Ôn tập chương 6 Hàm số mũ và hàm số lôgarit CTST

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Chọn kết luận đúng

    Cho \left(
\sqrt{2} - 1 ight)^{x} < \left( \sqrt{2} - 1 ight)^{y}, khi đó:

    Hướng dẫn:

    Ta có:\left\{ \begin{matrix}
0 < \sqrt{2} - 1 < 1 \\
\left( \sqrt{2} - 1 ight)^{x} < \left( \sqrt{2} - 1 ight)^{y} \\
\end{matrix} ight.\  \Rightarrow x > y

  • Câu 2: Thông hiểu
    Tìm tập xác định của hàm số

    Xác định tập xác định D của hàm số y = \sqrt{- 2x^{2} + 5x - 2} +
\ln\sqrt[4]{\frac{1}{x^{2} - 1}}.

    Hướng dẫn:

    Hàm số đã cho xác định khi và chỉ khi:

    \left\{ \begin{matrix}- 2x^{2} + 5x - 2 \geq 0 \\\dfrac{1}{x^{2} - 1} > 0 \\\end{matrix} ight.

    \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}
  \dfrac{1}{2} \leqslant x \leqslant 2 \hfill \\
  \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
  {x <  - 1} \\ 
  {x > 1} 
\end{array}} ight. \hfill \\ 
\end{gathered}  ight. \Leftrightarrow 1 < x \leqslant 2

    Vậy tập xác định của hàm số là: D =
(1;2brack

  • Câu 3: Nhận biết
    Tìm x để hàm số có nghĩa

    Tìm tập xác định của hàm số y = - \log\left( 2x - x^{2} ight)?

    Hướng dẫn:

    Điều kiên xác định:

    2x - x^{2} > 0 \Leftrightarrow 0 <
x < 2

    Vậy tập xác định của hàm số là: D = (0;2)

  • Câu 4: Thông hiểu
    Tính x + y

    Cho a,b >
0. Nếu viết \log_{3}\left(\sqrt[5]{a^{3}b} ight)^{\frac{2}{3}} = \frac{x}{15}\log_{3}a +\frac{y}{15}\log_{3}b thì giá trị x
+ y bằng bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    \log_{3}\left( \sqrt[5]{a^{3}b}ight)^{\frac{2}{3}} = \log_{3}a^{\frac{2}{5}} +\log_{3}b^{\frac{2}{15}}

    = \frac{2}{5}\log_{3}a +\frac{2}{15}\log_{3}b = \frac{6}{15}\log_{3}a +\frac{2}{15}\log_{3}b

    \Rightarrow x + y = 8

  • Câu 5: Vận dụng cao
    Tìm tất cả các tập giá trị của a

    Tìm tất cả các tập giá trị của a để  \sqrt[{21}]{{{a^5}}} > \sqrt[7]{{{a^2}}}?

    Hướng dẫn:

    Ta có: \sqrt[7]{{{a^2}}} = \sqrt[{21}]{{{a^6}}}

    => \sqrt[{21}]{{{a^5}}} > \sqrt[7]{{{a^2}}} \Rightarrow \sqrt[{21}]{{{a^5}}} > \sqrt[{21}]{{{a^6}}}

    Mà 5 < 6 => 0 < a < 1

  • Câu 6: Vận dụng
    Tính giá trị biểu thức D

    Tính giá trị biểu thức D = \log\left( \tan 1^{0} ight) + \log\left(
\tan 2^{0} ight) + ... + \log\left( tan89^{0} ight).

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    D = \log\left( \tan 1^{0} ight) +\log\left( \tan 2^{0} ight) + ... + \log\left( \tan89^{0}ight)

    D = \log\left( \tan1^{0}.\tan2^{0}...\tan89^{0} ight)

    D = \log\left\lbrack \tan1^{0}.\tan2^{0}...\tan\left( 90^{0} - 2^{0} ight).\tan\left( 90^{0} -1^{0} ight) ightbrack

    D = \log\left( \tan1^{0}.\tan2^{0}...\cot2^{0}.\cot1^{0} ight)

    D = \log\left\lbrack \left( \tan1^{0}..\cot1^{0} ight)\left( \tan 2^{0}.\cot2^{0} ight)...ightbrack

    D = \log1 = 0

  • Câu 7: Vận dụng
    Giải bất phương trình mũ

    Tìm tập nghiệm của bất phương trình 4x^{2} + x.2^{x^{2} + 1} + 3.2^{x^{2}} >
x^{2}.2^{x^{2}} + 8x + 12.

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    4x^{2} + x.2^{x^{2} + 1} + 3.2^{x^{2}}
> x^{2}.2^{x^{2}} + 8x + 12

    \Leftrightarrow \left( 4 - 2^{x^{2}}
ight)\left( x^{2} - 2x - 3 ight) > 0

    \Leftrightarrow \left\lbrack
\begin{matrix}
\left\{ \begin{matrix}
4 - 2^{x^{2}} > 0 \\
x^{2} - 2x - 3 > 0 \\
\end{matrix} ight.\  \\
\left\{ \begin{matrix}
4 - 2^{x^{2}} < 0 \\
x^{2} - 2x - 3 < 0 \\
\end{matrix} ight.\  \\
\end{matrix} ight.\  \Leftrightarrow \left\lbrack \begin{matrix}
\left\{ \begin{matrix}
\sqrt{2} > x > - \sqrt{2} \\
\left\lbrack \begin{matrix}
x < - 1 \\
x > 3 \\
\end{matrix} ight.\  \\
\end{matrix} ight.\  \\
\left\{ \begin{matrix}
\left\lbrack \begin{matrix}
x < - \sqrt{2} \\
x > \sqrt{2} \\
\end{matrix} ight.\  \\
- 1 < x < 3 \\
\end{matrix} ight.\  \\
\end{matrix} ight.

