Đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức (Đề 4)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 30 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 30 điểm
  • Thời gian làm bài: 45 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
45:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Quá trình trao đổi chất, máu và nước mô sẽ cung cấp

    Trong quá trình trao đổi chất, máu và nước mô sẽ cung cấp cho tế bào những gì?

    Hướng dẫn:

    Máu và nước mô cung cấp khí oxygen và chất dinh dưỡng cho tế bào

  • Câu 2: Thông hiểu
    Dung dịch có độ base mạnh nhất

    Dung dịch nào có độ base mạnh nhất trong các dung dịch có giá trị pH sau?

    Hướng dẫn:

    Ta có: pH càng nhỏ thì độ acid của dung dịch càng lớn, pH càng lớn thì độ base của dung dịch cành lớn.

    ⇒ Dung dịch có pH = 14 có độ base mạnh nhất.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Lượng uric acid trong máu cao hơn mức bình thường

    Nếu lượng uric acid trong máu cao hơn mức bình thường kéo dài có thể dẫn đến việc mắc loại bệnh nào?

    Hướng dẫn:

    Nếu lượng uric acid trong máu cao hơn mức bình thường kéo dài có thể dẫn đến việc mắc loại bệnh Viên khớp, gout, suy thận.

  • Câu 4: Nhận biết
    Cấu tạo của cơ quan thị giác

    Cấu tạo của cơ quan thị giác gồm các bộ phận:

    Hướng dẫn:

    Cấu tạo của cơ quan thị giác gồm các bộ phận: mắt, dây thần kinh thị giác, trung khu thị giác ở não bộ.

    Thị giác có chức năng quan sát, thu nhận hình ảnh, màu sắc của sự vật và hiện tượng, giúp não nhận biết và xử lý thông tin.

  • Câu 5: Vận dụng
    Người bệnh không có biểu hiện

    Một bệnh nhân bị bệnh ở tuyến yên khiến cho hormone sinh trưởng GH tiết ra ít hơn so với người bình thường. Theo em, người bệnh này sẽ không có biểu hiện nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Hormone sinh trưởng GH do tuyến yên tiết ra có tác dụng thích sinh trưởng.

    Do đó, bệnh nhân bị bệnh ở tuyến yên khiến cho hormone sinh trưởng GH tiết ra ít hơn so với người bình thường sẽ không có biểu hiện xương dài nhanh.

  • Câu 6: Vận dụng cao
    Nồng độ phần trăm của BaCl2

    Cho 53,736 gam hỗn hợp A gồm KOH và Ba(OH)2 vào 400 gam dung dịch HCl vừa đủ, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch X thu được 67,278 gam hỗn hợp muối. Nồng độ phần trăm của BaCl2 trong dung dịch B là

    Hướng dẫn:

    Gọi số mol KOH và Ba(OH)2 lần lượt là x và y mol

    ⇒ mhỗn hợp A = 56x + 171y = 53,736 (1)

    Phương trình phản ứng xảy ra

    KOH + HCl → KCl + H2O

    x                  → x

    Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O

    y                     → y

    ⇒  mmuối = 74,5x + 208y =  67,278 (2)

    Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

    \left\{\begin{array}{l}56x\;+\;171y=\;53,736\\74,5x\;+\;208y=\;67,278\end{array}ight.\Rightarrow\;\left\{\begin{array}{l}x=0,3\\y=0,216\end{array}ight.

    ⇒ nBaCl2 = 0,216 mol

    ⇒ mBaCl2 = 0,216.208 = 44,928 gam

    Ta có mdung dịch trước pứ = mhỗn hợp A + mdung dịch HCl = 53,736  + 400 = 453,736 gam

    Vì sau phản ứng không sinh ra chất khí hay chất kết tủa:

    mdung dịch sau pứ = mdung dịch trước pứ = 453,736 gam

    \Rightarrow C\%BaCl_2=\frac{\;44,928\;}{453,736}.100\%=9,9\%

  • Câu 7: Thông hiểu
    Nhận biết HCl, NaCl và KOH

    Có ba dung dịch không màu HCl, NaCl và KOH. Thuốc thử để nhận biết các chất trên là:

    Hướng dẫn:

    Sử dụng quỳ tím.

    Trích mẫu thử đánh số thứ tự

    Cho lần lượt vào mỗi mẫu thử một mẩu quỳ tím:

    + Quỳ tím chuyển sang màu đỏ: HCl;

    + Quỳ tím chuyển sang màu xanh: KOH;

    + Quỳ tím không đổi màu: NaCl.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Nguyên nhân viễn thị

    Viễn thị là một trong những tật về mắt, mắt chỉ nhìn rõ các vật ở xa. Nguyên nhân viễn thị do:

    Hướng dẫn:

    Viễn thị là một trong những tật về mắt, mắt chỉ nhìn rõ các vật ở xa.

    Nguyên nhân viễn thị do: Cầu mắt ngắn hoặc ở người già thủy tinh thể bị lão hóa, mất tính đàn hồi không phồng được.

