Đề kiểm tra 15 phút KHTN 8 Chương 6: Nhiệt

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Thời gian làm bài: 15 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
15:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Nhỏ một giọt nước đang sôi vào một cốc đựng nước ấm

    Nhỏ một giọt nước đang sôi vào một cốc đựng nước ấm thì nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc thay đổi như thế nào?

    Hướng dẫn:

    Vì giọt nước đang sôi có nhiệt độ cao là 100oC nhỏ vào cốc đựng nước ấm có nhiệt độ thấp hơn thì nhiệt năng của giọt nước giảm, của nước trong cốc tăng.

  • Câu 2: Vận dụng
    Trong một số nhà máy, người ta thường xây dựng những ống khói rất cao

    Trong một số nhà máy, người ta thường xây dựng những ống khói rất cao vì:

    Hướng dẫn:

    Trong một số nhà máy, người ta thường xây dựng những ống khói rất cao vì ống khói cao có tác dụng tạo ra sự đối lưu tốt.

  • Câu 3: Nhận biết
    Sự dẫn nhiệt không thể xảy ra

    Sự dẫn nhiệt không thể xảy ra khi giữa các vật là

    Hướng dẫn:

    Sự dẫn nhiệt không thể xảy ra khi giữa các vật là chân không.

    Vì bản chất của sự dẫn nhiệt là sự truyền động năng của các hạt vật chất khi chúng va chạm vào nhau. Trong môi trường chân không không có các hạt vật chất nên sự dẫn nhiệt không thể xảy ra trong chân không.

  • Câu 4: Nhận biết
    Tìm phát biểu đúng về nhiệt năng

    Phát biểu nào sau đây về nhiệt năng là đúng?

    Hướng dẫn:

    - Phát biểu: Nhiệt năng của một vật bằng động năng của vật đó sai, vì nhiệt năng của một vật bằng tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật đó.

    - Phát biểu: Khi vật nằm yên thì nhiệt năng của vật bằng không sai, vì khi vật nằm yên thì động năng của vật bằng không, còn các phân tử cấu tạo nên vật vẫn luôn chuyển động, vật vẫn có nhiệt năng.

    - Phát biểu: Hai khối nước có nhiệt độ như nhau nhưng khối lượng khác nhau thì nhiệt năng của chúng khác nhau sai, vì hai khối nước có nhiệt độ như nhau thì nhiệt năng của chúng là như nhau.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Khí nóng nhẹ hơn khí lạnh

    Khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh vì:

    Hướng dẫn:

    Các chất đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi, khi nóng thì không khí nở ra làm trọng lượng riêng giảm, còn khi lạnh, không khí co lại làm trọng lượng riêng tăng. Vì vậy, không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh.

  • Câu 6: Nhận biết
    Hoạt động của băng kép

    Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng:

    Hướng dẫn:

    Sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau được sử dụng trong việc chế tạo các băng kép dùng trong việc đóng ngắt tự động các dụng cụ dùng điện.

  • Câu 7: Vận dụng
    Tính nhiệt lượng miếng đồng nhận được

    Nhiệt năng của một miếng đồng là 180 J. Sau khi thực hiện được một công vào miếng đồng làm nó nóng lên và nhiệt năng của miếng đồng lúc đó là 500 J. Nhiệt lượng miếng đồng nhận được là

    Hướng dẫn:

    Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

    ⇒ Nhiệt lượng mà miếng đồng nhận được trong trường hợp trên bằng 500 − 180 = 320 J.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày

    Về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày, vì

    Hướng dẫn:

    Mặc nhiều áo mỏng sẽ giảm sự mất nhiệt từ bên trong và giảm tiếp xúc nhiệt độ lạnh từ bên ngoài. Vì giữa các lớp áo mỏng có không khí mà không khí dẫn nhiệt kém hơn vải nên về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Kết luận đúng khi nói về sự nở vì nhiệt của không khí và khí oxygen

    Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở vì nhiệt của không khí và khí oxygen?

    Hướng dẫn:

     Mọi chất khí đều nở vì nhiệt như nhau.

  • Câu 10: Vận dụng
    Thí nghiệm chứng tỏ

    Khi đặt bình cầu đựng nước (hình vẽ) vào nước nóng, người ta thấy mực chất lỏng trong ống thủy tinh mới tụt xuống một tí, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Điều đó chứng tỏ:

    Hướng dẫn:

    Chất rắn, chất lỏng và chất khí đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Chất rắn tăng thể tích vì nhiệt ít hơn chất lỏng và chất lỏng tăng ít hơn chất khí. Vật nào nóng lên trước thì dãn nở trước.

    Bình tiếp xúc với nước nóng trước nên nó nóng lên trước và dãn nở tăng thể tích trước, sau đó nước trong bình mới nóng lên, tăng thể tích sau. Nên ban đầu nước trong ống tụt xuống. Khi cả hai đều tăng nhiệt độ như nhau thì bình làm bằng thủy tinh (chất rắn) nên dãn nở ít hơn nước trong bình nên mực nước trong ống dâng lên.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Tìm nhận định đúng khi nung vật rắn

    Nhận định nào sau đây đúng? Khi nung nóng một vật rắn thì

    Hướng dẫn:

    Tất cả các chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi

     m = D.V

    \Rightarrow Khi nung nóng một vật rắn:

    - Khối lượng của vật không đổi

    - Trọng lượng của vật không đổi

    - Thể tích của vật thay đổi \Rightarrow khối lượng riêng của vật thay đổi

  • Câu 12: Nhận biết
    Tìm phát biểu sai về nội năng

    Tìm phát biểu sai:

    Hướng dẫn:

    Nội năng của một vật là tổng động năng và thế năng của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Nước hồ ao, sông ngòi nóng lên dưới ánh nắng mặt trời

    Dưới ánh nắng Mặt Trời nước hồ ao, sông ngòi,... được làm nóng lên nhờ hình thức truyền nhiệt chủ yếu là

    Hướng dẫn:

    Dưới ánh nắng Mặt Trời nước hồ ao, sông ngòi,... được làm nóng lên nhờ hình thức truyền nhiệt chủ yếu là bức xạ nhiệt.

  • Câu 14: Nhận biết
    Thứ tự sắp xếp các chất dẫn nhiệt

    Cho các chất sau: gỗ, nước, thép, thủy tinh, nhôm, bạc. Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng với khả năng dẫn nhiệt theo quy luật giảm dần? Chọn câu trả lời đúng:

    Hướng dẫn:

    Trong các chất trên, thứ tự sắp xếp theo quy luật giảm dần về tính dẫn nhiệt là:

    Bạc - nhôm - thép - thủy tinh - nước - gỗ.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Đại lượng tăng khi nguyên tử, phân tử chuyển động nhanh lên

    Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động hỗn độn không ngừng nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên?

    Hướng dẫn:

    Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động hỗn độn không ngừng nhanh lên thì:

    - Nhiệt độ của vật tăng lên.

    - Chuyển động nhiệt của các phân tử tăng, động năng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng, nhiệt năng tăng.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (47%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 12 lượt xem
Sắp xếp theo