    \Leftrightarrow \left\lbrack
\begin{matrix}
- \sqrt{2} < x < - 1 \\
\sqrt{2} < x < 3 \\
\end{matrix} ight.

    Vậy tập nghiệm bất phương trình là: S =
\left( - \sqrt{2}; - 1 ight) \cup \left( \sqrt{2};3
ight)

  • Câu 8: Thông hiểu
    Tính giá trị biểu thức Q

    Cho 4^{x} + 4^{-
x} = 14, khi đó Q = \frac{2 + 2^{x}
+ 2^{- x}}{7 - 2^{x} - 2^{- x}} có giá trị bằng:

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    4^{x} + 4^{- x} = 14

    \Leftrightarrow \left( 2^{x} + 2^{- x}
ight)^{2} - 2.2^{x}.2^{- x} = 14

    \Leftrightarrow \left( 2^{x} + 2^{- x}
ight)^{2} = 16

    \Leftrightarrow 2^{x} + 2^{- x} =
4

    Vậy Q = \frac{2 + 2^{x} + 2^{- x}}{7 -
2^{x} - 2^{- x}} = \frac{2 + 4}{7 - 4} = 2

  • Câu 9: Nhận biết
    Tính giá trị biểu thức

    Giá trị của biểu thức \log_{2}5.\log_{5}64

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    \log_{2}5.\log_{5}64 = \log_{2}64 =\log_{2}2^{6} = 6

  • Câu 10: Nhận biết
    Tìm biểu thức không có nghĩa

    Trong các biểu thức sau, biểu thức nào không có nghĩa?

    Hướng dẫn:

    Lũy thừa với số mũ không nguyên thì cơ số phải dương nên biểu thức ( - 4)^{- \frac{1}{3}} không có nghĩa.

  • Câu 11: Nhận biết
    Chọn khẳng định sai

    Cho a,b,c >
0,a eq 1,b eq 1. Trong các khẳng định dưới đây, khẳng định nào sai?

    Hướng dẫn:

    \log_{a^{c}}b = c\log_{a}b sai vì \log_{a^{c}}b =\frac{1}{c}\log_{a}b

  • Câu 12: Vận dụng
    Tính giá trị nhỏ nhất số tiền anh B gửi vào ngân hàng

    Anh B dự định gửi x triệu đồng vào ngân hàng với lãi suất 6,5%/ năm. Để sau 3 năm số tiền lãi thu được đủ để mua một vật dụng trị giá 30 triệu đồng thì số tiền x;\left( x\mathbb{\in N} ight) tối thiểu mà anh B cần gửi vào ngân hàng là bao nhiêu? Biết cứ sau mỗi năm, số tiền lãi sẽ được nhập với vốn ban đầu

    Hướng dẫn:

    Áp dụng công thức tính lãi kép: T_{n} =
x(1 + x)^{n}

    Với T_{n} là tổng giá trị đạt được sau n kì, x là số vốn gốc, r là lãi suất mỗi kì.

    Số tiền lãi thu được sau n kì là:

    P_{n} -
x = x(1 + r)^{n} - x = x\left\lbrack (1 + r)^{n} - 1
ightbrack

    Khi dó:

    30 = x\left\lbrack (1 + 6,5\%)^{3} - 1
ightbrack

    \Leftrightarrow x \approx
144,27 triệu đồng

  • Câu 13: Nhận biết
    Giải bất phương trình

    Tập nghiệm của bất phương trình \log_{2}(3x + 1) < 2 là:

    Hướng dẫn:

    Điều kiện: x > -
\frac{1}{3}

    Bất phương trình tương đương:

    {\log _2}\left( {3x + 1} ight) < 2 \Leftrightarrow 3x + 1 < 4

    \Leftrightarrow x < 1

    Kết hợp với điều kiện ta được nghiệm bất phương trình là: - \frac{1}{3} < x < 1

    Vậy tập nghiệm bất phương trình là: \left( - \frac{1}{3};1 ight)

  • Câu 14: Nhận biết
    Tìm tập nghiệm bất phương trình

    Tìm tập nghiệm của bất phương trình 3^{2x - 1} > 27 là:

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    3^{2x - 1} > 27 \Leftrightarrow 3^{2x
- 1} > 3^{3}

    \Leftrightarrow 2x - 1 > 3
\Leftrightarrow x > 2

    Vậy tập nghiệm của bất phương trình là: (2; + \infty).

  • Câu 15: Nhận biết
    Tính giá trị biểu thức M

    Cho x >
0, giá trị biểu thức M =
x\sqrt[5]{x} bằng bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    M = x\sqrt[5]{x} = x^{1}.x^{\frac{1}{5}}
= x^{1 + \frac{1}{5}} = x^{\frac{6}{5}}

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (47%):
    2/3
  • Thông hiểu (27%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 9 lượt xem
Sắp xếp theo