Luyện tập Tính theo phương trình hóa học

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Khối lượng muối Aluminium chlorid

    Hòa tan hết 4,05 gam Al trong dung dịch HCl 1M, phản ứng xảy ra như sau:

    2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

    Khối lượng muối Aluminium chlorid (AlCl3) tạo thành sau phản ứng là:

    Hướng dẫn:

    Số mol Al tham gia phản ứng:

    n_{Al}=\frac{m_{Al}}{M_{Al}}=\frac{4,05}{27}=0,15\;(mol)

    Phương trình phản ứng

    2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

    Theo phương trình hóa học:

    2 mol Al tham gia phản ứng sẽ thu được 2 mol AlCl3.

    Vậy 0,15 mol Al ........................................ 0,15 mol AlCl3

    Khối lượng Aluminium chlorid tạo thành sau phản ứng:

    mAlCl3 = nAlCl3.MAlCl3 = 0,15.(27 + 35,5.3) = 20,025 gam

  • Câu 2: Vận dụng
    Thể tích khí hydrogen

    Tiến hành hoà tan hết 6,5 gam Zn trong dung dịch H2SO4 loãng 1M, phản ứng xảy ra như sau:

    Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

    Thể tích khí hydrogen thu được ở đkc ở 25oC, 1 bar là:

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng:

    Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

    Số mol Zn tham gia phản ứng:

    nZn = 6,5 : 65 = 0,1 (mol)

    Theo phương trình hoá học:

    1 mol Zn tham gia phản ứng sẽ thu được 1 mol H2.

    Vậy 0,1 mol Zn tham gia phản ứng sẽ thu được 0,1 mol H2.

    Thể tích khí hydrogen thu được ở 25oC, 1 bar (tức điều kiện chuẩn) là:

    VH2 = nH2 . 24,79 = 0,1 . 24,79 = 2,479 lít.

  • Câu 3: Vận dụng
    Tính khối lượng vôi sống

    Nung 20 gam calcium carbonate (thành phần chính của đá vôi), thu được khí carbon dioxide và m gam vôi sống. Biết hiệu suất phản ứng là 75%, xác định giá trị m.

    Hướng dẫn:

    Số mol CaCO3:

    nCaCO3 = 20:100 = 0,2 (mol).

    Phương trình hoá học:

    CaCO3 \overset{t^{o} }{ightarrow} CaO + CO2

    Theo phương trình hoá học:

    1 mol CaCO3 tham gia phản ứng thu được 1 mol CaO.

    Vậy 0,2 mol CaCO3 tham gia phản ứng thu được 0,2 mol CaO.

    Khối lượng CaO thu được theo lí thuyết là:

    mlí thuyết = 0,2.56 = 11,2 gam.

    Do hiệu suất phản ứng là 75% nên khối lượng CaO thu được theo thực tế là:

    mthực tế = 11,2.75:100 = 8,4 (gam).

  • Câu 4: Vận dụng
    Hiệu suất phản ứng

    Cho 8 gam copper (II) oxide tác dụng với khí hydrogen dư ở nhiệt độ cao, thu được 4,8 gam copper. Phản ứng xảy ra như sau:

    CuO + H2 \overset{t^{\circ } }{ightarrow} Cu + H2O

    Hiệu suất phản ứng là:

    Hướng dẫn:

    Số molCuO thu được theo lý thuyết là:

    nCuO = mCuO:MCuO = 8:80 = 0,1 mol

    Theo phương trình phản ứng hóa học:

    1 mol CuO tham gia phản ứng sẽ thu được 1 mol Cu.

    Vậy 0,1 mol CuO ....................................... 0,1 mol Cu.

    Khối lượng Cu thu được theo lý thuyết là:

    mCu = nCu.MCu = 0,1.64 = 6,4 gam

    Hiệu suất phản ứng là:

    H=\frac{m'_{Cu}}{m_{Cu}}.100(\%)=\frac{4,8}{6,4}.100(\%)=75(\%)

  • Câu 5: Vận dụng
    Tính thể tích khí oxygen

    Đốt cháy hoàn toàn 1,2395 lít khí CH4 (đkc) cần dùng V lít khí O2 (đkc), sau phản ứng thu được sản phẩm là khí carbon dioxide và nước. Giá trị của V là

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng

    CH4 + 2O2 \xrightarrow{t^o} CO2 + 2H2O

    Số mol chất khí CH4 tham gia phản ứng là:

    nCH4 = V:24,79 = 1,2395 : 24,79 = 0,05 (mol)

    Theo phương trình hoá học:

    1 mol CH4 tham gia phản ứng thu được 2 mol O2.

    Vậy 0,05 mol CH4 tham gia phản ứng thu được 0,1 mol O2.

    Thể tích khí O2 ở điều kiện chuẩn là:

    VO2 = nO2.24,79 = 0,1.24,79 = 2,479 lít.

  • Câu 6: Nhận biết
    Khẳng định nào không đúng

    Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về tính toán theo phương trình hóa học?

    Hướng dẫn:

    Tính toán theo phương trình cần viết sơ đồ phản ứng xảy ra.

  • Câu 7: Vận dụng
    Số mol CaCO3

    Cho phương trình nung đá vôi như sau:

    CaCO3 \overset{t^{o} }{ightarrow} CO2 + CaO.

    Để thu được 11,2 gam CaO cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 là:

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng

    CaCO3 \overset{t^{o} }{ightarrow} CO2 + CaO.

    Số mol CaO sinh ra là:

    nCaO = mCaO:MCaO = 11,2 : 56 = 0,2 mol

    Theo phương trình hóa học ta có:

    1 mol CaCO3 tham gia phản ứng thu được 1 mol CaO.

    Vậy 0,2 mol CaCO3 tham gia phản ứng thu được 0,2 mol CaO.

  • Câu 8: Vận dụng cao
    Xác định tên kim loại R

    Biết rằng 4,6 gam một kim loại R (có hoá trị I) tác dụng vừa đủ với 2,479 lít khí Chlorine (ở đkc) theo phản ứng tổng quát sau: 2R + Cl2 \overset{t^{o} }{ightarrow} 2RCl. Xác định kim loại R

    Hướng dẫn:

    Phản ứng tổng quát 

    2R + Cl2 \overset{t^{o} }{ightarrow} 2RCl

    Số mol khí Cl2 ở đkc là:

    nCl2 = V:24,79 = 2,479:24,79 = 0,1 mol

    Theo phương trình hoá học:

    2 mol R tham gia phản ứng thu được 1 mol Cl2.

    Vậy 0,2 mol R tham gia phản ứng thu được 0,1 mol Cl2.

    Để xác định được kim loại R, ta đi tìm khối lượng mol R bằng:

    MR = mR : nR = 4,6 : 0,2 = 23 (gam/mol)

    Vậy kim loại R cần tìm là Na.

  • Câu 9: Vận dụng
    Tính thể tích của oxygen

    Tính thể tích của oxygen (đkc) cần dùng để đốt cháy hết 6,2 gam P. Theo phương trình phản ứng sau:  4P + 5O2 \overset{t^{\circ } }{ightarrow} 2P2O5

    Hướng dẫn:

    Số mol P phản ứng là:

    nP= mP :MP = 6,2:31 = 0,2 (mol)

    Phương trình hóa học:  4P + 5O2 \overset{t^{\circ } }{ightarrow} 2P2O5

    Theo phương trình hoá học:

    4 mol P tham gia phản ứng sẽ thu được 5 mol O2.

    Vậy 0,2 mol P tham gia phản ứng sẽ thu được 0,25 mol O2.

    ⇒ Thể tích oxygen cần dùng là: V = 24,79.n = 24,79.0,25 = 6,1975 lít

  • Câu 10: Vận dụng cao
    Tính khối lượng dung dịch

    Hòa tan 28,8 gam hỗn hợp Mg và CuO trong m gam dung dịch H2SO4 19,6% thu được dung dịch muối và 4,958 lít khí H2 (đkc). Giá trị m là:

    Hướng dẫn:

    Số mol của khí H2 là:

    nH2 = 4,958:22,4 = 0,2 mol

    Phương trình phản ứng hóa học

    Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2 (1)

    1          1            1                1

    Theo tỉ lệ mol phản ứng ta có:

    nMg = nH2 = 0,2 mol

    Khối lượng Mg tham gia phản ứng là:

    mMg = nMg.MMg = 0,2.24 = 4,8 gam

    Khối lượng CuO trong 28,8 gam hỗn hợp Mg và CuO là:

    ⇒ mCuO = mhỗn hợp - mMg = 28,8 - 4,8 = 24 gam

    ⇒ nCuO = 24:80 = 0,3 mol

    Phương trình phản ứng

    CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O (2)

    1          1                  1           1

    Theo tỉ lệ mol phản ứng, số mol H2SO4 ở phản ứng (2) là: 

    nCuO = nH2SO4 = 0,3 mol

    Tổng số mol H2SO4 ở cả 2 phản ứng là:

    ∑nH2SO4 = nH2SO4 phản ứng (1) + nH2SO4 phản ứng (2) = 0,2 + 0,3 = 0,5 mol.

    Khối lượng H2SO4 là:

    mH2SO4 = nH2SO4.MH2SO4 = 0,5.98 = 49 gam.

    Theo công thức tính nồng độ phần trăm ta có:

    C% = mct: mdd.100% ⇒ m dd = mct.100:C% = 49.100:19,6 = 250 gam.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Lượng chất tham gia và lượng chất sản phẩm

    Bằng cách nào có thể tính được lượng chất tham gia và lượng chất sản phẩm trong quá trình sản xuất?

    Hướng dẫn:

    Dựa vào phương trình hoá học, khi biết lượng một chất đã phản ứng hoặc lượng chất tạo thành tính được lượng các chất còn lại.

  • Câu 12: Vận dụng
    Số mol Ba tham gia phản ứng

    Cho phương trình phản ứng hóa học sau:

    Ba + 2HCl → BaCl2 + H2

    Để thu dược 4,16 gam BaCl2 cần bao nhiêu mol Ba.

    Hướng dẫn:

    Số mol BaCl2 thu được là:

    nBaCl2 = mBaCl2 : MBaCl2 = 4,16 : 208 = 0,02 mol

    Phương trình phản ứng hóa học sau:

    Ba + 2HCl → BaCl2 + H2

    1       2           1            1

    Theo phương trình hoá học:

    1 mol Ba tham gia phản ứng sẽ thu được 1 mol BaCl2

    Vậy 0,02 mol Ba tham gia phản ứng thu được 0,02 mol BaCl2.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (8%):
    2/3
  • Thông hiểu (8%):
    2/3
  • Vận dụng (67%):
    2/3
  • Vận dụng cao (17%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 4 lượt xem
Sắp xếp theo