Giới hạn của hàm số Cánh Diều

A. Giới hạn hữu hạn của hàm số tại một điểm

1. Định nghĩa giới hạn hữu hạn của hàm số

Cho K chứa điểm x_{0} và hàm số f(x) xác định trên K hoặc trên K\backslash\left\{ x_{0} \right\} . Hàm số f(x) có giới hạn là số L khi x
\rightarrow x_{0} nếu với dãy số \left( x_{n} \right) bất kì, x_{n} \in K\backslash\left\{ x_{0}
\right\}x_{n} \rightarrow
x_{0} thì f\left( x_{n} \right)
\rightarrow L .

Kí hiệu \lim_{x \rightarrow x_{0}}f(x) =
L hay f(x) \rightarrow L khi x \rightarrow x_{0} .

Chú ý:

  • \lim_{x \rightarrow x_{0}}x =
x_{0};\lim_{x \rightarrow x_{0}}c = c;(c = const)
  • Hàm số f(x) có thể không xác định tại x = x_{0} nhưng vẫn tồn tại giới hạn của hàm số khi x \rightarrow
x_{0} .

2. Phép toán trên giới hạn hữu hạn của hàm số

Cho \lim_{x \rightarrow
x_{0}}f(x) = L , \lim_{x \rightarrow
x_{0}}g(x) = M . Ta có:

\lim_{x \rightarrow x_{0}}\left\lbrack
f(x) + g(x) \right\rbrack = L + M \lim_{x \rightarrow x_{0}}\left\lbrack
f(x).g(x) \right\rbrack = L.M
\lim_{x \rightarrow x_{0}}\left\lbrack
f(x) - g(x) \right\rbrack = L - M \lim_{x \rightarrow
x_{0}}\frac{f(x)}{g(x)} = \frac{L}{M},(M \neq 0)

Định lí 2: Nếu \left\{ \begin{gathered}
  f\left( x \right) \geqslant 0;\forall x \in \left( {a,b} \right)\backslash \left\{ {{x_0}} \right\} \hfill \\
  \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f\left( x \right) = L \hfill \\ 
\end{gathered}  \right. thì \left\{
\begin{matrix}
L \geq 0 \\
\lim\sqrt{f(x)} = \sqrt{L} \\
\end{matrix} \right. .

Định lí 3: Nếu \lim_{x
\rightarrow x_{0}}f(x) = L thì \lim_{x \rightarrow x_{0}}\left| f(x) \right| =
|L| .

Ví dụ: Tính giới hạn:

a) \lim_{x \rightarrow - 5}\frac{x^{2} +
2x - 15}{x + 5} b) \lim_{x \rightarrow 1}\sqrt{\frac{5x
- 1}{2x + 7}}
c) \lim_{x \rightarrow 1}\frac{x^{3} -
1}{x(x + 5) - 6} d) \lim_{x \rightarrow
1}\frac{\sqrt{2x^{2} + x - 1}}{|x + 1|}

Hướng dẫn giải

a) \lim_{x \rightarrow - 5}\frac{x^{2} +
2x - 15}{x + 5} = \lim_{x \rightarrow - 5}\frac{(x + 5)(x - 3)}{x +
5}

= \lim_{x \rightarrow - 5}(x - 3) = -
8

b) \lim_{x \rightarrow 1}\sqrt{\frac{5x -
1}{2x + 7}} = \frac{2}{3}

c) \lim_{x \rightarrow 1}\frac{x^{3} -
1}{x(x + 5) - 6}

= \lim_{x \rightarrow 1}\frac{(x -
1)\left( x^{2} + x + 1 \right)}{(x - 1)(x + 6)}

= \lim_{x \rightarrow 1}\frac{x^{2} + x
+ 1}{x + 6} = \frac{3}{7}

d) \lim_{x \rightarrow
1}\frac{\sqrt{2x^{2} + x - 1}}{|x + 1|} = \frac{\sqrt{2.1^{2} + 1 -
1}}{|1 + 1|} = \frac{\sqrt{2}}{2}

3. Giới hạn một phía

Giới hạn trái: Cho hàm số y = f(x) xác định trên \left( a,x_{0} \right) .

Số L gọi là giới hạn bên trái của hàm số y = f(x) khi x \rightarrow x_{0} nếu với mọi dãy \left( x_{n} \right):a < x_{0} <
x_{n}x_{n} \rightarrow
x_{0} thì ta có: f\left( x_{n}
\right) \rightarrow L .

Kí hiệu: \lim_{x \rightarrow
{x_{0}}^{-}}f(x) = L .

Giới hạn phải: Cho hàm số y = f(x) xác định trên \left( x_{0},b \right) .

Số L gọi là giới hạn bên phải của hàm số y = f(x) khi x dần x \rightarrow x_{0} nếu với mọi dãy \left( x_{n} \right):x_{0} < x_{n} <
bx_{n} \rightarrow
x_{0} thì ta có: f\left( x_{n}
\right) \rightarrow L .

Kí hiệu: \lim_{x \rightarrow
{x_{0}}^{+}}f(x) = L .

Chú ý:

\lim_{x \rightarrow x_{0}}f(x) =
L khi và chỉ khi \lim_{x
\rightarrow {x_{0}}^{+}}f(x) = L\lim_{x \rightarrow {x_{0}}^{-}}f(x) =
L .

Ví dụ: Tính giới hạn:

a) \lim_{x \rightarrow
2^{+}}\frac{\sqrt{x^{2} + 4x + 4}}{x + 2} b) \lim_{x \rightarrow 3^{-}}\frac{|3 -
x|}{3 - x}

Hướng dẫn giải

a) \lim_{x \rightarrow
2^{+}}\frac{\sqrt{x^{2} + 4x + 4}}{x + 2} = \lim_{x \rightarrow
2^{+}}\frac{|x + 2|}{x + 2}

= \lim_{x \rightarrow 2^{+}}\frac{x +
2}{x + 2} = 1

b) \lim_{x \rightarrow 3^{-}}\frac{|3 -
x|}{3 - x} = \lim_{x \rightarrow 3^{-}}\frac{3 - x}{3 - x} =
1

B. Giới hạn hữu hạn của hàm số tại vô cực

Hàm số y = f(x) xác định trên (a, + \infty) có giới hạn L khi x_{n} \rightarrow + \infty nếu với mọi dãy số \left( x_{n} \right):x_{n} >
ax_{n} \rightarrow +
\infty thì f\left( x_{n} \right)
\rightarrow L .

Kí hiệu \lim_{x \rightarrow + \infty}f(x)
= L

Hàm số y = f(x) xác định trên ( - \infty,b) có giới hạn L khi x_{n} \rightarrow - \infty nếu với mọi dãy số \left( x_{n} \right):x_{n} <
bx_{n} \rightarrow -
\infty thì f\left( x_{n} \right)
\rightarrow L .

Kí hiệu \lim_{x \rightarrow - \infty}f(x)
= L

Chú ý:

Với c là hằng số ta có: \lim_{x
\rightarrow + \infty}c = c;\lim_{x \rightarrow - \infty}c =
c

Với k là một số nguyên dương ta có: \lim_{x \rightarrow + \infty}\frac{1}{x^{k}} =
0;\lim_{x \rightarrow - \infty}\frac{1}{x^{k}} = 0

Các quy tắc tính giới hạn hữu hạn tại một điểm cũng đúng cho giới hạn hữu hạn tại vô cực.

Ví dụ: Tính các giới hạn sau:

a) \lim_{x \rightarrow +
\infty}\frac{x^{2} + x + 1}{2x^{3} + 2x + 5} b) \lim_{x \rightarrow - \infty}\frac{x
- \sqrt{2x^{2} + 1}}{2x + 3\sqrt{x^{2} + 1}}

Hướng dẫn giải

a) \lim_{x \rightarrow +
\infty}\frac{x^{2} + x + 1}{2x^{3} + 2x + 5}

= \lim_{x \rightarrow +\infty}\dfrac{x^{2}\left( 1 + \dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{x^{2}}\right)}{x^{3}\left( 2 + x^{2} + \dfrac{5}{x^{3}} \right)}

