Dung dịch và nồng độ

I. Dung dịch, chất tan và dung môi

Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.

Dung môi thường là nước ở thể lỏng, chất tan có thể ở thể rắn, lỏng hoặc khí.

Ví dụ: Hòa tan đường vào nước ta được dung dịch nước đường

 
Đường là chất tan Dung môi là nước Dung dịch nước đường

Phân biệt dung môi và chất tan của các chất cùng trạng thái tan được vào nhau tạo thành dung dịch là sự tương đối dựa chủ yếu vào thành phần (thường là thể tích)

  • Thành phần chất nào chiếm nhiều hơn được coi là dung môi.
  • Thành phần chất nào ít hơn được coi là chất tan.
  • Nếu thành phần tương đương nhau thì khái niệm dung môi và chất tan chỉ là do cách gọi mà thôi.

Dung dịch chưa bão hoà là dung dịch có thể hoà tan thêm chất tan ở nhiệt độ, áp suất nhất định, còn dung dịch bão hoà là dung dịch không thể hoà tan thêm chất tan.

Ví dụ: Pha loãng dung dịch bão hòa của sodium carbonate (Na2CO3) trong nước.

Cho dần dần sodium carbonate (Na2CO3) vào cốc chứa một lượng nước xác định (giả sử 200 mL). Khuấy đều cho đến khi Na2CO3 không thể hòa tan thêm được nữa. Tách bỏ chất rắn không tan, ta thu được dung dịch bão hòa.

II. Độ tan

Khả năng tan của các chất trong cùng một dung môi khác nhau dù ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất.

Những chất tan tốt cần lượng lớn chất tan để tạo dung dịch bão hoà, còn những chất tan kém chỉ cần lượng nhỏ chất tan đã thu được dung dịch bão hoà.

Độ tan của một chất trong nước là số gam chất đó hoà tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hoà ở nhiệt độ, áp suất xác định.

Độ tan của một chất trong nước được tính bằng công thức:

S = \frac{m_{ct} }{m_{nước}} . 100

Trong đó:

  • S là độ tan, đơn vị g/100 g nước;
  • mct là khối lượng chất tan, đơn vị là gam (g);
  • mnước là khối lượng nước, đơn vị là gam (g).

Ví dụ 1: Ở nhiệt độ 25oC, khi cho 13 gam muối X vào 40 gam nước, khuấy kĩ thì còn lại 5 gam muối không tan. Tính độ tan của muối X.

Hướng dẫn

Độ tan của muối X được tính theo công thức:

S = \frac{m_{ct} }{m_{nước}} . 100

 Trong đó: mnước = 40 gam; mct = 13 – 5 = 8 gam. 

Độ tan của muối X là: 

S = \frac{8 }{40} . 100 =20 \: (g/100g \: nước)

Ví dụ 2: Ở 18oC, khi hoà tan hết 53 gam Na2CO3 trong 250 gam nước thì được dung dịch bão hoà. Tính độ tan của Na2CO3 trong nước ở nhiệt độ trên.

Hướng dẫn

 Độ tan của Na2CO3 trong nước ở 18oC là: 

S = \frac{m_{ct} }{m_{nước}} . 100 =\frac{53}{250} .100=21,2\: (g/100g nước)

Câu trắc nghiệm mã số: 40708,40707,40700,39792,39793,39791

III. Nồng độ dung dịch

Nồng độ dung dịch là đại lượng được sử dụng để định lượng một dung dịch đặc hay loãng. Có hai loại nồng độ dung dịch thường dùng là nồng độ phần trăm và nồng độ mol.

1. Nồng độ phần trăm

Nồng độ phần trăm (C%) của một dung dịch cho biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.

Nồng độ phần trăm được xác định bằng công thức:

C\%  = \frac{m_{ct} }{ m_{dd} } . 100\%

Trong đó: 

  • C% là nồng độ phần trăm của dung dịch, đơn vị %;
  • mct là khối lượng chất tan, đơn vị là gam (g);
  • mdd là khối lượng dung dịch, đơn vị là gam (g).

Ví dụ 1: Độ tan của muối NaCl ở 100oC là 40 gam. Ở nhiệt độ này dung dịch bão hòa NaCl có nồng độ phần trăm là bao nhiêu?

Hướng dẫn

Ta có độ tan của muối NaCl là 40 gam tức là 40 gam NaCl hoà tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch ở 100oC

Khối lượng dung dịch là NaCl là: mdd NaCl = mNaCl + mnước = 140 gam 

Áp dụng công thức tính nồng độ phần trăm được xác định bằng công thức:

C\%  = \frac{m_{ct} }{ m_{dd} } . 100\%

 

C\%=\frac{40}{140} .100\%=28,57\%

Ví dụ 2: Tính khối lượng H2SO4 có trong 20 gam dung dịch H2SO4 98%.

Hướng dẫn

Nồng độ phần trăm được xác định bằng biểu thức: 

C\%  = \frac{m_{ct} }{ m_{dd} } . 100\%

 

 Vậy khối lượng H2SO4 có trong 20 gam dung dịch H2SO4 98% là: 

m_{ct}  = \frac{C\%.m_{dd} }{100\%} =\frac{98\%.20 }{100\%}=19,6\:  (gam)

Câu trắc nghiệm mã số: 40706,40696,40693,39790

2. Nồng độ mol

Nồng độ mol (CM) của một dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch.

Nồng độ mol được xác định bằng công thức:

C_{M}  = \frac{n}{V}

Trong đó:

  • CM là nồng độ mol của dung dịch, có đơn vị là mol/l và thường được biểu diễn là M;
  • n là số mol chất tan, đơn vị là mol;
  • V là thể tích dung dịch, đơn vị là lít (L).

Ví dụ: Nồng độ mol của 200 mL dung dịch NaOH có thể hòa tan 2 gam NaOH là bao nhiêu?

Hướng dẫn

Số mol NaOH là: nNaOH = mNaOH : MNaOH = 2 : (23 + 16 +1) = 0,05 mol

Áp dụng công thức tính nồng độ mol

C_{M}  = \frac{n}{V}

Nồng độ mol của dung dịch NaOH là:

C_{M}  = \frac{0,05}{0,2} =0,25M

Câu trắc nghiệm mã số: 40702,40698,40695
  • 17 lượt xem
Sắp xếp theo