Muối

I. Khái niệm

1. Khái niệm

Phản ứng tạo thành muối, tên gọi và thành phần phân tử của một số muối

Phản ứng

Công thức phân tử của muối tạo thành và tên gọi

Thành phần phân tử của muối tạo thành

Cation kim loại

Anion gốc acid

Kim loại + Acid → Muối + Hydrogen

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

ZnCl2

Zinc chloride

Zn2+

Cl

Acid + Base → Muối + Nước

H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O

CuSO4

Copper(II) sulfate

Cu2+

SO42−

Acid + Oxide base → Muối + Nước

H2SO4 + FeO → FeSO4 + H2O

FeSO4

Iron(II) sulfate

Fe2+

SO42−

Muối là hợp chất, được tạo thành từ sự thay thế ion H+ của acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium (NH4+).

Ví dụ:

Na2SO4 (sodium sulfate);

NH4Cl (ammonium chloride).

2. Cách gọi tên muối

Công thức phân tử của muối gồm có cation kim loại và anion gốc acid được gọi tên theo quy tắc sau:

Tên kim loại (hoá trị, đối với kim loại có nhiều hoá trị) + tên gốc acid

Tên gọi của một số gốc acid được thể hiện trong bảng sau:

Gốc acid

Tên gọi

Gốc acid

Tên gọi

− Cl

chloride

− CH3COO

acetate

− Br

bromide

= S

sulfide

− I

iodide

− HS

hydrogensulfide

− NO3

nitrate

= CO3

carbonate

= SO4

sulfate

− HCO3

hydrogencarbonate

− HSO4

hydrogensulfate

≡ PO4

phosphate

= SO3

sulfide

= HPO4

hydrogenphosphate

Câu trắc nghiệm mã số: 43992

3. Tính tan của muối

Đa số các muối là chất rắn, có những muối không tan trong nước, có muối ít tan, có muối tan tốt trong nước. Người ta đã xây dựng bảng tính tan của các chất để tiện sử dụng.

Bảng tính tan trong nước của một số muối

Gốc acid

Các kim loại

K

I

Na

I

Ag

I

Mg

II

Ca

II

Ba

II

Zn

II

Pb

II

Cu

II

Fe

II

Fe

III

Al

III

− Cl

t

t

k

t

t

t

t

i

t

t

t

t

− NO3

t

t

t

t

t

t

t

t

t

t

t

t

= SO4

t

t

i

t

i

k

t

k

t

t

t

t

= CO3

t

t

k

k

k

k

k

k

-

k

-

-

≡ PO4

t

t

k

k

k

k

k

k

k

k

k

k

Trong đó:

  • t: chất dễ tan trong nước
  • k: chất không tan (độ tan nhỏ hơn 0,01 g/100 g nước).
  • i: chất ít tan (độ tan nhỏ hơn 1 g/100 g nước).
  • (-): chất không tồn tại hoặc bị nước phân huỷ.
Câu trắc nghiệm mã số: 40598,40536,40535

II. Tính chất hoá học

Một số tính chất chung của muối

1. Dung dịch muối tác dụng với kim loại

Dung dịch muối có thể tác dụng với một số kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.

Ví dụ:

Zn + FeSO4 → ZnSO4 + Fe.

2. Muối tác dụng với dung dịch acid

Muối có thể tác dụng với một số dung dịch acid tạo thành muối mới và acid mới. Sản phẩm của phản ứng tạo thành có ít nhất một chất là chất khí/ chất ít tan/ không tan, …

Ví dụ:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.

3. Dung dịch muối tác dụng với dung dịch base

Dung dịch muối tác dụng với dung dịch base tạo thành muối mới và base mới, trong đó có ít nhất một sản phẩm là chất khí/ chất ít tan/ chất không tan,…

Ví dụ:

FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4.

4. Dung dịch muối tác dụng với dung dịch muối

Hai dung dịch muối tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới, trong đó ít nhất có một muối không tan hoặc ít tan.

Ví dụ:

2AgNO3 + BaCl2 → 2AgCl  + Ba(NO3)2.

Phản ứng trao đổi:

Các phản ứng trong dung dịch giữa muối với acid, base, muối thuộc loại phản ứng trao đổi, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.

Điều kiện để phản ứng trao đổi trong dung dịch xảy ra là sản phẩm tạo thành ít nhất một chất không tan/ chất khí, …

Câu trắc nghiệm mã số: 40601,40593,40594,40569,40567

III. Điều chế

Muối có thể điều chế bằng một số phương pháp như sau:

1. Dung dịch acid tác dụng với base.

Ví dụ:

HCl + NaOH → NaCl + H2O.

2. Dung dịch acid tác dụng với oxide base.

Ví dụ:

2HNO3 + CuO → Cu(NO3)2 + H2O.

3. Dung dịch acid tác dụng với muối.

Ví dụ:

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl.

4. Oxide acid tác dụng với dung dịch base.

Ví dụ:

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O.

5. Dung dịch muối tác dụng với dung dịch muối.

Ví dụ:

NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3.

Câu trắc nghiệm mã số: 40595,40573,40548

IV. Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ

Phương trình phản ứng minh họa

1. Tính chất của oxide

+ Oxide base tác dụng với acid tạo thành muối và nước.

Ví dụ:

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O.

+ Oxide acid tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước.

Ví dụ:

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O.

2. Tính chất của acid

+ Tác dụng với kim loại tạo thành muối và khí.

Ví dụ:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.

+ Tác dụng với base tạo thành muối và nước.

Ví dụ:

HCl + NaOH → NaCl + H2O.

+ Tác dụng với oxide base tạo thành muối và nước.

Ví dụ:

H2SO4 + Na2O → Na2SO4 + H2O.

+ Tác dụng với muối tạo thành muối mới và acid mới.

Ví dụ:

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl.

3. Tính chất của base

+ Tác dụng với acid tạo thành muối và nước.

Ví dụ:

Ca(OH)2 + H2SO4 → CaSO4 + 2H2O.

+ Tác dụng với oxide acid tạo thành muối và nước.

Ví dụ:

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O.

+ Tác dụng với dung dịch muối tạo thành muối mới và base mới.

Ví dụ:

Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH.

  • 6 lượt xem
Sắp xếp theo