 10000 N/m3

     Áp suất của nước tác dụng lên điểm A là:

    pA = d.h = 10000.0,6 = 6000 N/m2.

  • Câu 14: Nhận biết
    Khối lượng riêng của chì

    Khối lượng riêng của chì là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Khối lượng riêng của chì là 11300 kg/m3.

  • Câu 15: Vận dụng
    Tính khối lượng của một khối đá

    Tính khối lượng của một khối đá dạng hình hộp chữ nhật có kích thước 2,0 m x 3,0 m x 1,5 m. Biết khối lượng riêng của đá là D = 2600 kg/m3

    Hướng dẫn:

    Thể tích của khối đá là:

    V = 2.3.1,5 = 9 m3

    Khối lượng riêng của đá là

    D = 2600 kg/m3

    Khối lượng của khối đá trên là:

    m = D.V = 2600.9 = 23400 kg.

  • Câu 16: Nhận biết
    Điền vào chỗ trống

    Điền vào chỗ chấm: "Khi biết khối lượng riêng của một vật, ta có thể biết vật đó được cấu tạo bằng chất gì bằng cách đối chiếu với bảng ... của các chất."

    Hướng dẫn:

    Khi biết khối lượng riêng của một vật, ta có thể biết vật đó được cấu tạo bằng chất gì bằng cách đối chiếu với bảng khối lượng riêng của các chất.

  • Câu 17: Nhận biết
    Biểu thức xác định khối lượng riêng của vật

    Cho m, V lần lượt là khối lượng và thể tích của một vật. Biểu thức xác định khối lượng riêng của chất tạo thành vật đó có dạng nào sao đây?

    Hướng dẫn:

    Biểu thức xác định khối lượng riêng của chất tạo thành vật:

    p = \frac{m}{V}

    Trong dó:

    m là khối lượng của vật.

    V là thể tích của vật.

  • Câu 18: Nhận biết
    Vật trong lòng chất lỏng sẽ chìm xuống

    Một vật trong lòng chất lỏng sẽ chìm xuống khi:

    Hướng dẫn:

    Một vật trong lòng chất lỏng sẽ chìm xuống khi lực đẩy Archimedes nhỏ hơn trọng lượng của vật (FA < P).

  • Câu 19: Vận dụng
    So sánh áp suất p1 và p2

    Vật thứ nhất có khối lượng m­­1 = 1 kg, vật thứ hai có khối lượng m2 = 0,5 kg, biết diện tích bị ép như nhau. Hãy so sánh áp suất p1 và p2 của hai vật trên mặt sàn nằm ngang.

    Hướng dẫn:

     Ta có công thức tính áp suất 

     p=\frac{F}{S}

    Diện tích bị ép của mỗi vật là như nhau.

    Khối lượng của vật 1 lớn hơn vật 2 do đó áp suất vật 1 lớn hơn vật 2.

  • Câu 20: Vận dụng
    Trọng lượng của không khí trong phòng

    Một căn phòng rộng 4m, dài 5m, cao 3m. Biết khối lượng riêng của không khí là 1,29 kg/m3. Tính trọng lượng của không khí trong phòng.

    Hướng dẫn:

     Thể tích của phòng là:

    V = 4.5.3 = 60 m3

    Khối lượng không khí trong phòng là:

    m = V.D = 60.1,29 = 77,4 kg

    Trọng lượng của không khí trong phòng là:

    P = 10.m = 10. 77,4 = 774 N

  • Câu 21: Vận dụng
    Thể tích của vật

    Một vật móc vào 1 lực kế, ngoài không khí lực kế chỉ 2,02N. Khi nhúng chìm vật vào trong nước lực kế chỉ 1,72N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. Thể tích của vật là:

    Hướng dẫn:

    Khi vật ở ngoài không khí, số chỉ lực kế chính là trọng lực của vật: P = 2,02N (1)

    Khi nhúng chìm quả cầu vào nước thì:

    Vật chịu tác dụng của hai lực là lực đẩy Acsimét và trọng lực,

    Số chỉ của lực kế khi đó: F = P - FA = 1,72N (2)

    Từ (1) và (2), ta suy ra:

    FA = 2,02 − 1,72 = 0,3N

    Ta lại có:

    FA = d.V

    V=\frac{F_{A} }{d} =\frac{0,3}{10000} =3,10^{-5} m^{3} =30cm^{3}

  • Câu 22: Thông hiểu
    Chọn trường hợp đúng

    Trường hợp nào trong các trường hợp sau có thể làm giảm áp suất của một vật lên vật khác?

    Hướng dẫn:

    Ta có công thức tính áp suất 

    p = \frac{F}{S}

    Muốn giảm áp suất của một vật lên vật khác

    Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật (F), tăng diện tích S mặt bị ép.

  • Câu 23: Vận dụng
    Áp suất của rượu

    Một bình hình trụ cao 1,6m đựng đầy rượu. Biết khối lượng riêng của rượu là 800 kg/m3. Áp suất của rượu tác dụng lên điểm A cách đáy bình 20 cm là:

    Hướng dẫn:

    Đổi 20 cm = 0,2 m

    Khoảng cách từ điểm A đến mặt thoáng là:

    h = 1,6 − 0,2 = 1,4 m

    Trọng lượng riêng của rượu

    d = 10.D =10.800 = 8000 m3

    Áp suất của rượu tác dụng lên điểm A là:

    pA= d.h = 8000.1,4 = 11200 N/m2

  • Câu 24: Nhận biết
    Công thức tính lực đẩy Archimedes

    Công thức tính lực đẩy Archimedes: FA = dV. Trong đó V là:

    Hướng dẫn:

    Công thức tính lực đẩy Archimedes: FA = dV.

    Trong đó V là:

    Thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ

  • Câu 25: Nhận biết
    Đơn vị của áp lực

    Đơn vị của áp lực là:

    Hướng dẫn:

     Đơn vị của áp lực là Niutơn (N)

  • Câu 26: Thông hiểu
    Chọn nhận định sai

    Chỉ ra kết luận không đúng trong các kết luận sau:

    Hướng dẫn:

    Nhận định sai là: Đơn vị của áp lực là đơn vị của áp suất

    Đơn vị của áp lực là N, đơn vị của áp suất là N/m2

  • Câu 27: Vận dụng
    So sánh áp suất của chất lỏng lên đáy

    Cho ba bình giống hệt nhau đựng 3 chất lỏng: rượu, nước và sắt với cùng một thể tích như nhau. Biết khối lượng riêng của sắt là pFe = 7800 kg/m3, của nước là pnước = 1000 kg/m3, của rượu là prượu = 790 kg/m3. Hãy so sánh áp suất của chất lỏng lên đáy của các bình:

    Hướng dẫn:

    Áp suất của chất lỏng tác dụng lên đáy bình: p = d.h

    Vì ba bình giống hệt nhau và đựng 3 chất lỏng với một thể tích như nhau thì chiều cao của cột chất lỏng cũng như nhau: 

    pFe= pnước = prượu.

    Ta có: DFe > Dnước > Drượu. (13600 kg/m3 > 1000 kg/m3 > 790 kg/m3)

    Vì áp suất tỉ lệ thuận với trọng lượng riêng của chất lỏng nên pFe > pnước > prượu.

  • Câu 28: Thông hiểu
    Giảm áp suất ta cần

    Muốn giảm áp suất thì:

    Hướng dẫn:

    Ta có công thức tính áp suất:

    p = \frac{F}{S}

    Muốn giảm áp suất ta phải giảm lực F hoặc tăng diện tích mặt bị ép S

  • Câu 29: Thông hiểu
    Áp suất chất lỏng

    Nhận định nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng:

    Hướng dẫn:

    Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc độ cao lớp chất lỏng phía trên

  • Câu 30: Vận dụng cao
    Xác định thể tích nước để cân thăng bằng

    Đặt một khối sắt có thể tích V1 = 1,5 dm3 trên đĩa trái của cân Robecvan. Hỏi phải dùng bao nhiêu lít nước (đựng trong bình chứa có khối lượng không đáng kể) đặt lên đĩa phải để cân nằm thăng bằng? Cho khối lượng riêng của sắt là D1 = 7800 kg/m3, của nước là D2 = 1000 kg/m3.

    Hướng dẫn:

    Đổi 1,5 dm3 = 0,0015 m3

    Khối lượng riêng có công thức:

    D = m/V 

    ⇒ Khối lượng của khối sắt là:

    m1 =  D1.V1 = 7800.0,0015 = 11,7 (kg)

    Gọi V2 là thể tích nước phải đặt vào. Để cân thăng bằng thì khối lượng nước bằng với khối lượng sắt đó

    D1.V1 = D2.V2 

    ⇒ V_{2}  = \frac{D_{1}.V_{1} }{D_{2}} =\frac{11,7}{1000} =0,0117 \: (m^{3} )

    Đổi 0,0117 m3 = 11,7 lít

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (37%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (3%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 95 lượt xem
Sắp xếp theo