Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 - Đề 1

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 30 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 30 điểm
  • Thời gian làm bài: 45 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
45:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Xác định những quả bóng bay có thể bay lên

    Có bốn quả bóng bay giống nhau về kích thường và khối lượng. Lần lượt bơm cùng thể tích mỗi khí H2, CO2, O2 và CH4 vào từng quả bóng bay trên. Những quả bóng chứa khí nào có thể bay lên?

    Hướng dẫn:

    Khi thả bốn quả bóng bay vào không khí thì hai quả bóng chứa khí H2 và CH4 là bay được lên, còn quả bóng chứa khí O2 và quả bóng chứa khí CO2 đều rơi xuống mặt đất. Do khí H2  và CH4 nhẹ hơn không khí còn khí O2 và khí CO2 đều nặng hơn không khí. 

  • Câu 2: Vận dụng
    Tính số gam chất tan

    Tính số gam chất tan cần để pha chế 100 ml dung dịch CuSO4 1,5 M.

    Hướng dẫn:

    Đổi 100 mL = 0,1 lít.

    Số mol chất tan có trong dung dịch là:

    nCuSO4 = CM.V = 0,1.1,5 = 0,01 (mol)

    Khối lượng chất tan cần dùng để pha chế là:

    mCuSO4 = n.M = 0,15.160 = 24 gam

  • Câu 3: Thông hiểu
    Hòa tan dầu ăn trong cốc xăng

    Khi hòa tan dầu ăn trong cốc xăng thì xăng đóng vai trò gì

    Hướng dẫn:

    Khi hòa tan dầu ăn trong cốc xăng thì xăng đóng vai trò là dung môi.

  • Câu 4: Nhận biết
    Dấu hiệu xác định phản ứng xảy ra

    Tiến hành đun nóng đường, ta thấy:

    (1) có hơi nước tạo thành.

    (2) đường chuyển thành màu đen (than).

    (3) than không tan trong nước.

    Dấu hiệu nào để xác định có phản ứng hóa học xảy ra?

    Hướng dẫn:

     Cả 3 dấu hiệu trên đều để nhận biết phản ứng xảy ra

  • Câu 5: Vận dụng
    Tính giá trị của x

    Trộn 100 mL dung dịch NaOH 1M với 150mL dung dịch NaOH xM, thu được dung dịch có nồng độ 1,6M. Giá trị của x là

    Hướng dẫn:

    Đổi 100 mL= 0,1 lít

    150 mL = 0,15 lít 

    Thể tích dung dịch sau khi trộn

    ⇒ V NaOH (trộn) = 0,1 + 0,15 = 0,25 lít

    Ta có số mol NaOH (1M) là:

    nNaOH (1M) = CM.V = 1.0,1 = 0,1 mol

    Số mol NaOH trộn là:

    nNaOH (trộn) = CM.V = 1,6.0,25 = 0,4 mol

    Số mol NaOH xM là:

    nNaOH (xM) = nNaOH (trộn) - nNaOH (1M) = 0,4 - 0,1 = 0,3 mol

    ⇒ x = CM NaOH (xM) = n :  V = 0,3 : 0,15 = 2M

  • Câu 6: Nhận biết
    Tốc độ phản ứng

    Không thể dùng biện pháp nào sau đây để tăng tốc độ của các phản ứng xảy ra chậm ở điều kiện thường?

    Hướng dẫn:

    Tăng thời gian phản ứng không làm tăng tốc tộ của phản ứng 

  • Câu 7: Nhận biết
    Đổi đơn vị khối lượng riêng

    Đổi 2 600 kg/m3 khối lượng riêng ra đơn vị g/cmnào dưới đây đúng

    Hướng dẫn:

    2 600 kg/m3 = 2,6 g/cm3

  • Câu 8: Vận dụng
    Khối lượng nước trong bể chứa đầy nước

    Một bể nước có kích thước bên trong là 90 cm x 20 cm x 30 cm. Cho biết khối lượng riêng của nước là 1,0 g/cm3. Tính khối lượng nước trong bể chứa đầy nước.

    Hướng dẫn:

    Thể tích của bể nước là:

    V = 90.20.30 = 54 000 cm3

    Khối lượng nước trong bể là 

    m = D.V = 1.54 000 = 54 000 g = 54 kg.

  • Câu 9: Vận dụng
    Áp suất của người lên sàn nhà

    Trọng lượng của người là 700 N, trọng lượng của thùng hàng là 200 N, người đó có diện tích tiếp xúc của một bàn chân lên mặt đất là 200 cm2. Áp suất của người lên sàn nhà là:

    Hướng dẫn:

    Áp lực tác dụng lên sàn nhà là F = 700 + 200 = 900 N

    Áp suất gây là là:

    \mathrm p=\frac{\mathrm F}{\mathrm S}=\frac{900}{2.0,02}=\text{22500 N/m}^2

  • Câu 10: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Chọn câu đúng?

    Hướng dẫn:

    Áp suất có đơn vị là N/m2, áp lực có đơn vị là N.

    Áp suất là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của lực lên bề mặt bị ép.

    Áp suất càng lớn khi áp lực càng lớn.

  • Câu 11: Nhận biết
    Phát biểu không đúng về áp suất chất lỏng

    Phát biểu nào sau đây về áp suất chất lỏng là không đúng?

    Hướng dẫn:

    "Chất lỏng chỉ gây ra áp suất ở đáy bình chứa" chưa chính xác vì áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Trường hợp không phải do áp suất khí quyển gây ra

    Trường hợp nào sau đây không do áp suất khí quyển gây ra?

    Hướng dẫn:

     "Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ" không phải do áp suất khí quyển vì chất khí nở ra vì nhiệt

  • Câu 13: Nhận biết
    Kết luận nào sau đây đúng

    Thả viên đá nhỏ vào một cốc đựng nước. Kết quả nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Khi đã bị nhấn chìm hoàn toàn thì vật có bị nhấn xuống sâu nữa thể tích của phần chất lỏng của vật bị chiếm chỗ luôn bằng thể tích vật nên lực đẩy Archimesdes không đổi, còn áp suất chất lỏng phụ thuộc vào độ sâu so với mặt thoáng của chất lỏng nên khi vật càng bị nhấn sâu thì áp suất chất lỏng càng lớn.

  • Câu 14: Vận dụng
    Xác định trọng lượng chiếc bè

    Một chiếc bè có dạng hình hộp dài 4,5 m, rộng 2,5 m. Biết bè ngập sâu trong nước 0,5 m; trọng lượng riêng của nước 10 000 N/m3. Chiếc bè có trọng lượng là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Thể tích chiếc bè là V = 4,5 . 2 . 0,5 = 4,5 m3

    Trọng lượng của chiếc bè là P = d. V = 10 000 . 4,5 = 45 000 N

  • Câu 15: Nhận biết
    Xác định trường hợp vật bị quay

    Trường hợp nào sau đây vật sẽ bị quay?

    Hướng dẫn:

    Vật sẽ bị quay trong trường hợp dùng tay mở cần gạt của vòi nước

  • Câu 16: Vận dụng cao
    Trọng lượng vật

    Một học sinh tạo ra một đồ chơi thăng bằng như hình dưới đây.

    Biết độ dài của thanh AB là 30 cm. Bỏ qua khối lượng của các thanh, coi các điểm treo có thể quay dễ dàng. Trọng lượng vật G là:

    Hướng dẫn:

    Độ lớn của lực tại đầu B là 7 + 4 = 11 N

    Moment lực tại B là 11. 0,06 = 0,66 N

    Do thăng bằng nên MA = MB

    ⇔ PG.dA = 0,66 

    \Rightarrow P_G=\frac{0,66}A=\frac{0,66}{0,24}=2,75N

  • Câu 17: Nhận biết
    Đòn bẩy

    Đòn bẩy là dụng cụ dùng để

    Hướng dẫn:

    Đòn bẩy là dụng cụ dùng để làm đổi hướng của lực tác dụng vào vật.

  • Câu 18: Nhận biết
    Acid H2SO4 loãng không phản ứng với kim loại

    Acid H2SO4 loãng không tác dụng với kim loại nào sau đây:

    Hướng dẫn:

    Acid H2SO4 loãng không tác dụng với kim loại Ag

  • Câu 19: Thông hiểu
    Chất làm quỳ tím đổi màu

    Trong số những chất có công thức hoá học dưới đây, chất nào có khả năng làm cho quì tím đổi màu đỏ?

    Hướng dẫn:

    Chất có khả năng đổi màu quỳ tím thành đỏ là dung dịch acid.

    Vậy acid H2SO4 làm quỳ tím đổi màu đỏ

  • Câu 20: Nhận biết
    Khoảng pH nào thì dung dịch có tính acid

    Với khoảng pH nào thì dung dịch có tính acid?

    Hướng dẫn:

    + Nếu pH < 7, dung dịch có môi trường acid.

    + Nếu pH = 7, dung dịch có môi trường trung tính.

    + Nếu pH > 7, dung dịch có môi trường base.

  • Câu 21: Thông hiểu
    Base làm phenolphtalein hóa hồng

    Dãy các base làm phenolphtalein hóa hồng

    Hướng dẫn:

    Base tan làm phenolphtalein hóa đỏ

    NaOH; Ca(OH)2; KOH; Ba(OH)2 đều là dãy base tan

    Các đáp án còn lại chứa: Zn(OH)2; Mg(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)3 đều là những base không tan do đó không làm phenolphtalein hóa đỏ.

  • Câu 22: Nhận biết
    Điền vào chỗ trống

    Điền vào chỗ chấm: "Base là những ... trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm ... . Khi tan trong nước, base tạo ra ion ..."

    Hướng dẫn:

    Base là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide. Khi tan trong nước, base tạo ra ion OH-.

  • Câu 23: Vận dụng
    Khối lượng dung dịch NaOH

    Trung hòa 200 ml dung dịch H2SO4 1,5M bằng dung dịch NaOH 20%. Khối lượng dung dịch NaOH cần dùng là:

    Hướng dẫn:

    Số mol H2SO4 phản ứng là

    nH2SO4 = VH2SO4 . CM H2SO4 = 0,2 . 1,5 = 0,3 mol

    Phương trình hóa học xảy ra

    2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

    2           :  1

    Theo tỉ lệ mol phương trình phản ứng ta có:

    nNaOH = 2.nH2SO4 = 0,3.2 = 0,6 mol

    Khối lượng NaOH phản ứng là:

    mNaOH = n NaOH.MNaOH = 0,6 . 40 = 24 gam

    Theo công thức tính nồng độ % 

    C% = (mNaOH : mdd NaOH).100%

    ⇒ mddNaOH = mNaOH : C% =  (24 : 20%).100% = 120 gam.

  • Câu 24: Thông hiểu
    Oxide tác dụng được với dung dịch acid và dung dịch base

    Cho các oxide sau: CO2, SO2, Na2O, Al2O3, CuO. Số chất đã cho tác dụng được với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH là:

    Hướng dẫn:

    Oxide đã cho tác dụng được với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH là oxide lưỡng tính

    Vậy có 1 oxide thỏa mãn là Al2O3

    Phương trình phản ứng minh họa

    Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

    Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O.

  • Câu 25: Thông hiểu
    Chất tan trong nước

    Dãy các chất nào sau đây tan trong nước?

    Hướng dẫn:

    Dựa vào đáp án ta nhận thấy các chất ddefu là oxide. Oxide acid đều tan, oxide base tan sẽ tan trong nước. 

    Vậy dãy chất tan được trong nước là: Na2O, CaO, P2O5, SO3, SO2.

  • Câu 26: Vận dụng cao
    Tính khối lượng kết tủa

    Hấp thụ hoàn toàn  0,7437 lít CO2 (đkc) vào 2 lít Ca(OH)2 0,01M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    nCO2 = 0,7437 : 24,79 = 0,03 (mol)

    nCa(OH)2 = 2.0,01 = 0.02 (mol)

    Xét tỉ lệ:

    1 < \frac{n_{CO2} }{n_{Ca(OH)2} } = \frac{0,03 }{0,02} = 1,5 < 2

    → Phản ứng tạo hai muối là CaCO3 và Ca(HCO3)2, khi đó cả CO2 và Ca(OH)2 đều hết

    Gọi x, y lần lượt là số mol của CaCO3 và Ca(HCO3)2 ta có:

    Các Phương trình phản ứng xảy ra

    CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O(1)

    2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (2)

    Theo phương trình phản ứng (1):

    nCO2= nCa(OH)2 = nCaCO3 = x (mol)

    Theo phương trình phản ứng (2):

    nCO2 = 2nCa(HCO3)2 = 2y (mol)

    nCa(OH)2= nCa(HCO3)2 = y (mol)

    Từ đó ta có hệ phương trình sau:

    x + 2y = 0,03 (3)

    x + y = 0,02 (4)

    Giải hệ phương trình (3), (4) ta được:

    → x = y = 0, 01 (mol)

    mKết tủa= mCaCO3 = 0,01.100 = 1 (gam)

  • Câu 27: Nhận biết
    Dung dịch tác dụng KOH tạo ra kết tủa

    Dung dịch muối nào sau đây tác dụng với dung dịch KOH tạo ra kết tủa?

    Hướng dẫn:

    Dung dịch FeCl3 tác dụng với dung dịch KOH tạo ra kết tủa Fe(OH)3 có màu nâu đỏ

     Phương trình phản ứng hóa học xảy ra

     FeCl3 + 3KOH → Fe(OH)3 ↓ + 3KCl

  • Câu 28: Vận dụng
    Tính khối lượng kết tủa

    Cho 24 gam CuSO4 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được kết tủa có khối lượng là

    Hướng dẫn:

    Số mol CuSO4 là:

    nCuSO4 = 24:160 = 0,15 mol

    Phương trình phản ứng hóa học xảy ra

       CuSO4 +  Ba(OH)2 Cu(OH)2 + BaSO4
    Theo phương trình 1 1 1 1
    Phản ứng 0,15  →   0,15 0,15

    Kết tủa sau phản ứng gồm: Cu(OH)2 0,15 mol và BaSO4 0,15 mol

    Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là:

    mCu(OH)2 + mBaSO4 = 0,15.98 + 0,15.233 =  49,65 gam.

  • Câu 29: Thông hiểu
    Phản ứng không xảy ra

    Phương trình phản ứng nào sau đây không thể xảy ra:

    Hướng dẫn:

    Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓

    6NaOH + Al2(SO4)3 → 2Al(OH)3↓ + 3Na2SO4

    K2SO3 + 2HCl → 2KCl + SO2↑ + H2O

    BaCl2 + NaOH → không xảy ra

  • Câu 30: Nhận biết
    Dãy gồm phân đạm

    Dãy chất gồm phân đạm là:

    Hướng dẫn:

     Dãy chất gồm phân đạm là (NH2)2CO, (NH4)2SO4.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (23%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 13 lượt xem
Sắp xếp theo