Đề kiểm tra 45 phút KHTN 8 Chương 8: Sinh vật và môi trường

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 30 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 30 điểm
  • Thời gian làm bài: 45 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
45:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Ý nghĩa của nhóm tuổi sinh sản

    Nhóm tuổi sinh sản có ý nghĩa

    Hướng dẫn:

    Nhóm tuổi sinh sản có ý nghĩa quyết định mức sinh sản của quần thể.

  • Câu 2: Vận dụng
    Tính số nhân tố vô sinh

    Cho các yếu tố/cấu trúc/sinh vật sau đây:

    (1) Lớp lá rụng trong rừng

    (2) Đất

    (3) Chim làm tổ trên cây

    (4) Nước biển

    (5) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ

    (6) Hơi ẩm

    (7) Gió

    (8) Con người

    Có bao nhiêu yếu tố kể trên là yếu tố vô sinh?

    Hướng dẫn:

    Nhân tố sinh thái vô sinh là các yếu tố không sống của môi trường.

    \Rightarrow Các yếu tố vô sinh là: (1), (2), (4), (6), (7).

  • Câu 3: Thông hiểu
    Biến động quần thể ruồi nhà

    Quần thể ruồi nhà ở nhiều vùng nông thôn xuất hiện nhiều vào một khoảng thời gian nhất định trong năm (thường là mùa hè), còn vào thời gian khác thì hầu như giảm hẳn. Như vậy quần thể này

    Hướng dẫn:

    Quần thể ruồi nhà ở nhiều vùng nông thôn xuất hiện nhiều vào một khoảng thời gian nhất định trong năm (thường là mùa hè), còn vào thời gian khác thì hầu như giảm hẳn. Như vậy, quần thể ruồi biến động số lượng theo chu kì mùa.

  • Câu 4: Nhận biết
    Nguồn ô nhiễm nhân tạo

    Nguồn ô nhiễm nhân tạo gây ra là do

    Hướng dẫn:

    Nguồn ô nhiễm nhân tạo gây ra là do hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải, đốt cháy nhiên liệu trong sinh hoạt.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Phát biểu đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật

    Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?

    Hướng dẫn:

    Phát biểu đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật là: Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.

  • Câu 6: Vận dụng
    Xác định môi trường mà loài sinh vật có thể sinh sống được

    Một loài sinh vật có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 10oC đến 35oC, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 70% đến 90%. Loài sinh vật này có thể sống ở môi trường nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Một loài sinh vật có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 10oC đến 35oC, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 70% đến 90% nên loài này có thể sống ở môi trường có nhiệt độ dao động từ 12oC đến 32oC, độ ẩm từ 78% đến 88%.

  • Câu 7: Vận dụng
    Việc cần làm để nuôi cá thu được năng suất cá tối đa

    Trong nghề nuôi cá để thu được năng suất cá tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước thì điều nào dưới đây là cần làm hơn cả?

    Hướng dẫn:

    Trong nghề nuôi cá để thu được năng suất cá tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước thì cần nuôi nhiều loài cá để tận dụng mọi nguồn thức ăn ở các mặt nước.

    VD: nuôi kết hợp cá mè, cá trắm, cá chép, lươn,... vì thức ăn của những loài này ở các tầng nước khác nhau → có thể tận dụng nguồn thức ăn.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Khắc phục suy thoái môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

    Để góp phần khắc phục suy thoái môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, chúng ta cần:

    (1) Hạn chế sử dụng các nguồn tài nguyên vĩnh cữu.

    (2) Sử dụng triệt để các nguồn tài nguyên khoáng sản và phi khoáng sản.

    (3) Bảo tồn đa đạng sinh học bằng di chuyển tất cả các loài trong tự nhiên về các khu bảo tồn nhân tạo.

    (4) Phân loại, tái chế và tái sử dụng các loại rác thải.

    (5) Sử dụng các loài thiên địch trong bảo vệ mùa màng.

    Số biện pháp phù hợp là:

    Hướng dẫn:

    Các biện pháp phù hợp là (4), (5).

  • Câu 9: Nhận biết
    Nguồn gốc gây ôn nhiễm sinh học chủ yếu

    Nguồn gốc gây ô nhiễm sinh học chủ yếu do các chất thải như:

    Hướng dẫn:

    Nguồn gốc gây ô nhiễm sinh học chủ yếu do các chất thải như phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải từ các bệnh viện.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Hiện tượng khống chế sinh học dẫn đến

    Hiện tượng khống chế sinh học dẫn đến: 

    Hướng dẫn:

    Hiện tượng khống chế sinh học dẫn đến trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.

    Do có loài này kiềm hãm loài kia nên không loài nào có thể phát triển một cách ồ ạt, chiếm hết nguồn sống của loài khác và vượt quá khả năng chứa của môi trường.

  • Câu 11: Nhận biết
    Đặc trưng của quần xã

    Đặc trưng nào sau đây là của quần xã sinh vật?

    Hướng dẫn:

    Một số đăch trưng cơ bản của quần xã như độ đa dạng và thành phần loài trong quần xã.

  • Câu 12: Vận dụng cao
    Tính thời gian số cá thể lục bình phủ kín mặt hồ

    Trên mặt hồ có diện tích 10 ha, mật độ của lục bình là 10 cây/m2. Mỗi cây chiếm diện tích trung bình 1,25 dm2, cứ 10 ngày mỗi cây mẹ sinh thêm một cây mới và không xảy ra tử vong, phát tán. Số cá thể lục bình phủ kín mặt hồ sau thời gian bao lâu?

    Hướng dẫn:

    Số lượng bèo lục bình ban đầu có trong hồ = 10\times10000 = 100000 cây

    Số lượng bèo lục bình cần có để phủ kín mặt hồ = \frac{10000\times100}{1,25} = 800000 cây

    Cứ 10 ngày, một cây mẹ sinh thêm 1 cây mới \Rightarrow 10x ngày, từ 100000 cây mẹ tạo ra tổng cộng 800000 cây mới:

    \Rightarrow 2x.100000 = 800000

    \Leftrightarrow x = 3

    Vậy sau 30 ngày bèo sẽ phủ kín mặt hồ.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Tìm khẳng định chính xác về môi trường sống xung quanh sinh vật

    Về môi trường sống xung quanh sinh vật, khẳng định nào dưới đây là chính xác?

    Hướng dẫn:

    - Mỗi sinh vật đều có khoảng giới hạn sinh thái như nhau đối với mỗi nhân tố sinh thái. \Rightarrow sai, các sinh vật có khoảng giới hạn sinh thái khác nhau với mỗi nhân tố sinh thái.

    - Các nhân tố sinh thái của môi trường luôn tác động đồng đều lên cơ thể sinh vật, đồng đều lên các bộ phận khác nhau của cơ thể sinh vật và đồng đều lên các giai đoạn phát triển khác nhau của sinh vật. \Rightarrow sai, nhân tố sinh thái tác động khác nhau…

    - Mỗi một nhân tố sinh thái của môi trường đều có một giá trị mà ở đó sinh vật sinh trưởng và phát triển mạnh nhất gọi là điểm cực thuận. \Rightarrow đúng

    - Sinh vật chịu tác động một chiều từ môi trường và sự sinh trưởng phát triển của sinh vật chịu sự chi phối của môi trường. \Rightarrow sai, tác động 2 chiều (tác động qua lại)

  • Câu 14: Vận dụng
    Ví dụ minh họa cho một hệ sinh thái

    Ví dụ nào sau đây có thể minh họa cho một hệ sinh thái?

    Hướng dẫn:

    - Một hồ với rong, tảo, động vật, vi khuẩn,... cùng mọi vật chất và yếu tố khí hậu liên quan → Có thể minh họa cho 1 hệ sinh thái.

    - Một khu rừng có thảm cỏ, cây, sâu bọ, chim chóc và thú, nấm, vi sinh vật,... ở đó → Không phải là một hệ sinh thái do thiếu yếu tố sinh cảnh.

    - Một cái hồ nhưng không tính các sinh vật, chỉ kể các nhân tố vô cơ (nước, khoáng, khí, nhiệt độ,...) → Không phải là hệ sinh thái vì chỉ có sinh cảnh mà không có quần xã.

    - Sinh vật và môi trường sống, miễn là chúng tạo thành một thể thống nhất → Không phải là một hệ sinh thái vì hệ sinh thái là quần xã và sinh cảnh của quần xã.

  • Câu 15: Nhận biết
    Những con voi trong vườn bách thú

    Những con voi trong vườn bách thú là

    Hướng dẫn:

    Những con voi trong vườn bách thú là tập hợp cá thể voi.

  • Câu 16: Nhận biết
    Hệ thống gồm quần xã và môi trường vô sinh của nó

    Hệ thống gồm quần xã và môi trường vô sinh của nó tương tác thành một thể thống nhất được gọi là

    Hướng dẫn:

    Hệ thống gồm quần xã và môi trường vô sinh của nó tương tác thành một thể thống nhất được gọi là hệ sinh thái.

  • Câu 17: Nhận biết
    Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ

    Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật với nhau.

  • Câu 18: Nhận biết
    Mục tiêu của bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp

    Mục tiêu của bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp là:

    Hướng dẫn:

    Cần duy trì các hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu, đồng thời cải tạo các hệ sinh thái nông nghiệp để đạt năng suất và hiệu quả cao. Đảm bảo cho sự phát triển ổn định về kinh tế và môi trường của đất nước.

  • Câu 19: Thông hiểu
    Sự phân bố theo chiều thẳng đứng của nhiều tầng cây trong rừng

    Sự phân bố theo chiều thẳng đứng của nhiều tầng cây trong rừng thể hiện:

    Hướng dẫn:

    Khi phân bố theo chiều thẳng đứng nghĩa là các loài cây ưa sáng sẽ ở tầng cao nhất và theo thứ tự giảm đần nhu cầu của các cây đối với ánh sáng. Điều đó giúp tận dụng hoàn hảo nguồn sáng với mức độ nhu cầu phù hợp của mỗi loài cây.

  • Câu 20: Vận dụng
    Thứ tự phân tầng của thảm thực vật

    Thảm thực vật của rừng mưa nhiệt đới được phân thành 4 tầng như sau:

    1. Tầng thảm xanh

    2. Tầng tán rừng

    3. Tầng vượt tán

    4. Tầng dưới tán rừng

    Thứ tự nào sau đây của các tầng nêu trên là đúng, nếu tính từ dưới lên?

    Hướng dẫn:

    Thứ tự của các tầng tình từ dưới lên là: Tầng thảm rừng → Tầng dưới tán rừng → Tầng tán rừng → Tầng vượt tán.

  • Câu 21: Thông hiểu
    Chọn ý không đúng

    Ý nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Khối lượng vật chất của sinh quyển nhỏ hơn nhiều so với các quyển khác.

  • Câu 22: Thông hiểu
    Sự phân bố của một loài trong quần xã thường phụ thuộc chủ yếu

    Sự phân bố của một loài trong quần xã thường phụ thuộc chủ yếu vào

    Hướng dẫn:

    Sự phân bố của một loài trong quần xã thường phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu về nguồn sống.

  • Câu 23: Thông hiểu
    Kiểu thảm thực vật thuộc vào môi trường đới nóng

    Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc môi trường đới nóng?

    Hướng dẫn:

    Kiểu thảm thực vật thuộc vào môi trường đới nóng là savan, rừng nhiệt đới ẩm và rừng cận nhiệt ẩm.

  • Câu 24: Thông hiểu
    Mức đa dạng của quần xã không phụ thuộc vào

    Mức đa dạng của quần xã không phụ thuộc vào

    Hướng dẫn:

    Độ đa dạng của quần xã bao gồm đa dạng về thành phần loài, đa dạng về ổ sinh thái, đa dạng về chuỗi thức ăn.

    \Rightarrow Mức đa dạng của quần xã không phụ thuộc vào sự cạnh tranh trong nội bộ quần thể.

  • Câu 25: Nhận biết
    Chọn câu giải thích đúng

    Cá rô phi nuôi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,6°C - 42°C. Điều giải thích đúng

    Hướng dẫn:

    Cá rô phi nuôi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,6°C đến 42°C, trong đó nhiệt độ 5,6°C gọi là giới hạn dưới, 42°C gọi là giới hạn trên.

  • Câu 26: Nhận biết
    Thời điểm quần thể cần điều chỉnh cá thể

    Khi nào quần thể cần điều chỉnh cá thể?

    Hướng dẫn:

    Khi số lượng cá thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao, quần thể cần điều chỉnh số lượng cá thể.

  • Câu 27: Thông hiểu
    Tính số phát biểu sai về cấu trúc hệ sinh thái

    Cho các phát biểu sau về cấu trúc của hệ sinh thái:

    (1) Tất cả các loài động vật đều được xếp vào nhóm động vật tiêu thụ.

    (2) Một số thực vật kí sinh được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.

    (3) Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần hữu cơ của môi trường.

    (4) Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.

    Số phát biểu sai là:

    Hướng dẫn:

    Các phát biểu sai là: (1), (2), (4)

    (1) sai, một số động vật xếp vào nhóm sinh vật phân giải: giun đất, sâu bọ,..

    (2) sai, thực vật ký sinh xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.

    (4) sai, có 1 số vi sinh vật tự dưỡng xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.

  • Câu 28: Nhận biết
    Nhân tố sinh thái vô sinh

    Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?

    Hướng dẫn:

    Nhiệt độ môi trường là nhân tố vô sinh.

  • Câu 29: Vận dụng cao
    Chọn nhận xét đúng về lưới thức ăn

    Cho lưới thức ăn và các nhận xét sau đây:

    (1) Lưới thức ăn trên có nhiều hơn 6 chuỗi thức ăn.

    (2) Có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.

    (3) Có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.

    (4) Chuỗi thức ăn dài nhất có 3 bậc dinh dưỡng.

    (5) Cáo vừa là sinh vật tiêu thụ bậc 2, vừa là sinh vật tiêu thụ bậc 3.

    (6) Loài sinh vật tiêu thụ tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn nhất là cáo.

    Có bao nhiêu nhận xét về lưới thức ăn trên là đúng?

    Hướng dẫn:

    (1) đúng vì lưới thức ăn trên bao gồm 8 chuỗi thức ăn.

    (2) đúng vì có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 là cà rốt, cỏ và lúa mì.

    (3) sai vì có 4 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là thỏ, chuột, châu chấu và chim sẻ.

    (4) sai vì chuỗi thức ăn dài nhất có 4 bậc dinh dưỡng: Cỏ ightarrow châu chấu ightarrow chim sẻ ightarrow cáo.

    (5) đúng vì cáo vừa là sinh vật tiêu thụ bậc 2 (bậc dinh dưỡng bậc 3), vừa là sinh vật tiêu thụ bậc 3 (bậc dinh dưỡng bậc 4).

    (6) đúng vì cáo tham gia 5 chuỗi thức ăn.

  • Câu 30: Thông hiểu
    Ví dụ không phải ứng dụng khống chế sinh học

    Ví dụ nào sau đây không phải ứng dụng khống chế sinh học?

    Hướng dẫn:

    Cây bông mang gen kháng sâu bệnh của vi khuẩn không phải là khống chế sinh học vì cây bông này đã được biến đổi gen.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (43%):
    2/3
  • Vận dụng (17%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 4 lượt xem
Sắp xếp theo