Bảo vệ môi trường

I. Tác động của con người đối với môi trường qua các thời kì phát triển xã hội

1. Thời kì nguyên thủy

Con người chủ yếu khai thác thiên nhiên thông qua hình thức hái lượm và săn bắt.

Một số hoạt động của con người thời kì nguyên thủy
Một số hoạt động của con người thời kì nguyên thủy

Tác động đáng kể của con người tới môi trường đã biết dùng lửa để nấu chín thức ăn, xua đuổi thú dữ, sưởi ấm và đốt rừng để săn bắt thú. Hoạt động này làm cho nhiều cánh rừng rộng lớn bị đốt cháy.

2. Thời kì xã hội nông nghiệp

Con người bắt đầu biết trồng cây lương thực như lúa nước, lúa mì, ngô,… và chăn nuôi trâu, bò, dê, cừu,…

Hoạt động chăn nuôi thời kì xã hội nông nghiệp
Hoạt động chăn nuôi thời kì xã hội nông nghiệp

Tác động của con người tới môi trường trong thời kì xã hội nông nghiệp:

  • Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi khiến con người phải chặt phá, đốt rừng để lấy đất canh tác. Hoạt động cày xới làm thay đổi cấu trúc đất, hậu quả là nhiều vùng đất bị khô nhanh chóng, tăng nguy cơ xói mòn và suy giảm độ màu mỡ. Nhiều khu rừng bị chuyển đổi thành khu dân cư và khu sản xuất nông nghiệp.
  •  Tuy nhiên, hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng giúp tích lũy nhiều giống cây trồng và vật nuôi, hình thành các hệ sinh thái nhân tạo.

3. Thời kì xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp

Trong thời kì cách mạng công nghiệp, con người đã bắt đầu cơ giới hóa sản xuất dựa vào các loại máy móc; nguồn nguyên, nhiên, vật liệu như sắt, than đá,… và năng lượng mới là hơi nước.

Đặc biệt, việc sử dụng năng lượng điện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt quy mô lớn, công nghiệp sản xuất phát triển mạnh mẽ, con người đã đẩy mạnh khai thác các loại tài nguyên khoáng sản để phục vụ cho sản xuất.

Hoạt động trồng trọt qua một số thời kì phát triển xã hội
Hoạt động trồng trọt qua một số thời kì phát triển xã hội

→ Tác động của con người tới môi trường trong thời kì xã hội công nghiệp:

Việc xây dựng các khu công nghiệp, các khu đô thị hóa; khai thác khoáng sản và khai thác rừng bừa bãi; xả thải rác thải, chất gây ô nhiễm vào môi trường;…

Hoạt động của con người trong thời kì công nghiệp
Hoạt động của con người trong thời kì công nghiệp

Trong thời kì xã hội công nghiệp đã dẫn tới hậu quả là suy giảm hệ sinh thái rừng và tài nguyên sinh vật, gây ô nhiễm môi trường và làm mất cân bằng sinh thái, gây ra xói mòn và thoái hoá đất, hạn hán, lũ lụt,...

Hạn hán
Hạn hán
Lũ lụt
Lũ lụt
Giảm hệ sinh thái rừng
Giảm hệ sinh thái rừng

Bên cạnh đó, nền công nghiệp phát triển cũng góp phần cải tạo môi trường, nhiều giống vật nuôi và cây trồng quý được lai tạo và nhân giống,…

Nhân giống cây trồng
Nhân giống cây trồng

Từ nửa sau thế kỉ XX, điện tử và công nghệ thông tin được ứng dụng để tự động hóa sản xuất đã tạo điều kiện tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực xã hội trong việc tạo ra cùng một khối lượng hàng hóa tiêu dùng.

Hiện nay, cách mạng công nghiệp lần thứ tư (còn gọi là Cách mạng 4.0) có sự kết hợp các công nghệ với nhau. Trong lĩnh vực Sinh học, Cách mạng 4.0 tập trung nghiên cứu để tạo ra bước nhảy vọt trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo,…

Câu trắc nghiệm mã số: 39727,38839,38119,38095,38094,37880

II. Ô nhiễm môi trường

1. Khái niệm ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường

2. Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

2.1. Ô nhiễm do chất thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt

Tác nhân ô nhiễm: Các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt như CO, SO2, CO2, NO2,…

Ô nhiễm môi trường do khí thải
Ô nhiễm môi trường do khí thải

Tác động: Chất thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt có ảnh hưởng không tốt tới cơ thể sinh vật. Bên cạnh đó, chúng là một trong những nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính.

2.2. Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật

Tác nhân ô nhiễm: Sản xuất nông nghiệp sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,…

Ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật
Ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật

Tác động: Thuốc bảo vệ thực vật góp phần làm tăng năng suất cây trồng nhưng có thể gây hại cho sức khỏe con người và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái nếu sử dụng không đúng cách.

2.3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ

Tác nhân ô nhiễm: Nguồn ô nhiễm phóng xạ chủ yếu đến từ các hoạt động thử và sản xuất vũ khí hạt nhân, các nhà máy điện nguyên tử,…

Ô nhiễm môi trường do phóng xạ
Ô nhiễm môi trường do phóng xạ

Tác động: Các chất phóng xạ có khả năng gây biến đổi vật chất di truyền ở người và các loài sinh vật, từ đó, làm phát sinh một số bệnh, tật di truyền.

2.4. Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh

Tác nhân ô nhiễm: Vi sinh vật gây bệnh cho người và động vật có thể phát triển mạnh trong môi trường chứa các chất thải như phân động vật, rác, nước thải sinh hoạt, rác thải từ các bệnh viện,… không được thu gom và xử lí đúng cách.

Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt
Rác thải
Rác thải
Dịch bệnh ở động vật
Dịch bệnh ở động vật

Tác động: Các vi sinh vật gây bệnh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người và sinh vật khác.

3. Một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường

Để hạn chế ô nhiễm môi trường, cần đồng thời kết hợp nhiều biện pháp sau:

  • Xử lí chất thải công nghiệp và sinh hoạt.
  • Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời.
  • Trồng nhiều cây xanh.
  • Ứng dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất.
  • Đặc biệt, cần tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường.
Phân loại rác
Phân loại rác
Năng lượng Mặt trời
Năng lượng Mặt trời
Trồng cây xanh
Trồng cây xanh
Tuyên truyền bảo vệ môi trường
Tuyên truyền bảo vệ môi trường
Câu trắc nghiệm mã số: 39489,39490,38124,38119,38101,37887,37885,37883,37065

III. Biến đổi khí hậu

1. Khái niệm

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi giá trị trung bình của các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,…

Tác động của con người là nguyên nhân chủ yếu gây biến đổi khí hậu.

2. Các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu

Một số biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu:

  • Xây dựng hệ thống đê điều kiên cố.
  • Trồng rừng phòng hộ chắn sóng, chống xói lở ở bờ biển, bờ sông.
  • Chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi phù hợp.
  • Xây nhà chống lũ.

....

Xây dựng đê
Xây dựng đê
Rừng phòng hộ
Rừng phòng hộ
Xây nhà chống lũ
Xây nhà chống lũ

IV. Bảo vệ động vật hoang dã

1. Tầm quan trọng của việc bảo vệ động vật hoang dã

Mỗi loài sinh vật là một mắt xích trong hệ sinh thái. Vì một nguyên nhân nào đó, nếu một loài bị biến mất sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái, làm giảm đa dạng nguồn gene, giảm đa dạng sinh học, gây mất cân bằng sinh thái.

2. Hiện trạng

Hiện nay, nhiều loài động vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng do bị săn bắt quá mức như voi, tê giác, hổ,…

Một số loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng.

Sao la
Sao la
Sếu đầu đỏ
Sếu đầu đỏ
Voọc chà vá
Voọc chà vá

3. Biện pháp bảo vệ động vật hoang dã

Các loài động vật này cần được bảo vệ theo Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã (CITES); bảo vệ và phục hồi môi trường sống của chúng cũng như giữ gìn thiên nhiên hoang dã.

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã
Chung tay bảo vệ động vật hoang dã
Câu trắc nghiệm mã số: 37071,37061
  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo