Đề kiểm tra 45 phút KHTN 8 Chương 6: Nhiệt

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 30 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 30 điểm
  • Thời gian làm bài: 45 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
45:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Trường hợp làm biến đổi nội năng không do thực hiện công

    Trường hợp nào làm biến đổi nội năng không do thực hiện công?

    Hướng dẫn:

    Đun nóng nước bằng bếp là thay đổi nội năng bằng cách truyền nhiệt chứ không phải thực hiện công.

  • Câu 2: Vận dụng
    Tính nhiệt lượng mà vât nhận được

    Một vật có năng lượng nhiệt 100 J, sau khi nung nóng năng lượng nhiệt của nó là 650 J. Hỏi nhiệt lượng mà vật nhận được là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

    ⇒ Nhiệt lượng mà vật nhận được trong trường hợp trên bằng 650 − 100 = 550 J.

  • Câu 3: Vận dụng
    Người ta dùng sắt thép trong các kết cấu bê tông

    Tại sao ngành xây dựng trong các kết cấu bê tông, người ta thường chỉ dùng sắt thép mà không dùng kim loại khác?

    Hướng dẫn:

    Độ dãn nở vì nhiệt của sắt và thép xấp xỉ độ dãn nở vì nhiệt của bê tông nên không bị nứt vỡ khi thay đổi nhiệt độ.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Nguyên nhân của sự thay đổi nhiệt độ của một vật

    Câu nào sau đây nói về nguyên nhân của sự thay đổi nhiệt độ của một vật là đúng?

    Nhiệt độ của vật giảm là do các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật

    Hướng dẫn:

     Nhiệt độ của vật giảm là do các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động chậm đi.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Chọn câu sai

    Chọn câu sai trong những câu sau:

    Hướng dẫn:

    Chà xát đồng xu vào mặt bàn là cách thực hiện công để làm thay đổi nhiệt năng của vật.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Tìm phát biểu đúng về nhiệt năng

    Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của vật?

    Hướng dẫn:

    Các phân tử cấu tạo nên vật luôn chuyển động không ngừng do đó bất kì vật nào dù nóng hay lạnh, dù khối lượng nhỏ hay lớn thì cũng đều có nhiệt năng.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Khi hiện tượng đối lưu đang xảy ra

    Khi hiện tượng đối lưu đang xảy ra trong chất lỏng thì

    Hướng dẫn:

    Khi hiện tượng đối lưu đang xảy ra trong chất lỏng thì trọng lượng riêng của lớp chất lỏng ở trên lớn hơn của lớp ở dưới.

    Vì khi ta đun nóng chất lỏng ở phần dưới thì phần chất lỏng ở dưới sẽ nóng lên ⇒ thể tích sẽ tăng lên còn trọng lượng không thay đổi ⇒ trọng lượng riêng của nó giảm. Còn phần chất lỏng ở trên lạnh hơn ⇒ thể tích tăng lên ít hơn mà trọng lượng không đổi ⇒ trọng lượng riêng của lớp chất lỏng ở trên giảm ít hơn.

  • Câu 8: Nhận biết
    Nhiệt độ của vật càng cao

    Nhiệt độ của vật càng cao thì:

    Hướng dẫn:

    Ta có, nhiệt năng có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ: Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

  • Câu 9: Vận dụng
    Nguyên nhân không nên để các bình chứa khí ngoài trời nắng

    Tại sao người ta hay khuyến cáo không nên để các bình chứa khí ngoài trời nắng hoặc những nơi gần lửa?

    Hướng dẫn:

    Trời nắng hoặc những nơi gần lửa là những nơi có nhiệt độ cao, làm khí trong bình nở ra, bình dễ bị nổ.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Khi hơ nóng, băng kép bị cong mặt lồi về phía thanh nào

    Một băng kép được cấu tạo bởi một thanh nhôm và một thanh thép. Khi hơ nóng, băng kép bị cong mặt lồi về phía thanh nào? Tại sao?

    Hướng dẫn:

    Một băng kép được cấu tạo bởi một thanh nhôm và một thanh thép. Khi hơ nóng, băng kép bị cong về phía thanh thép, vì thép nở vì nhiệt nhỏ hơn nhôm.

  • Câu 11: Nhận biết
    Vật hấp thụ nhiệt tốt

    Vật nào sau đây hấp thụ nhiệt tốt?

    Hướng dẫn:

    Mặt ngoài của vật càng xù xì và càng sẫm màu thì vật hấp thụ tia nhiệt càng mạnh; mặt ngoài của vật càng nhẵn và càng sáng màu thì vật phản xạ tia nhiệt càng mạnh.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Hình thức truyền nhiệt bằng bức xạ nhiệt

    Trong các hình thức truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào là bức xạ nhiệt?

    Hướng dẫn:

     Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất là sự truyền nhiệt bằng hình thức bức xạ nhiệt.

  • Câu 13: Nhận biết
    Cách không làm thay đổi nội năng của vật

    Cách nào sau đây không làm thay đổi nội năng của vật?

    Hướng dẫn:

    Có hai cách làm thay đổi nội năng:

    - Thực hiện công

    Ví dụ: Làm nóng miếng kim loại bằng ma sát, cọ xát vật lên mặt bàn.

    - Truyền nhiệt

    Ví dụ: làm nóng miếng kim loại bằng cách nhúng vào nước nóng, làm lạnh vật, đốt nóng vật.

  • Câu 14: Vận dụng
    Nhiệt độ của giọt thủy ngân

    Ở giữa một ống thủy tinh được hàn kín có một giọt thủy ngân. Người ta quay lộn ngược ống nhiều lần. Hỏi nhiệt độ của giọt thủy ngân có tăng lên hay không? Tại sao?

    Hướng dẫn:

    Nhiệt độ của giọt thủy ngân tăng do khi ta quay lộn ngược ống nhiều lần thủy ngân ma sát với thủy tinh. Đó là sự tăng nhiệt năng do nhận được công.

  • Câu 15: Nhận biết
    Bức xạ nhiệt

    Bức xạ nhiệt là:

    Hướng dẫn:

    Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.

  • Câu 16: Thông hiểu
    Tại sao khi đun nước bằng ấm đồng chóng sôi hơn ấm đất

    Tại sao khi đun nước bằng ấm đồng và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm đồng chóng sôi hơn?

    Hướng dẫn:

    Khi đun nước bằng ấm đồng và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm đồng chóng sôi hơn vì đồng có tính dẫn nhiệt tốt hơn.

  • Câu 17: Vận dụng
    Chọn câu trả lời đúng

    Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 90oC vào một cốc nước ở nhiệt độ trong phòng (khoảng 24oC), nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi thế nào? Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây:

    Hướng dẫn:

    Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 90oC vào một cốc nước ở nhiệt độ trong phòng (khoảng 24oC) thì nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng.

  • Câu 18: Thông hiểu
    Sự nở vì nhiệt của các khí

    Xét sự nở vì nhiệt của các chất khí oxygen, hydorgen và carbon dioxide, phương án nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    Ta có, mọi chất khí đều nở vì nhiệt như nhau \Rightarrow cả ba chất đều nở vì nhiệt như nhau.

  • Câu 19: Thông hiểu
    Chọn câu đúng

    Chọn câu đúng:

    Hướng dẫn:

    - Chất khí đậm đặc dẫn nhiệt tốt hơn chất khí loãng.

    - Bản chất của sự dẫn nhiệt trong chất khí, chất lỏng và chất rắn là giống nhau.

    - Khả năng dẫn nhiệt của các chất rắn là khác nhau: Bạc dẫn nhiệt tốt nhất trong các kim loại (kim loại dẫn nhiệt tốt nhất), các chất như gỗ, nhựa, … dẫn nhiệt kém.

  • Câu 20: Thông hiểu
    Miếng đồng truyền nhiệt trong chân không

    Trong chân không, một miếng đồng được đun nóng có thể truyền nhiệt cho một miếng đồng không được đun nóng

    Hướng dẫn:

    Trong môi trường chân không chỉ có thể truyền nhiệt bằng bức xạ nhiệt.

  • Câu 21: Vận dụng
    Mở nút lọ thủy tinh bị kẹt

    Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào dưới đây?

    Hướng dẫn:

    Ta có: Các chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi

    Khi lọ thủy tinh được đậy chặt và bị kẹt không mở được nút \Rightarrow ta cần hơ nóng cổ lọ để phần cổ lọ dãn nở ra \Rightarrow mở được nút.

  • Câu 22: Vận dụng
    Xác định lượng rượu hay nước trào ra khỏi bình nhiều hơn

    Chọn câu trả lời đúng. Có hai bình giống hệt nhau chứa đầy chất lỏng. Một bình chứa rượu và bình còn lại chứa nước. Khi đun nóng cả hai bình ở cùng một nhiệt độ như nhau, hỏi lượng rượu hay nước trào ra khỏi bình nhiều hơn? Biết rằng rượu nở vì nhiệt lớn hơn nước.

    Hướng dẫn:

    Khi đun nóng cả hai bình ở cùng một nhiệt độ như nhau, lượng rượu trào ra khỏi bình nhiều hơn lượng nước vì rượu nở nhiều vì nhiệt hơn nước. 

  • Câu 23: Nhận biết
    Bản chất của sự dẫn nhiệt

    Bản chất của sự dẫn nhiệt là gì?

    Hướng dẫn:

    Ta có: Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.

    Mặt khác: Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật

    \Rightarrow Bản chất của sự dẫn nhiệt là sự truyền động năng của các hạt vật chất khi chúng va chạm vào nhau.

  • Câu 24: Vận dụng
    Hiện tượng xảy ra khi nhiệt độ của 3 thanh tăng lên

    Biết độ nở dài của các chất như sau:

    Thủy tinh chịu lửaThủy tinh thườngHợp kim pla-ti-niSắtNhômĐồng
    38 đến 99122229

    Ba thanh: đồng, nhôm và sắt có chiều dài bằng nhau ở 0oC Khi nhiệt độ của ba thanh cùng tăng lên tới 100oC thì:

    Hướng dẫn:

    Từ bảng ghi độ nở dài của các chất, ta thấy sắt nở vì nhiệt ít nhất trong 3 chất: đồng, nhôm và sắt

    \Rightarrow Khi nhiệt độ của ba thanh cùng tăng lên tới 100oC thì chiều dài của thanh sắt là nhỏ nhất.

  • Câu 25: Thông hiểu
    Hiện tượng không phải đối lưu

    Hiện tượng nào sau đây không phải đối lưu?

    Hướng dẫn:

    Viên đá lấy từ tủ lạnh ra để ngoài trời thấy tan ra là bức xạ nhiệt.

  • Câu 26: Thông hiểu
    Chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa thường có khoảng cách nhỏ

    Tại sao ở chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa, người ta thường chừa ra các khoảng cách nhỏ?

    Hướng dẫn:

    Chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray đường tàu hoả có để một khe hở. Người ta làm như vậy là vì nếu chổ tiếp nối giữa hai đầu thanh ray không có khoảng cách thì khi trời nóng, các thanh ray nở ra sẽ đẩy nhau và làm cong đường ray, dẫn đến tai nạn khi xe lửa chạy qua.

  • Câu 27: Vận dụng
    Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của nước thay đổi

    Làm lạnh một lượng nước từ 100oC về 50oC. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của nước thay đổi như thế nào?

    Hướng dẫn:

    Khi giảm nhiệt độ thì m không thay đổi, còn V giảm.

  • Câu 28: Thông hiểu
    Tính chất không phải của nguyên tử, phân tử

    Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử?

    Hướng dẫn:

    Các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.

  • Câu 29: Vận dụng
    Người ta thường mắc dây điện trùng chứ không kéo căng

    Tại sao đường dây điện và dậy điện thoại không bao giờ được kéo căng giữa các cột điện mà luôn được mắc trùng xuống?

    Hướng dẫn:

    Khi mắc dây điện người ta không kéo căng mà thường mắc trùng xuống vì ban đêm nhiệt độ giảm xuống dây sẽ co lại, nếu mắc căng có thể dẫn đến bị đứt.

  • Câu 30: Nhận biết
    Vật liệu dẫn nhiệt tốt

    Vật liệu dẫn nhiệt tốt là:

    Hướng dẫn:

     Sắt là vật liệu dẫn nhiệt tốt.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (20%):
    2/3
  • Thông hiểu (47%):
    2/3
  • Vận dụng (33%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 8 lượt xem
Sắp xếp theo