Sinh quyển

I. Khái niệm sinh quyển

Khái niệm sinh quyển: Sinh quyển là toàn bộ sinh vật sống trên Trái Đất cùng với các nhân tố vô sinh của môi trường.

Thành phần cấu tạo chính của sinh quyển: Sinh quyển là một hệ sinh thái khổng lồ, bao gồm lớp đất (thuộc thạch quyển), lớp không khí (thuộc khí quyển) và lớp nước đại dương (thuộc thủy quyển).

Mô hình sinh quyển
Mô hình sinh quyển

Mối quan hệ giữa sinh quyển và sinh vật:

  • Trong sinh quyển, sinh vật và những nhân tố vô sinh liên quan chặt chẽ với nhau thông qua các quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, hình thành nên hệ thống tự nhiên trên phạm vi toàn cầu.
  • Sinh quyển cung cấp các nhân tố vô sinh cần thiết cho sự tồn tại của sinh vật, các sinh vật muốn tồn tại cần phải thích nghi với điều kiện sống của sinh quyển.

II. Các khu sinh học

Sinh quyển gồm nhiều khu sinh học.

Mỗi khu sinh học có những đặc điểm về địa lí, khí hậu và thành phần sinh vật khác nhau.

Phân loại: Các khu sinh học được chia thành khu sinh học trên cạn, khu sinh học nước ngọt và khu sinh học biển.

1. Khu sinh học trên cạn

Trên cạn, những đặc tính khí hậu của mỗi vùng địa lí đã xác định các khu sinh học khác nhau, tại đó có những sinh vật đặc trưng thích nghi với điều kiện của khu vực. Ví dụ: Khi sinh học đồng rêu đới lạnh có đặc điểm khí hậu vùng cực, quanh năm băng giá, thời kì trời quang đãng và ấm áp rất ngắn.

Do đó, thực vật chiếm ưu thế là các loài sống nơi ẩm ướt và lạnh như rêu và địa y.

Từ vùng cực đến vùng nhiệt đới có các khu sinh học: đồng rêu hàn đới, rừng lá kim phương bắc, rừng ôn đới, rừng mưa nhiệt đới.

Các khu sinh học trên cạn
Các khu sinh học trên cạn

2. Khu sinh học nước ngọt

Khu sinh học nước ngọt được chia thành hai nhóm chính là khu vực nước đứng (ao, hồ, đầm,…) và khu vực nước chảy (sông, suối,…).

Khu vực nước đứng
Khu vực nước đứng
Khu vực nước chảy
Khu vực nước chảy

3. Khu sinh học biển

Ở các khu sinh học biển, sinh vật có sự khác nhau theo chiều thẳng đứng (chiều sâu) và chiều ngang:

Theo chiều thẳng đứng (chiều sâu): Sinh vật có sự phân tầng rõ rệt theo chiều sâu. Tầng nước mặt là nơi sống của nhiều sinh vật nổi, tầng giữa có nhiều sinh vật tự bơi, tầng dưới cùng có nhiều động vật đáy sinh sống.

Khu sinh học biển theo chiều sâu
Khu sinh học biển theo chiều sâu

Theo chiều ngang: Khu sinh học biển được chia thành vùng ven bờ và vùng khơi. Vùng ven bờ thường có thành phần sinh vật phong phú hơn so với vùng khơi.

Khu sinh học biển theo chiều ngang
Khu sinh học biển theo chiều ngang
Câu trắc nghiệm mã số: 39739,39714,39708,39709,39423,38631,38628,38626,38620,37837
  • 7 lượt xem
Sắp xếp theo