Đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức (Đề 5)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 30 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 30 điểm
  • Thời gian làm bài: 45 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
45:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Những chất thuộc loại oxide acid

    Cho các oxide có công thức hóa học như sau: SO3 (1), N2O5 (2), CO2 (3), Fe2O3 (4), CuO (5), CaO (6). Những chất thuộc loại oxide acid là:

    Hướng dẫn:

    Oxide acid là những oxide tác dụng được với dung dịch base tạo thành muối và nước. Các oxide acid thường là oxide của các phi kim, như: CO2, SO2, SO3 , P2O5 

     Những chất thuộc loại oxide acid là: N2O5 (2), CO2 (3)

  • Câu 2: Nhận biết
    Dung dịch làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng

    Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng?

    Hướng dẫn:

    Dung dịch base NaOH làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng

  • Câu 3: Thông hiểu
    Phương trình phản ứng đúng

    Phản ứng nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    NaOH không tác dụng với KCl

    SO2 tác dụng với NaOH tạo ra muối Na2SO3

    NaOH không tác dụng với oxide base CaO

    Phương trình phản ứng đúng:

    Ca(OH)2 + 2HCl → 2H2O + CaCl2.

  • Câu 4: Nhận biết
    Đổi đơn vị

    Đổi đơn vị 1,5V=...mV

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    1mV = 0,001V = 10−3V.

    Ta suy ra:

    1,5V = 1,5.103 mV = 1500mV

  • Câu 5: Nhận biết
    Thiết bị không dùng để giữ an toàn cho mạch điện

    Để giữ an toàn cho người và các thiết bị điện, trong các mạch điện thường được lắp thêm các thiết bị an toàn. Thiết bị nào dưới đây không dùng để giữ an toàn cho mạch điện?

    Hướng dẫn:

    Chuông điện là thiết bị điện ứng dụng hoạt động của nam châm điện. Khi có dòng điện chạy qua, chuông sẽ phát ra âm thanh để báo hiệu.

  • Câu 6: Nhận biết
    Đơn vị đo hiệu điện thế

    Đơn nào dưới đây là đơn vị đo hiệu điện thế?

    Hướng dẫn:

    kg– đơn vị đo khối lượng.

    mA –  đơn vị đo cường độ dòng điện .

    kJ – đơn vị đo năng lượng.

    V – đơn vị đo hiệu điện thế

  • Câu 7: Vận dụng
    Sơ đồ mạch điện

    Sơ đồ mạch điện nào sau đây mắc đúng?

    Hướng dẫn:

     Vì cực (+) của nguồn điện sẽ được mắc với cực (+) của ampe kế và cực (–) của nguồn điện sẽ được mắc với cực (–) của ampe kế. 

  • Câu 8: Thông hiểu
    Dòng điện chạy qua cơ thể con người

    Khi dòng điện chạy qua cơ thể con người gây ra tác dụng dòng diện nào?

    Hướng dẫn:

    Khi dòng điện chạy qua cơ thể con người gây ra tác dụng sinh lí

  • Câu 9: Thông hiểu
    Tác dụng hóa học

    Dòng điện được sử dụng trong trường hợp nào sau đây sẽ có tác dụng hóa học?

    Hướng dẫn:

    Dòng điện được sử dụng trong trường hợp mạ vàng một vật bằng kim loại có tác dụng hóa học.

  • Câu 10: Nhận biết
    Đồ dùng nguồn điện acquy

    Những đồ dùng nào sau đây sử dụng nguồn điện acquy?

    Hướng dẫn:

    Đồng hồ treo tường hoạt động chủ yếu là nguồn điện từ pin

    Ấm điện đun nước  nguồn điện từ dây dẫn điện 

    Xe đạp chạy được do hoạt động của con người

    Ô tô sử dụng nguồn điện acquy

  • Câu 11: Vận dụng
    Nồng độ mol của dung dịch Ca(OH)2 cần dùng

    Cho 2,479 lít CO2 (đkc) hấp thụ hoàn toàn bởi 250 mL dung dịch Ca(OH)2 chỉ thu được muối CaCO3. Nồng độ mol của dung dịch Ca(OH)2 cần dùng là:

    Hướng dẫn:

    nCO2 = VCO2 : 2,479 = 2,479 : 24,79 = 0,1 mol

    Theo bài ra ta có sau phản ứng chỉ thu được muối CaCO3 do đó ta có phản ứng

    Phương trình phản ứng

    Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

    1                    1            1

    Từ tỉ lệ mol phương trình phản ứng ta có:

    nCa(OH)2 = nCO2 = 0,1 mol

    ⇒ CM Ca(OH)2 = nCa(OH)2 : VCa(OH)2 = 0,1 : 0,25 = 0,4M

  • Câu 12: Nhận biết
    Dung dịch có pH < 7

    Nhóm dung dịch có pH < 7 là:

    Hướng dẫn:

    Nếu pH < 7 thì dung dịch có môi trường acid, pH càng nhỏ thì độ acid của dung dịch càng lớn. 

    Vậy nhóm dung dịch HCl, H2SOcó pH < 7

  • Câu 13: Nhận biết
    Công thức của sodium hydroxide

    Sodium hydroxide (hay là xút ăn da) là chất rắn, không màu, dễ nóng chảy, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa một lượng nhiệt lớn. Công thức của sodium hydroxide là?

    Hướng dẫn:

    Công thức của sodium hydroxide là NaOH

  • Câu 14: Nhận biết
    Chất không phải base

    Chất nào sau đây không phải là base 

    Hướng dẫn:

    Base là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide. Khi tan trong nước, base tạo ta ion OH-.

    NaHCO3 là muối không phải base

  • Câu 15: Thông hiểu
    Nhỏ một giọt quỳ tím vào dung dịch Ca(OH)2

    Nhỏ một giọt quỳ tím vào dung dịch Ca(OH)2, dung dịch có màu xanh, nhỏ từ từ dung dịch HCl cho tới dư vào dung dịch có màu xanh trên thì:

    Hướng dẫn:

    Dung dịch Ca(OH)2 là dung dịch kiềm nên làm quỳ tím chuyển sang xanh. Khi cho HCl vào, xảy ra phản ứng trung hòa:

    Ca(OH)2 + 2HCl → 2H2O + CaCl2

    Làm lượng Ca(OH)2 giảm xuống nên màu danh nhạt dần và mất hẳn. Đến khi HCl dư, tạo môi trường acid cho dung dịch nên quỳ tím chuyển sang đỏ. 

  • Câu 16: Thông hiểu
    Dung dịch có pH > 7

    Oxide nào sau đây tác dụng với nước tạo ra dung dịch có pH > 7?

    Hướng dẫn:

    Oxide base tác dụng với nước tạo thành dung dịch base có môi trường base nên pH > 7

    Ta có phương trình phản ứng

    CaO + H2O → Ca(OH)2

    Dung dịch tạo ra là Ca(OH)2 có pH > 7

  • Câu 17: Thông hiểu
    Nhận biết MgO, Al2O3, K2O

    Cho 3 oxide có màu trắng sau: MgO, Al2O3, K2O. Có thể nhận biết được các chất đó bằng thuốc thử:

    Hướng dẫn:

    Hòa tan 3 chất rắn vào nước. Chỉ có K2O tác dụng với nước tạo dung dịch kiềm

    K2O + H2O → 2KOH

    Cho 2 chất rắn còn lại tác dụng với dung dịch kiềm vừa thu được, chất rắn nào tan là Al2O3

    Al2O3 + 2KOH → 2KAlO2 + H2O

  • Câu 18: Nhận biết
    Các oxide acid

    Dãy chất gồm các oxide acid là:

    Hướng dẫn:

    Dãy chất gồm các oxide acid là SO2, P2O5, CO2, SO3

  • Câu 19: Vận dụng
    Nồng độ mol của dung dịch X

    Hòa tan 23,5 gam potassium oxide (K2O) vào nước được 500 mL dung dịch X. Nồng độ mol của dung dịch X là:

    Hướng dẫn:

    nK2O = 23,5: 94 = 0,25 (mol)

    Phương trình phản ứng xảy ra

    K2O + H2O → 2KOH

    0,25             → 0,5

    Theo tỉ lệ mol phương trình phản ứng ta có:

    nKOH = nK2O = 0,25.2 = 0,5 mol

    Đổi 500 mL = 0,5 L

    Nồng độ mol của dung dịch X là:

    CM KOH = V : n = 0,5 : 0,5 = 1 (M)

  • Câu 20: Vận dụng
    Công thức hóa học của iron oxide

    Một oxide được tạo bởi 2 nguyên tố sắt (iron) và oxygen (O), trong đó tỉ lệ khối lượng giữa iron và oxygen là 7:3. Công thức hóa học của iron oxide là:

    Hướng dẫn:

    Đặt khối lượng của Fe là 7 thì khối lượng của O là 3

    Gọi công thức của oxide là: FexOy (x,y € N*)

    Áp dụng công thức ta có:

    x:y=n_{Fe}:n_O=\frac{m_{Fe}}{56}:\frac{m_O}{16}=\frac7{56}:\frac3{16}=0,125:0,1875=2:3

    Vậy công thức của oxide là Fe2O3

  • Câu 21: Nhận biết
    Quá trình lọc máu

    Quá trình lọc máu có đặc điểm?

    Hướng dẫn:

    Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận. Đầu tiên là trình lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận.

  • Câu 22: Thông hiểu
    Nồng độ uric acid trong máu cao

    Nồng độ uric acid trong máu cao và kéo dài có thể là nguyên nhân gây bệnh gì?

    Hướng dẫn:

    Nồng độ uric acid trong máu cao và kéo dài có thể là nguyên nhân gây bệnh gout.

  • Câu 23: Vận dụng
    Chỉ số glucose trong máu

    Chọn đáp án phù hợp để hoàn thành câu sau:

    “Chỉ số glucose trong máu từ 3,9 mmol/L đến 6,4 mmol/L…”

    Hướng dẫn:

    Chỉ số glucose trong máu từ 3,9 mmol/L đến 6,4 mmol/L được coi là bình thường.

  • Câu 24: Nhận biết
    Cấu tạo bộ phận thần kinh trung ương

    Cấu tạo bộ phận thần kinh trung ương của người gồm

    Hướng dẫn:

    Cấu tạo bộ phận thần kinh trung ương của người gồm não và tuỷ sống.

  • Câu 25: Thông hiểu
    Việc làm sau đây ảnh hưởng đến mắt

    Việc làm nào sau đây gây ra một số bênh, tật về mắt

    Hướng dẫn:

    Khi đọc sách với khoảng cách gần, thiếu ánh sáng mắt sẽ phải điều tiết liên tục từ đó gây mỏi mắt, lâu dần làm thủy tinh thể phồng lên, nếu kéo dài làm thủy tinh thể mất dần khả năng đàn hồi và tăng nguy cơ bị tật khúc xạ mắt như cận thị, loạn thị.

  • Câu 26: Nhận biết
    Hormone gây ra những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nam giới

    Loại hormone nào gây ra những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nam giới?

    Hướng dẫn:

    Hormone testosterone gây ra những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nam giới.

  • Câu 27: Thông hiểu
    Hormone ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến sinh dục

    Hoạt động của tuyến sinh dục chịu ảnh hưởng của hormone nào?

    Hướng dẫn:

    Hoạt động của tuyến sinh dục chịu ảnh hưởng của hormone FSH và LH do tuyến yên tiết ra.

  • Câu 28: Nhận biết
    Bệnh có thể mắc nếu cơ thể ít tiết hoặc không tiết insulin

    Cơ thể tiết ít hoặc không tiết insulin có thể dẫn đến bệnh nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Bệnh tiểu đường (đái tháo đường, đái đường) là một bệnh rối loạn chuyển hóa glucose trong máu. Nguyên nhân gây rối loạn chủ yếu do thiếu hormone insulin hoặc insulin tiết ra nhưng bị giảm tác dụng điều hòa lượng đường trong máu, dẫn đến lượng glucose trong máu tăng nhưng tế bào k hấp thụ đủ để làm nguyên liệu cho hoạt động trao đổi chất, đường trong máu sẽ thải ra ngoài qua nước tiểu.

  • Câu 29: Vận dụng
    Tuyến trên thận

    Cho các nhận định về tuyến trên thận trong hệ nội tiết sau:

    (1) Giúp điều hòa huyết áp và thể tích máu.

    (2) Hộ trợ hoạt động của hệ thần kinh, tăng quá trình phân giải chất hữu cơ.

    (3) Điều hòa tiết sữa.

    (4) Điều hòa chu kì sinh dục.

    (5) Điều hòa chu kì giấc ngủ.

    Nhận định đúng là:

    Hướng dẫn:

    (1) Giúp điều hòa huyết áp và thể tích máu.

    (2) Hộ trợ hoạt động của hệ thần kinh, tăng quá trình phân giải chất hữu cơ.

  • Câu 30: Vận dụng cao
    Phần % về khối lượng từng chất

    Cho 7,8 gam hỗn hợp gồm Zn và ZnO tác dụng với acid HCl dư thấy có một lượng khí sinh ra, lượng khí này khi cháy tạo ra 1,08 gam nước. Thành phần % về khối lượng từng chất trong hỗn hợp đầu lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    nH2O = 1,08 :18 = 0,06 (mol)

    Phương trình hóa học

    Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 (1) 

    0,06                     ← 0,06

    ZnO + 2HCl→  ZnCl2 + H2O (2)

    Khí sinh ra chính là hydrogen đốt cháy tạo ta nước

    2H2 + O2 \xrightarrow{t^o} 2H2O (3)

    0,06            ← 0,06

    Từ phương trình (3) và (2) 

    nH2O = nH2 = nZn = 0,06 mol

    Khối lượng Zn là:

    mZn = 0,06 . 65 = 3,9 (g)

    Phần trăm khối lượng của Zinc là:

    %mZn = 3,25 : 6,5 .100% = 50%

    ⇒ %mZnO = 100% - 50% = 50%

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (47%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Vận dụng cao (3%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo