Luyện tập Lực đẩy Archimedes

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Hòn bi ở trong nước chịu những loại lực

    Một hòn bi ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?

    Hướng dẫn:

    Một hòn bị ở trong nước chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes và trọng lực

  • Câu 2: Vận dụng
    Lực đẩy Archimedes

    Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 2N. Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 1,5N. Lực đẩy Archimedes có độ lớn là:

    Hướng dẫn:

    Khi treo quả cầu sắt ở ngoài không khí, số chỉ lực kế chính là trọng lực của vật:

    P = 2N (1)

    Khi nhúng chìm quả cầu vào nước thì:

    Quả cầu chịu tác dụng của hai lực là lực đẩy Archimedes  và trọng lực

    Số chỉ của lực kế khi đó: F = P – FA = 1,5N (2)

    Từ (1) và (2), ta suy ra: FA = 2 − 1,5 = 0,5N.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Giải thích ôm một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí

    Khi ôm một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì:

    Hướng dẫn:

    Khi ôm một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì lực đẩy của nước.

  • Câu 4: Vận dụng cao
    Thể tích của vật

    Một vật móc vào 1 lực kế, ngoài không khí lực kế chỉ 2,24N. Khi nhúng chìm vật vào trong nước lực kế chỉ 1,83N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3. Thể tích của vật là:

    Hướng dẫn:

    Khi vật ở ngoài không khí, số chỉ lực kế chính là trọng lực của vật P = 2,24N (1)

    Khi nhúng chìm quả cầu vào nước thì vậy chịu tác dụng của hai lực là lực đẩy Archimedes và trọng lực:

    Số chỉ của lực kế khi đó là:

    F = P - FA = 1,83 (2)

    Từ (1) và (2) ta có:

    FA = 2,24 - 1,84 = 0,4N

    Mặt khác ta có lực Archimedes:

    FA = d.V 

    ⇒V= \frac{F_{A} }{d} =\frac{0,4}{10000} =4.10^{-5} m^{3}=40 cm ^{3}

  • Câu 5: Nhận biết
    Công thức tính lực đẩy

    Công thức tính lực đẩy Archimedes là:

    Hướng dẫn:

    Công thức tính lực đẩy Archimedes là

    FA = d.V.

    Trong đó d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

  • Câu 6: Nhận biết
    Định luật Archimedes

    Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về lực đẩy Archimedes?

    Hướng dẫn:

    Nội dung định luật Archimedes:

    Một vật đặt trong chất lỏng chịu tác dụng một lực đẩy hướng thẳng đứng từ dưới lên trên.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Xác định thể tích

    Công thức tính lực đẩy Archimedes là FA = d.V. Ở hình vẽ dưới đây thì V là thể tích nào?

    Lực đẩy Archimedes

    Hướng dẫn:

    Công thức tính lực đẩy Archimedes là FA = d.V

    Trong đó:

    + V là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

    + d là trọng lượng riêng của chất lỏng

    Trong trường hợp này thì V là thể tích của phần bị chìm dưới mực chất lỏng của vật.

  • Câu 8: Nhận biết
    Vật ở trong nước chịu tác dụng của lực

    Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?

    Hướng dẫn:

    Một vật ở trong nước chịu tác dụng của Trọng lực và lực đẩy Archimedes

  • Câu 9: Thông hiểu
    Xác định lực tác dụng 2 khối

    15 cm3 nhôm (có trọng lượng riêng 27 000 N/m3) và 15 cm3 chì (trọng lượng riêng 130 000N/m3) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn?

    Hướng dẫn:

    Hai vật này đều chìn dưới nước và chúng có thể tích bằng nhau, nên thể tích của phần chất lỏng bị chúng chiếm chỗ như nhâu.

    Do đó Lực đẩy tác dụng lên cả 2 khối nhưu nhau.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Vật chìm xuống khi

    Gọi FA là lực đẩy Archimedes, PV là trọng lượng của vật, dV là khối lượng riêng của vật, do là khối lượng riêng của chất lỏng. Một vật được nhúng trong chất lỏng thì vật chìm xuống khi:

    Hướng dẫn:

    Trọng lượng của vật:

    PV = dV.V

    Lực đẩy Archimeder:

    FA = do.V.

    Để vật chìm xuống khi:

    FA < PV ⇔ do.V < dV.V ⇒ do < dv

  • Câu 11: Nhận biết
    Xác định thể tích

    Công thức tính lực đẩy Archimede: FA = d.V. Trong đó V là:

    Hướng dẫn:

    Công thức tính lực đẩy Archimede: FA = d.V.

    Trong đó V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

  • Câu 12: Vận dụng
    Tính khối lượng hàng

    Một sà lan có dạng hình hộp chữ nhật có kích thước là 10m x 5m x 2m. Khối lượng của sà lan và các thiết bị đặt trên xà lan bằng 55 tấn. Hỏi có thể đặt vào sà lan kiện hàng nặng bao nhiêu? Trọng lượng riêng của nước là (10000 N/m3).

    Gợi ý:

    Một vật ở trong lòng chất lỏng sẽ:

    Chìm xuống khi lực đẩy Archimedes nhỏ hơn trọng lượng của vật (FA < P).

    Nổi lên khi lực đẩy Archimedes lớn hơn trọng lượng của vật (FA > P)

    Hướng dẫn:

    Thể tích của sà lan là 

    V = 10.5.2 = 100 m3

    Khi sà lan ngập hoàn toàn trong nước, lực đẩy Archimedes tác dụng lên sà lan là:

    FA = dnước.V = 10 000.100 = 1 000 000 (N)

    Để xà lan không bị chìm, trọng lượng của sà lan là:

    P < F⇔ 10.m < FA 

    ⇒ m <\frac{F_{A} }{10}

    ⇒ m <\frac{1 000 000 }{10} =100 000(kg)

    ⇒ m  < 100 tấn

    Khối lượng của hàng đặt lên sà lan là:

    m hàng = m - msà lan 

    ⇒ m hàng < 100 - 55 ⇒ m hàng < 45 tấn

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (42%):
    2/3
  • Vận dụng (17%):
    2/3
  • Vận dụng cao (8%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo