Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức (Đề 4)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 30 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 30 điểm
  • Thời gian làm bài: 45 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
45:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Sản phẩm không được thải ra môi trường

    Sản phẩm nào dưới đây không được thải ra môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường

    Hướng dẫn:

    Oxygen là chất quan trọng được sử dụng để cung cấp cho tế bào thực hiện các chức năng sinh lí.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Chọn phát biểu không đúng

    Chọn phát biểu không đúng

    Hướng dẫn:

    Các vật lạnh vẫn có thể bức xạ nhiệt

  • Câu 3: Vận dụng
    Xác định thời điểm rụng trứng

    Ở một người phụ nữ có chu kì đều đặn 28 ngày, giả sử ngày kinh đầu tiên của một chu kì là ngày mùng 2 thì trong các thời điểm sau, ở thời điểm nào trong tháng, người phụ nữ đó sẽ rụng trứng?

    Hướng dẫn:

    Ngày kinh đầu tiên của chu kì tháng này là ngày mùng 2 → ngày đầu tiên của chu kì sau là ngày mùng 30 (chu kì 28 ngày) → ngày trứng rụng là 14 ngày trước đó → ngày 16. 

  • Câu 4: Nhận biết
    Sự nở vì nhiệt

    Sự nở vì nhiệt có thể gây ra những .... rất lớn khi bị ngăn cản.

    Hướng dẫn:

    Sự nở vì nhiệt có thể gây ra những lực rất lớn khi bị ngăn cản.

    Ví dụ:

    Vào những ngày nắng nóng, các thanh ray bị nở vì nhiệt, nó có thể gây ra những lực rất lớn, có thể làm cong cả những thanh ray tàu hỏa.

  • Câu 5: Vận dụng
    Thể tích khí CO2

    Cho 500 mL dung dịch Na2CO3 0,1 M tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 0,1 M, thu được dung dịch muối và khí CO2 thoát ra. Thể tích khí CO2 (ở đkc) được tạo thành (coi hiệu suất phản ứng là 100%).

    Hướng dẫn:

    Theo đầu bài ta có:

    nNa2CO3 = 0,5.0,1 = 0,05 mol

    Phương trình hoá học:

    Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O

    Theo phương trình hoá học, cứ 1 mol Na2CO3 phản ứng sinh ra 1 mol CO2.

    Vậy cứ 0,05 mol Na2CO3 phản ứng sinh ra 0,05 mol CO2.

    Thể tích của khí CO2 là: 0,05.24,79 = 1,2395L.

  • Câu 6: Vận dụng
    Cường độ dòng điện đo được

    Dùng ampe kế có giới hạn đo 5A, trên mặt số được chia là 25 khoảng nhỏ nhất. Khi đo cường độ dòng điện trong mạch điện, kim chỉ thị chỉ ở khoảng thứ 16. Cường độ dòng điện đo được là

    Hướng dẫn:

    Độ chia nhỏ nhất của ampe kế này là: \frac5{25}=0,2\;A

    Khi kim chỉ thị ở khoảng thứ 16 thì số chỉ của ampe kế là: 0,2.16 = 3,2 A

  • Câu 7: Nhận biết
    Khi chuyển động nhiệt của phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên

    Khi chuyển động nhiệt của phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không thay đổi?

    Hướng dẫn:

    Vì khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì nhiệt độ, nhiệt năng và thể tích của vật đều tăng (Thể tích tăng lên do khoảng cách các phân tử tăng theo).

    Chỉ có khối lượng là lượng chất chứa trong vật luôn không đổi nên khối lượng của vật là không tăng.

  • Câu 8: Nhận biết
    Oxide tan trong nước làm quỳ tím hóa xanh
    Oxide nào sau đây tan trong nước tạo thành dung dịch làm quỳ tím hóa xanh?
    Hướng dẫn:

    Fe2O3 là oxide không tan trong nước ⇒ loại

    Dung dịch làm quỳ tím hóa xanh ⇒ dung dịch base

    Oxide tan được trong nước tạo ra dung dịch base chỉ có thể oxide base

    Vậy đáp án đúng là là Na2O tan trong nước tạo ra dung dịch NaOH làm quỳ tím hóa xanh

  • Câu 9: Thông hiểu
    Thành phần có thể tích lớn

    Trong cầu mắt người, thành phần nào dưới đây có thể tích lớn nhất?

    Hướng dẫn:

    Dịch thủy tinh có thể tích lớn nhất.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Phần tủy tuyến tiết hormone có chức năng

    Phần tủy tuyến tiết hormone có chức năng gì?

    Hướng dẫn:

    Phần tủy tuyến tiết hormone có chức năng tăng nhịp tim, co mạch, tăng nhịp hô hấp, dãn phế quản.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Luôn vệ sinh da sạch sẽ

    Luôn vệ sinh da sạch sẽ là một biện pháp rèn luyện da vì

    Hướng dẫn:

     Luôn vệ sinh da sạch sẽ là một biện pháp rèn luyện da vì da sạch không có vi khuẩn xâm nhập vào.

  • Câu 12: Nhận biết
    Ampe kế không có dấu hiệu nào

    Trên ampe kế không có dấu hiệu nào dưới đây?

    Hướng dẫn:

     

    Trên ampe kế không có: Sơ đồ mắc dụng cụ này vào mạch điện.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Chọn đáp án phù hợp để hoàn thành câu sau:

    “Chỉ số glucose trong máu từ 4,6 mmol/L đến 6,8 mmol/L được đo bất kỳ…” là:

    Hướng dẫn:

    Chỉ số glucose trong máu từ 4,6 mmol/L đến 6,8 mmol/L được coi là bình thường.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Cặp chất phản ứng tạo kết tủa xanh

    Cặp chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo ra kết tủa xanh.

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng minh họa:

    Fe + CuSO 4 → FeSO4 + Cu. 

    Đinh sắt tan dần, có lớp kim loại màu đỏ bám ngoài đinh sắt; Dung dịch trong ống nghiệm nhạt màu dần. 

    BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl. 

    Xuất hiện kết tủa trắng BaSO4

    BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl. 

    Xuất hiện kết tủa trắng BaSO4

    CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4

    Xuất hiện kết tủa xanh Cu(OH)2

  • Câu 15: Nhận biết
    Oxide tác dụng với acid tác dụng với kiềm

    Oxide nào sau đây vừa tác dụng với acid vừa tác dụng với kiềm là:

    Hướng dẫn:

     Al2O3 là oxide lương tính vừa tác dụng với acid vừa tác dụng với kiềm

    Phương trình phản ứng minh họa:

    Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

    Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2

  • Câu 16: Vận dụng
    Xác định thước đo có kết quả chính xác hơn

    Để đo chiều dài một vật, người ta sử dụng hai cây thước khác nhau để đo. Một cây thước bằng nhôm và một cây thước làm bằng đồng,dồng nở vì nhiệt kém hơn nhôm. Nếu nhiệt độ tăng lên thì dùng hai cây thước để đo thì cây thước nào sẽ cho kết quả chính xác hơn? 

    Hướng dẫn:

    Do đồng nở vì nhiệt kém hơn nhôm nên thước làm bằng đồng sẽ có độ sai số ít hơn và cho kết quả chính xác hơn.

  • Câu 17: Thông hiểu
    Cách mắc vôn kế

    Chọn cụm từ thích hợp hoàn thành nội dung sau:

    Để đo được hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện, cần mắc vôn kế sao cho (1) của nguồn điện được nối với chốt (2) của vôn kế, (3) của nguồn điện được nối với chốt (4) của vôn kế.

    Hướng dẫn:

    Để đo được hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện, cần mắc vôn kế sao cho cực dương của nguồn điện được nối với chốt dương của vôn kế, cực âm của nguồn điện được nối với chốt âm của vôn kế.

  • Câu 18: Thông hiểu
    Hội chứng AIDS do HIV gây ra không lây truyền qua con đường

    AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra không lây truyền qua con đường 

    Hướng dẫn:

    AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra không lây truyền qua con đường tiếp xúc qua nói chuyện trực tiếp.

  • Câu 19: Nhận biết
    Dòng điện có tác dụng sinh lí

    Dòng điện có tác dụng sinh lí khi

    Hướng dẫn:

    Dòng điện có tác dụng sinh lí khi đi qua cơ thể người và động vật.

  • Câu 20: Nhận biết
    Dẫn nhiệt là hình thức

    Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong

    Hướng dẫn:

    Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong chất rắn, còn chất lỏng, khí kém hơn

    Trong chân không không diễn ra sự dẫn nhiệt

  • Câu 21: Thông hiểu
    Xác định công thức tương ứng

    Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

    Mg \overset{(X)}{ightarrow} MgO \xrightarrow{H_2SO_4} (Y) \xrightarrow{BaCl_2} MgCl2 \xrightarrow{(Z)} Mg(OH)2.

    Công thức X, Y, Z tương ứng với sơ đồ trên là:

    Hướng dẫn:

    Sơ đồ phản ứng hoàn chỉnh:

    Mg \xrightarrow{+O_2} MgO \xrightarrow{+H_2SO_4} MgSO4\xrightarrow{+BaCl_2} MgCl2 \xrightarrow{+NaOH} Mg(OH)2.

    2Mg + O2 \xrightarrow{t^o} 2MgO

    MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

    MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

    MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl

  • Câu 22: Vận dụng
    Công thức hoá học của oxide

    Cho 9,2 gam một oxide tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 23 g một muối sulfate. Công thức hoá học của oxide trên là:

    Hướng dẫn:

    Đặt công thức của oxide là R2On.

    Phương trình hoá học:

    R2On + nH2SO4 → R2(SO4)n + nH2O

    Theo phương trình hoá học ta có: noxide = nmuối

    Hay ta có:

    \frac{9,2}{2\mathrm R+16\mathrm n}=\frac{23}{2\mathrm R+96\mathrm n}

    ⇔ 9,2.(2R + 96n) = 23.(2R + 16n)

    ⇒ 27,6R = 515,2n

    \mathrm R=\frac{56}3\mathrm n

    Lập bảng biện luận ta có:

    n 1 2 3
    M 18,67loại 37,3 loại 56 (Fe)

    Vậy n = 3, R = 56 thoả mãn.

    Kim loại là Fe, oxide là Fe2O3.

  • Câu 23: Nhận biết
    Lớp nào nằm ngoài cùng

    Lớp nào nằm ngoài cùng, tiếp xúc với môi trường trong cấu trúc của da?

    Hướng dẫn:

    Da có cấu trúc 3 lớp, trong đó lớp biểu bì nằm ngoài cùng.

  • Câu 24: Thông hiểu
    Lớp màng rắn có công thức hóa học

    Cốc nước vôi trong khi để trong không khí một thời gian thấy xuất hiện một lớp màng rắn trên bề mặt. Lớp màng rắn có công thức hóa học là:

    Hướng dẫn:

    Lớp màng rắn hình thành trên bề mặt nước vôi trong khi để trong không khí là CaCO3, được tạo thành do Ca(OH)2 tác dụng với CO2 trong không khí.

    Phương trình hoá học:

    Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O.

  • Câu 25: Thông hiểu
    Dòng điện chạy qua dụng cụ nào vừa có tác dụng nhiệt, vừa có tác dụng phát sáng

    Dòng điện chạy qua dụng cụ nào dưới đây khi hoạt động bình thường vừa có tác dụng nhiệt, vừa có tác dụng phát sáng?

    Hướng dẫn:

    Dòng điện chạy qua bóng đèn điện loại dây tóc khi hoạt động bình thường vừa có tác dụng nhiệt vừa có tác dụng phát sáng.

  • Câu 26: Vận dụng cao
    Lượng nước tiểu đầu hình thành trong một tuần

    Mỗi phút động mạch thận của một người đưa 1 lít máu vào thận, 45% số đó là hồng cầu không qua được lỗ lọc. Khi đo ở động mạch đi thì thấy chỉ còn 450 mL. Lượng nước tiểu đầu hình thành trong một tuần của người đó là bao nhiêu lít.

    Hướng dẫn:

    Mỗi phút lượng máu đi vào động mạch thận

    Đổi 1 lít = 1000 (mL)

    Thể tích hồng cầu không qua lỗ lọc là:

    1000 x 45%= 450 (mL)

    Thể tích huyết tương vào cầu thận mỗi phút là:

    1000 - 450 = 550 (mL)

    Trong 1 phút sẽ hình thành được số mL nước tiểu đầu là

    550 - 450 = 100 (mL)

    1 tuần = 24 . 7 . 60 = 10080 phút

    Lượng nước tiểu đầu hình thành trong một tuần là:

    100.10080 = 1008000 (mL) = 1008 L

  • Câu 27: Nhận biết
    Chất tác dụng với dung dịch HCl

    Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl?

    Hướng dẫn:

    Fe2O3 phản ứng dược với dung dịch acid HCl tạo ra muối và nước:

    Phương trình phản ứng:

    Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2

  • Câu 28: Nhận biết
    Nhiệt độ thích hợp sản sinh tinh trùng

    Nhiệt độ thích hợp cho việc sản sinh tinh trùng là khoảng

    Hướng dẫn:

    Tinh hoàn là nơi sản sinh ra tinh trùng, nhiệt độ thích hợp cho việc sản sinh tinh trùng là khoảng 35oC.

  • Câu 29: Nhận biết
    Nguyên nhân bệnh Parkinson

    Bệnh Parkinson có nguyên nhân do

    Hướng dẫn:

    Bệnh Parkinson có nguyên nhân do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc thần kinh, gây thoái hoá tế bào thần kinh, bệnh thường xảy ra ở người cao tuổi. Bệnh có các triệu chứng như run tay, mất thăng bằng, khó di chuyển. 

  • Câu 30: Nhận biết
    Tuyến nội tiết có vai trò chỉ đạo hoạt động

    Trong cơ thể người, tuyến nội tiết nào đóng vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác?

    Hướng dẫn:

    Tuyến yên là một tuyến quan trọng giữ vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác và các quá trình sinh lí của cơ thể.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (43%):
    2/3
  • Thông hiểu (37%):
    2/3
  • Vận dụng (17%):
    2/3
  • Vận dụng cao (3%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo