Đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức (Đề 6)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 30 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 30 điểm
  • Thời gian làm bài: 45 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
45:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Vai trò của tuyến giáp

    Tuyến giáp còn tiết ra hormone calcitonin cùng hormone của tuyến cận giáp có tác dụng gì?

    Hướng dẫn:

    Tuyến giáp tiết ra hormone thyroxine (TH). Hormone này chứa iodine, có vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào.

     Ngoài ra tuyến giáp còn tiết hormone calcitonin tham gia điều hòa calcium và phosphorus trong máu.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Tác dụng hóa học

    Dòng điện được sử dụng trong trường hợp nào dưới đây sẽ có tác dụng hóa học?

    Hướng dẫn:

    Dòng điện được sử dụng trong trường hợp làm biến đổi các chát sẽ có tác dụng hóa học.

  • Câu 3: Vận dụng
    Đo hiệu điện thế giữa hai đầu ở cắm điện trong nhà

    Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu ổ cắm điện trong nhà, ta phải chỉnh trên vôn kế có giới hạn đo:

    Hướng dẫn:

    Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu ổ cắm điện trong nhà, ta phải chỉnh trên vôn kế có giới hạn đo điện xoay chiều (AC), GHĐ lớn hơn 220 V.

  • Câu 4: Vận dụng
    Để bóng đèn sáng ta cần

    Có một pin, một bóng đèn pin, một công tắc, các đoạn dây nối (hình bên dưới). Làm cách nào để bóng đèn pin phát sáng?

    Hướng dẫn:

    Có một pin, một bóng đèn pin, một công tắc, các đoạn dây nối. Để bóng đèn pin phát sáng ta phải dùng các đoạn dây nối để nối các dụng cụ: pin, bóng đèn, công tắc với nhau thành một mạch kín.

    Ví dụ:

  • Câu 5: Nhận biết
    Nguyên nhân dẫn đến viễn thị

    Nguyên nhân dẫn đến viễn thị là:

    Hướng dẫn:

    Viễn thị có thể do cầu mắt quá ngắn hoặc thể thủy tinh bị lão hóa xẹp xuống khó phồng lên.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Chức năng của cầu thận

    Chức năng của cầu thận là

    Hướng dẫn:

    Chức năng của cầu thận là lọc máu và hình thành nước tiểu đầu. 

  • Câu 7: Nhận biết
    Tuyến nội tiết tiết ra thyroxine

    Thyroxine do tuyến nội tiết nào tiết ra?

    Hướng dẫn:

    Thyroxine do tuyến giáp tiết ra.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Điều xảy ra khi ảnh của vật rơi đúng vào điểm mù

    Điều gì xảy ra khi ảnh của vật rơi đúng vào điểm mù?

    Hướng dẫn:

    Điểm mù là nơi đi ra của các sợi trục các tế bào thần kinh thị giác, không có tế bào thụ cảm thị giác nên nếu ảnh của vật rơi vào đó sẽ không thể nhìn thấy gì.

  • Câu 9: Vận dụng
    Nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2

    Biết 6,1975 lít khí CO2 (đktc) tác dụng vừa đủ với 200 mL dung dịch Ba(OH)2 sản phẩm sinh ra là BaCO3 và H2O. Nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng.

    Hướng dẫn:

    nCO2 = 6,1975 : 24,79 = 0,25 mol

    Phương trình phản ứng hóa học:

    CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O

    Dựa vào phương trình phản ứng trên ta nhận thấy:

    nBa(OH)2 = nCO2 = 0,25 mol

    Đổi 200 mL = 0,2 L

    Nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng

    {\mathrm C}_{\mathrm{MBa}{(\mathrm{OH})}_2}\;=\;\frac{\mathrm n}{\mathrm V}=\frac{0,25}{0,2}\;=\;1,25\mathrm M

  • Câu 10: Thông hiểu
    Vì sao kim loại dẫn điện

    Kim loại dẫn điện vì

    Hướng dẫn:

    Kim loại dẫn điện vì trong kim loại có các electron tự do chuyển động không ngừng.

  • Câu 11: Nhận biết
    Base không tan

    Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các base không tan?

    Hướng dẫn:

    Dãy chất chỉ gồm các base không tan là: Fe(OH)3, Mg(OH)2, Cu(OH)2

  • Câu 12: Vận dụng cao
    Xác định kim loại trong hydroxide

    Nhỏ từ từ dung dịch HCl 1M vào 100 g dung dịch kiềm R(OH)n có nồng độ 3,7%. Để R(OH)n phản ứng hết thì cần dùng 100 mL dung dịch HCl. Xác định kim loại trong hydroxide biết rằng hoá trị của kim loại có thể là I, II hoặc III.

    Hướng dẫn:

    Số mol HCl đã phản ứng là:

    nHCl = CR(HCl).VHCl = 1.0,1 = 0,1 (mol).

    Xét phản ứng:

                  nHCl + R(OH)n → RCln + nH2O

    Số mol: 0,1 →  \frac{0,1}n

    Khối lượng của R(OH)n đã phản ứng: 

    m_{R(OH)n}=m_{dd}.\frac{C\%\hspace{0.278em}}{100}=\hspace{0.278em}100.\frac{3,7}{100}=3,7\;(gam)\hspace{0.278em}

    Gọi khối lượng nguyên tử R là M. Ta có:

    \frac{0,1\hspace{0.278em}}n.(M + 17n) = 3,7

    0,1(M + 17n) =  3,7n

    Hay 0,1M = 2n ⇔ M = 20n

    Ta có bảng giá trị:

    n

    1

    2

    3

    M

    68,5

    40

    205,5

    Giá trị phù hợp là n = 2 và M = 40. Kim loại Ca.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Vị trí của tuyến yên

    Vị trí của tuyến yên là:

    Hướng dẫn:

    Vị trí của tuyến yên là nằm ở nền sọ, vùng dưới đồi.

  • Câu 14: Nhận biết
    Chọn phát biểu đúng

    Chọn phát biểu đúng:

    Hướng dẫn:

    Dòng điện chạy qua mọi vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn nóng lên.

  • Câu 15: Nhận biết
    Biện pháp phòng bệnh liên quan đến hệ bài tiết

    Khẳng định nào dưới đây là sai khi nói về các biện pháp phòng bệnh liên quan đến hệ bài tiết?

    Hướng dẫn:

    Thức ăn chế biến sẵn có thể chứa nhiều muối, đường, chất béo. Việc ăn nhiều thức ăn chế biến sẵn khiến thận và các cơ quan bài tiết khác hoạt động quá tải, ảnh hưởng tới sức khỏe 

  • Câu 16: Nhận biết
    Công tắc đóng được kí hiệu

    Công tắc đóng được kí hiệu bằng kí hiệu nào sau đây:

    Hướng dẫn:

    Công tắc đóng được kí hiệu bằng kí hiệu 

  • Câu 17: Nhận biết
    Khái niệm dòng điện

    Dòng điện:

    Hướng dẫn:

    Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện.

  • Câu 18: Nhận biết
    Tên gọi của mạch

    Với các dụng cụ: pin, bóng đèn, dây nối, công tắc, để bóng đèn phát sáng ta phải nối chúng lại với nhau thành một mạch kín, gọi là?

    Hướng dẫn:

    Với các dụng cụ: pin, bóng đèn, dây nối, công tắc, để bóng đèn phát sáng ta phải nối chúng lại với nhau thành một mạch kín, gọi là mạch điện.

  • Câu 19: Thông hiểu
    Chất thải của hệ hô hấp

    Thành phần nào dưới đây là chất thải của hệ hô hấp?

    Hướng dẫn:

     Khí carbonic là chất thải của hệ hô hấp.

  • Câu 20: Thông hiểu
    Nhận xét đúng về X

    Cho dung dịch không màu X có pH = 4. Nhận xét nào dưới đây đúng về X.

    Hướng dẫn:

     Dung dịch X có pH = 4 < 7 có môi trường acid làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

  • Câu 21: Thông hiểu
    Dung dịch làm quỳ tím hóa xanh

    Dung dịch nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?

    Hướng dẫn:

    Potassium hydroxide: KOH là base làm quỳ tím chuyển sang màu xanh  

    Acetic acid: CH3COOH là acid làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ

    Nước không làm đổi màu quỳ.      

    Acid hydrochloric: HCl là acid làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ

  • Câu 22: Thông hiểu
    Mắc công tắc trong sơ đồ mạch điện

    Công tắc mắc vào mạch điện như sau:

    Hướng dẫn:

    Trong mạch điện, công tắc được mắc nối tiếp với đèn và cầu chì.

  • Câu 23: Thông hiểu
    Nhận biết 3 dung dịch H2SO4, KOH, NaCl

    Sử dụng hóa chất nào sau đây để nhận biết 3 dung dịch trong suốt: H2SO4, KOH, NaCl.

    Hướng dẫn:

    Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

    Sử dụng quỳ tím để nhận biết 3 dung dịch trên:

    Quỳ tím chuyển sang màu đỏ: H2SO4

    Quỳ tím chuyến sang màu xanh là: KOH.

    Quỳ tím không đổi màu là: NaCl

  • Câu 24: Thông hiểu
    Phương trình phản ứng không đúng

    Phương trình phản ứng nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

     Phương trình phản ứng không đúng là: SO2 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O

    Sửa lại: SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

  • Câu 25: Vận dụng
    Thứ tự quá trình thải nước tiểu

    Thứ tự đúng của quá trình thải nước tiểu là:

    Hướng dẫn:

    Nước tiểu tạo thành đổ vào bể thận, qua ống dẫn nước tiểu đổ vào bóng đái và thải ra ngoài qua ống đái.

    \Rightarrow Thứ tự đúng của quá trình thải nước tiểu là: Nước tiểu chính thức → Bể thận → Ống dẫn nước tiểu → Tích trữ ở bóng đái → Thải ra ngoài qua ống đái.

  • Câu 26: Nhận biết
    Triệu chứng của viêm đường tiết niệu

    Viêm đường tiết niệu gây:

    Hướng dẫn:

    Viêm đường tiết niệu gây đau buốt hoặc nhói khi đi tiểu.

  • Câu 27: Vận dụng
    Thể tích của dung dịch H2SO4

    Thể tích của dung dịch H2SO4 0,2M cần dùng để phản ứng hết với 100 mL dung dịch NaOH 0,1M là:

    Hướng dẫn:

    Số mol của NaOH là:

    nNaOH = V.CM = 0,1.0,1 = 0,01 mol

    Phương trình hoá học:

    2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

    2              1 mol

    Từ phương trình hoá học tính được số mol H2SO4

    n_{H_2SO_4}=\frac12n_{NaOH}=\hspace{0.278em}0,005\hspace{0.278em}(mol) 

    Thể tích dung dịch H2SO4 0,2 M cần dùng là

    {\mathrm V}_{{\mathrm H}_2{\mathrm{SO}}_4}\;=\frac{\;{\mathrm n}_{{\mathrm H}_2{\mathrm{SO}}_4}\;}{\;{\mathrm C}_{\mathrm M}}=\frac{0,005}{0,2}=0,025\;\mathrm L=\;25\;\mathrm{mL}

  • Câu 28: Nhận biết
    Iron(III) hydroxide có công thức hóa học

    Công thức hóa học ứng với tên gọi Iron(III) hydroxide là:

    Hướng dẫn:

     Công thức hóa học ứng với tên gọi Iron(III) hydroxide là: Fe(OH)3

  • Câu 29: Nhận biết
    Cấu tạo bộ phận ngoại biên

    Cấu tạo bộ phận ngoại biên của người gồm

    Hướng dẫn:

    Hệ thần kinh gồm:

    Bộ phận trung ương (gồm não và tủy sống) và bộ phận ngoại biên (gồm các dây thần kinh và hạch thần kinh).

  • Câu 30: Nhận biết
    Khi có dòng điện chạy qua các vật dẫn thì các vật dẫn bị

    Khi có dòng điện chạy qua các vật dẫn thì các vật dẫn bị:

    Hướng dẫn:

     Ta có dòng điện chạy qua mọi vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (40%):
    2/3
  • Vận dụng (17%):
    2/3
  • Vận dụng cao (3%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo