Luyện tập Năng lượng nhiệt và nội năng

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Năng lượng của vật ở trên cao so với mặt đất

    Vật ở trên cao so với mặt đất có năng lượng gọi là 

    Hướng dẫn:

    Vật ở trên cao so với mặt đất có năng lượng gọi là thế năng hấp dẫn.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Các dạng năng lượng của viên đạn đang bay

    Một viên đạn đang bay trên cao, có những dạng năng lượng nào mà em đã được học?

    Hướng dẫn:

    Một viên đạn đang bay trên cao có các dạng năng lượng sau:

    - Thế năng vì có độ cao so với mặt đất

    - Động năng vì đang chuyển động

    - Nhiệt năng vì các phân tử nguyên tử cấu tạo nên viên đạn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng \Rightarrow có nhiệt năng

  • Câu 3: Nhận biết
    Khái niệm nhiệt năng

    Nhiệt năng của một vật là

    Hướng dẫn:

    Nhiệt năng là năng lượng mà vật có được nhờ chuyển động nhiệt.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Trường hợp nội năng thay đổi không phải do truyền nhiệt

    Trường hợp nội năng của vật bị biến đổi không phải do truyền nhiệt là:

    Hướng dẫn:

    Ta xoa hai bàn tay vào nhau cho ấm lên thì nội năng bị biến đổi do thực hiện công.

    Các trường hợp còn lại thì nội năng thay đổi do truyền nhiệt.

  • Câu 5: Vận dụng
    Tính nhiệt lượng mà lưỡi cưa nhận được

    Một lưỡi cưa ban đầu có nhiệt năng là 300 J, sau khi cưa một thời gian thì nhiệt năng của nó là 800 J. Hỏi nhiệt lượng mà lưỡi cưa nhận được là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Ta có: Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

    \Rightarrow Nhiệt lượng mà lưỡi cưa nhận được trong trường hợp trên bằng 800 − 300 = 500 J

  • Câu 6: Thông hiểu
    Chọn phát biểu đúng khi nói về nhiệt năng

    Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của vật?

    Hướng dẫn:

    Do mọi vật đều được cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử chuyển động hỗn loạn không ngừng nên mọi vật đều có nhiệt năng.

  • Câu 7: Vận dụng
    Chọn câu trả lời đúng

    Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 90oC vào một cốc nước ở nhiệt độ trong phòng (khoảng 24oC), nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi thế nào? Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây:

    Hướng dẫn:

    Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 90oC vào một cốc nước ở nhiệt độ trong phòng (khoảng 24oC) thì nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng.

  • Câu 8: Nhận biết
    Nhiệt độ của vật giảm

    Nhiệt độ của vật giảm là do các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật

    Hướng dẫn:

    Nhiệt độ của vật giảm là do các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động chậm đi.

  • Câu 9: Nhận biết
    Nhiệt độ và nhiệt năng

    Nhiệt độ của vật càng cao thì:

    Hướng dẫn:

    Ta có, nhiệt năng có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ: Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Tính chất không phải của nguyên tử, phân tử

    Tính chất nào sau đây không phải của nguyên tử, phân tử?

    Hướng dẫn:

    Các phân tử cấu tạo nên vật luôn luôn chuyển động không ngừng, do đó chúng luôn có động năng.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Cách làm không làm thay đổi nhiệt năng của vật

    Cách nào sau đây không làm thay đổi nhiệt năng của vật?

    Hướng dẫn:

    Đặt vật vào môi trường có nhiệt độ bằng với nhiệt độ vật sẽ không làm thay đổi nhiệt năng của vật.

  • Câu 12: Nhận biết
    Khái niệm nội năng

    Nội năng của vật là:

    Hướng dẫn:

    Nội năng của vật là tổng động năng và thế năng của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (42%):
    2/3
  • Thông hiểu (42%):
    2/3
  • Vận dụng (17%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo