Đề kiểm tra 15 phút KHTN 8 Chương 3: Khối lượng riêng và áp suất

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Thời gian làm bài: 15 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
15:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Tìm nhận xét đúng

    Nhận định nào sau đây đúng? Khối lượng riêng của một chất được xác định theo công thức:  D = \frac{m}{V}. Theo công thức một học sinh nhận xét:

    Hướng dẫn:

    D = \frac{m}{V} nếu m không đổi thì D và V tỉ lệ nghịch với nhau (V càng tăng thì D càng giảm).

    \Rightarrow Nhận xét đúng là: Khi thể tích của vật càng lớn thì khối lượng riêng càng nhỏ.

    - Khối lượng riêng phụ thuộc và khối lượng và thể tích của vật.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Lí giải đệm mút nằm êm hơn phản gỗ

    Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ. Tại sao vậy?

    Hướng dẫn:

    Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ vì đệm mút dễ biến dạng để tăng diện tích tiếp xúc vì vậy giảm áp suất tác dụng lên thân người.

  • Câu 3: Nhận biết
    Xác định V trong công thức

    Trong công thức tính lực đẩy Archimedes: FA = d.V, V là:

    Hướng dẫn:

    Trong công thức tính lực đẩy Archimedes: FA = d.V; V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Trường hợp áp lực lớn nhất

    Trong các trường hợp sau, trường hợp nào áp lực lớn nhất?

    Hướng dẫn:

    - Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

    - Tác dụng của áp lực càng lớn khi độ lớn của áp lực càng lớn hay diện tích mặt bị ép càng nhỏ.

    \Rightarrow Áp lực nhỏ nhất khi lực nhỏ và diện tích mặt ép lớn.

    \Rightarrow Khi bạn Độ xách cặp đứng co một chân thì áp lực là lớn nhất.

  • Câu 5: Vận dụng
    Tính khối lượng riêng của khối đá hoa cương

    Tính khối lượng của một khối đá hoa cương dạng hình hộp chữ nhật có kích thước 2,0 m x 3,0 m x 1,5 m. Biết khối lượng riêng của đá hoa cương là ρ = 2750 kg/m3.

    Hướng dẫn:

    Thể tích của khối đá hoa cương:

    V = 2.3.1,5 = 9 m3

    Khối lượng riêng của đá hoa cương là:

    D = 2750kg/m3

    Nên khối lượng của khối đá hoa cương trên là:

    m = D.V = 2750.9 = 24750 kg

  • Câu 6: Nhận biết
    Sự thay đổi của áp suất khí quyển khi tăng độ cao

    Áp suất khí quyển thay đổi như thế nào khi độ cao càng tăng?

    Hướng dẫn:

    Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất khí quyển càng giảm.

  • Câu 7: Nhận biết
    Biểu thức xác định khối lượng riêng

    Cho m, V lần lượt là khối lượng và thể tích của một vật. Biểu thức xác định khối lượng riêng của chất tạo thành vật đó có dạng nào sao đây?

    Hướng dẫn:

    Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó:

    D =\frac{m}{V}

  • Câu 8: Vận dụng
    Tính số lít nước cần đặt lên đĩa cân phải

    Đặt một khối sắt có thể tích V1 = 1 dm3 trên đĩa trái của cân Robecvan. Hỏi phải dùng bao nhiêu lít nước (đựng trong bình chứa có khối lượng không đáng kể) đặt lên đĩa phải để cân nằm thăng bằng? Cho khối lượng riêng của sắt là D1 = 7800 kg/m3, của nước là D2 = 1000 kg/m3.

    Hướng dẫn:

    Cân thăng bằng khi khối lượng sắt bằng khối lượng nước.

    Gọi V2 là thể tích nước phải đặt vào.

    Ta có m = D1.V1 = D2.V2

    \Rightarrow V_{2} =\frac{D_{1} }{D_{2} } .V_{1} =\frac{7800}{1000}.1 =7,8 dm^{3} =7,8 l

  • Câu 9: Vận dụng
    Nhận xét đúng về hướng di chuyển của tàu ngầm

    Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ 875000 N/m2, một lúc sau áp kế chỉ 1165000 N/m2. Nhận xét nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    Ta có vật ở càng sâu trong lòng chất lỏng thì chịu tác dụng của áp suất chất lỏng càng lớn.

    Ban đầu áp kế chỉ 875000 N/m2, một lúc sau áp kế chỉ 1165000 N/m2 \Rightarrow Áp suất tăng \Rightarrow Tàu ngầm đang lặn xuống.

  • Câu 10: Vận dụng
    Tính độ lớn của áp suất gây nên bởi áp lực

    Một áp lực 600 N gây áp suất 3000 N/m2 lên diện tích bị ép có độ lớn

    Hướng dẫn:

    Vì áp suất được tính theo công thức: p =\frac{F}{S}

    Diện tích bị ép có độ lớn:

    S = \frac{F}{p} =\frac{600}{3000} =0,2 m^{2} =2000 cm^{2}

  • Câu 11: Thông hiểu
    Cách giảm áp suất

    Muốn giảm áp suất thì:

    Hướng dẫn:

    Ta có: Áp suất p = \frac{F}{S}

    \Rightarrow Muốn giảm áp suất, tăng diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực.

  • Câu 12: Nhận biết
    Hướng của lực đẩy Archimedes

    Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về lực đẩy Archimedes?

    Hướng dẫn:

    Lực đẩy Archimedes hướng thẳng đứng từ dưới lên trên.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Tìm phát biểu sai về áp suất chất lỏng

    Điều nào sau đây sai khi nói về áp suất chất lỏng?

    Hướng dẫn:

    Áp suất tại những điểm trên một mặt phẳng nằm ngang trong chất lỏng đứng yên là như nhau.

  • Câu 14: Nhận biết
    Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào

    Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    - Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

    - Tác dụng của áp lực càng lớn khi độ lớn của áp lực càng lớn hay diện tích mặt bị ép càng nhỏ.

    \Rightarrow Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép

  • Câu 15: Thông hiểu
    Lí giải việc đóng đinh bằng mũi đinh vào tường

    Khi đóng đinh vào tường ta thường đóng mũi đinh vào tường mà không đóng mũ (tai) đinh vào? Tại sao vậy?

    Hướng dẫn:

    Khi đóng đinh vào tường ta thường đóng mũi đinh vào tường mà không đóng mũ (tai) đinh vào vì mũi đinh có diện tích nhỏ nên với cùng áp lực thì có thể gây ra áp suất lớn nên đinh dễ vào hơn.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (40%):
    2/3
  • Vận dụng (27%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 11 lượt xem
Sắp xếp theo