  • Câu 9: Nhận biết
    Bàn là được ứng dụng chủ yếu

    Khi dùng bàn là, tác dụng của dòng điện được ứng dụng chủ yếu là

    Hướng dẫn:

     Khi dùng bàn là, tác dụng của dòng điện được ứng dụng chủ yếu là tác dụng nhiệt.

  • Câu 10: Nhận biết
    Chất nào là oxide acid

    Chất nào sau đây là oxide acid:

    Hướng dẫn:

    Oxide acid là CO2

    NaOH là base

    Fe2O3 là oxide base

  • Câu 11: Vận dụng
    Sơ đồ mạch điện đúng

    Cho các dụng cụ gồm: hai nguồn điện mắc nối tiếp, công tắc, đèn LED, ampe kế, vôn kế. Sơ đồ mạch điện để ampe kế có thể đo được cường độ dòng điện chạy qua đèn và vôn kế đo được hiệu điện thế giữa hai đầu của đèn LED thể hiện đúng là:

    Hướng dẫn:

    Dụng cụ gồm: hai nguồn điện mắc nối tiếp, công tắc, đèn LED, ampe kế, vôn kế. Sơ đồ mạch điện để ampe kế có thể đo được cường độ dòng điện chạy qua đèn và vôn kế đo được hiệu điện thế giữa hai đầu của đèn LED thể hiện đúng là:

  • Câu 12: Thông hiểu
    Chất tác cả với dung dịch HCl và dung dịch NaOH 

    Chất nào sau đây phản ứng được cả với dung dịch HCl và dung dịch NaOH 

    Hướng dẫn:

    ZnO là oxide lưỡng tính phản ứng được cả với dung dịch HCl và dung dịch NaOH 

  • Câu 13: Nhận biết
    Đồ dùng không sử dụng pin

    Đồ dùng điện nào dưới đây không sử dụng pin để hoạt động?

    Hướng dẫn:

    Cái sạc điện cắm thẳng vào nguồn điện. 

  • Câu 14: Thông hiểu
    Không dùng NaOH để làm khô khí

    Sodium hydroxide (NaOH) ở dạng rắn là chất hút nước rất mạnh có thể dùng để làm khô một số chất khí có lẫn hơi nước và không phản ứng với NaOH. Không dùng NaOH để làm khô khí nào trong số các khí dưới đây?

    Hướng dẫn:

    Không dùng NaOH để làm khô khí SO2 bị lẫn hơi nước. 

    Vì NaOH có phản ứng hóa học với SO2.

     2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2

  • Câu 15: Nhận biết
    Chọn kết luận đúng

    Dung dịch X có pH = 2,0 dung dịch Y có pH = 9,0. Kết luận nào sau đây về dung dịch X, Y là đúng?

    Hướng dẫn:

    Dung dịch X có pH = 2,0 > 7,0 nên là dung dịch acid; dung dịch Y có pH = 9,0 < 7,0 nên là dung dịch base.

  • Câu 16: Vận dụng
    Mắc vật cần mạ trong phương pháp mạ điện

    Nếu dùng phương pháp mạ điện thì vật cần mạ phải được mắc như thế nào?

    Hướng dẫn:

    Ta có: Dòng điện có tác dụng hóa học, chẳng hạn khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm.

    ⇒ Nếu dùng phương pháp mạ điện thì vật cần mạ phải được nhúng vào dung dịch và mắc với cực âm của nguồn điện.

  • Câu 17: Nhận biết
    Ứng dụng của NaOH

    Ứng dụng nào sau đây không phải của NaOH

    Hướng dẫn:

    Ứng dụng của NaOH là:

    • Sản xuất xà phòng, chất tẩy giửa, bột giặt
    • Sản xuất tơ nhân tạo
    • Sản xuất giấy
    • Sản xuất nhôm
    • Xử lí nước
    • Sản xuất pin và acquy.
    • Sản xuất dược phẩm.

    ⇒ Ứng dụng không phải của NaOH là " Khử chua đất nông nghiệp " .

  • Câu 18: Nhận biết
    Tác dụng không có của dòng điện

    Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây?

    Hướng dẫn:

    Dòng điện không có tác dụng hút các vụn giấy.

  • Câu 19: Thông hiểu
    Nơi tiết ra hormone estrogen

    Hormone estrogen được tiết ra từ:

    Hướng dẫn:

    Hormone estrogen được tiết ra từ nang trứng.

  • Câu 20: Nhận biết
    Đường dẫn nước tiểu

    Đường dẫn nước tiểu của hệ bài tiết nước tiểu gồm có

    Hướng dẫn:

    Đường dẫn nước tiểu của hệ bài tiết nước tiểu gồm có:

    + Ống dẫn nước tiểu

    + Bóng đái

    + Ống đái

  • Câu 21: Nhận biết
    Bộ phận nhất thiết phải có để có chiều dòng điện

    Trong một mạch điện kín, để có dòng điện chạy trong mạch thì trong mạch điện nhất thiết phải có bộ phận nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Trong một mạch điện kín, để có dòng điện chạy trong mạch thì trong mạch điện nhất thiết phải có nguồn điện.

  • Câu 22: Thông hiểu
    Tác dụng của dòng điện

    Khi dùng quạt sưởi, tác dụng của dòng điện được ứng dụng chủ yếu là

    Hướng dẫn:

     Khi dùng quạt sưởi, tác dụng của dòng điện được ứng dụng chủ yếu là tác dụng nhiệt.

  • Câu 23: Thông hiểu
    Số phát biểu sai

    Các phát biểu dưới đây? 

    (1) Nguyên tử được cấu tạo từ hạt nhân mang điện dưong và các electron mang điện âm đứng yên ở gần đó.

    (2) Khi các vật cọ xát với nhau, các electron có thể di chuyển từ vật này sang vật khác làm cho chúng trở nên nhiễm điện.

    (3) Hai vật mang điện cùng dấu sẽ hút nhau.

    (4) Hai vật mang điện trái dấu sẽ đẩy nhau.

    Số phát biểu sai là:

    Hướng dẫn:

    (1) Sai

    Nguyên tử được cấu tạo từ hạt nhân mang điện dương và các electron mang điện âm chuyển động xung quanh hạt nhân.

    (2) Đúng

    (3) Sai

    Hai vật mang điện cùng dấu sẽ đẩy nhau.

    (4) Sai

    Hai vật mang điện trái dấu sẽ hút nhau.

  • Câu 24: Nhận biết
    Dãy các base tan

    Dãy chất nào sau đây gồm các base tan?

    Hướng dẫn:

     Dãy chất gồm các base tan Ca(OH)2, NaOH, KOH.

  • Câu 25: Nhận biết
    Cường độ dòng điện

    Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh yếu của

    Hướng dẫn:

    Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh yếu của dòng điện.

  • Câu 26: Vận dụng
    Tính thể tích khí CO2

    Dẫn khí CO2 từ từ qua dung dịch nước vôi trong có công thức hóa học Ca(OH)2. Sau khi phản ứng kết thúc, trong dung dịch vẫn còn dư Ca(OH)2 và tạo ra 15 gam CaCO3. Tính thể tích khí CO2 (đkc) đã tham gia phản ứng.

    Hướng dẫn:

    Số mol CaCO3 là:

    nCaCO3 = 15 : 100 = 0,15 (mol)

    Phương trình hóa học:

    CO2 + CaCO3 CaCO3  + H2O

    Từ phương trình hóa học tính được số mol CO2 bằng số mol CaCO3

    nCaCO3 = nCO2 = 0,15 mol.

    Thể tích khí CO2 đã phản ứng là:

    VCO2 = 0,15.24,79 = 3,7185 lít.

  • Câu 27: Vận dụng
    Công thức của oxide

    Đốt cháy 3,06 gam kim loại M, thu được 5,78 gam một oxide. Công thức của oxide đó là

    Hướng dẫn:

    Bảo toàn khối lượng có:

     mO2 = 5,78 - 3,06 = 2,72 gam.

    \Rightarrow{{\mathrm n}_{\mathrm O}}_2=\frac{2,72}{32}=0,085\;(\mathrm{mol}) 

    Phương trình hoá học:

            4R + nO2 → 2R2On

    \frac{0,085.4}{\mathrm n} ← 0,085 (mol)

    Ta có 

    {\mathrm n}_{\mathrm R}=\frac{0,085.4}{\mathrm n}=\frac{3,06}{\mathrm M}

    ⇔ R = 9n

    Lập bảng biển luận xét 

    n 1 2 3
    M 9 (Loại) 18 (Loại) 27 (Al)

    Vậy n = 3, R = 27; R là Al, oxide là Al2O3.

  • Câu 28: Nhận biết
    Dung dịch có pH < 7

    Dung dịch có pH < 7 là

    Hướng dẫn:

    Dung dịch có pH < 7 có môi trường acid 

    Vậy dung dịch H2SO4 có pH < 7

  • Câu 29: Nhận biết
    Tuyến nội tiết tham gia vào điều hòa lượng đường trong máu

    Tuyến nội tiết nào dưới đây tham gia vào điều hoà lượng đường trong máu?

    Hướng dẫn:

    Tuyến tụy có chức năng điều hòa lượng đường máu (insulin và glucagon).

  • Câu 30: Thông hiểu
    Các tuyến nội tiết đều tiết hormone điều hoà hàm lượng đường trong máu

    Các tuyến nội tiết nào sau đây đều tiết hormone điều hoà hàm lượng đường trong máu?

    Hướng dẫn:

    Các tuyến nội tiết đều tiết hormone điều hoà hàm lượng đường trong máu là tuyến tụy và tuyến trên thận.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (47%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (17%):
    2/3
  • Vận dụng cao (3%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 4 lượt xem
Sắp xếp theo