= \lim_{x \rightarrow + \infty}\dfrac{1 +\frac{1}{x} + \dfrac{1}{x^{2}}}{x\left( 2 + x^{2} + \dfrac{5}{x^{3}}\right)} = 0

b) \lim_{x \rightarrow - \infty}\frac{x -
\sqrt{2x^{2} + 1}}{2x + 3\sqrt{x^{2} + 1}}

= \lim_{x \rightarrow - \infty}\frac{x -|x|\sqrt{2 + \dfrac{1}{x^{2}}}}{2x + 3|x|\sqrt{1 +\dfrac{1}{x^{2}}}}

= \frac{1 + \sqrt{2}}{- 1} = - 1 -
\sqrt{2}

C. Giới hạn vô cực (một phía) của hàm số tại một điểm

Giới hạn trái: Cho hàm số y = f(x) xác định trên \left( a,x_{0} \right) .

Hàm số y = f(x) có giới hạn dần tới dương vô cực khi x \rightarrow x_{0} về bên trái với mọi dãy \left( x_{n} \right):a <
x_{0} < x_{n}x_{n}
\rightarrow x_{0} thì ta có: f\left( x_{n} \right) \rightarrow +
\infty .

Kí hiệu: \lim_{x \rightarrow
{x_{0}}^{-}}f(x) = + \infty .

Giới hạn phải: Cho hàm số y = f(x) xác định trên \left( x_{0},b \right) .

Hàm số y = f(x) có giới hạn dần tới dương vô cực khi x \rightarrow x_{0} về bên phải với mọi dãy \left( x_{n} \right):x_{0} <
x_{n} < bx_{n} \rightarrow
x_{0} thì ta có: f\left( x_{n}
\right) \rightarrow + \infty .

Kí hiệu: \lim_{x \rightarrow
{x_{0}}^{+}}f(x) = + \infty .

Các giới hạn một bên \lim_{x \rightarrow
{x_{0}}^{+}}f(x) = - \infty;\lim_{x \rightarrow {x_{0}}^{-}}f(x) = -
\infty cũng được định nghĩa tương tự.

Ví dụ: Xác định giới hạn của hàm số \lim_{x \rightarrow a^{-}}\frac{1}{x -
a} .

Hướng dẫn giải

Ta có: \left\{ \begin{gathered}
  \mathop {\lim }\limits_{x \to {a^ - }} 1 = 1 > 0 \hfill \\
  \mathop {\lim }\limits_{x \to {a^ - }} \left( {1 - a} \right) = 0 \hfill \\
  x - a < 0{\text{  khi  }}x \to {a^ - } \hfill \\ 
\end{gathered}  \right.

Vậy \lim_{x \rightarrow a^{-}}\frac{1}{x
- a} = - \infty

D. Giới hạn vô cực của hàm số tại vô cực.

  • Hàm số y = f(x) xác định trên (a, + \infty) có giới hạn L khi x_{n} \rightarrow + \infty nếu với mọi dãy số \left( x_{n} \right):x_{n} >
ax_{n} \rightarrow +
\infty thì f\left( x_{n} \right)
\rightarrow L .

Kí hiệu \lim_{x \rightarrow + \infty}f(x)
= L

  • Hàm số y = f(x) xác định trên ( - \infty,b) có giới hạn L khi x_{n} \rightarrow - \infty nếu với mọi dãy số \left( x_{n} \right):x_{n} <
bx_{n} \rightarrow -
\infty thì f\left( x_{n} \right)
\rightarrow L .

Kí hiệu \lim_{x \rightarrow - \infty}f(x)
= L

Chú ý:

  • Với k là một số nguyên dương ta có: \lim_{x \rightarrow + \infty}x^{k} = +
\infty
  • Với k là một số nguyên dương chẵn ta có: \lim_{x \rightarrow - \infty}x^{k} = +
\infty
  • Với k là một số nguyên dương lẻ ta có: \lim_{x \rightarrow - \infty}x^{k} = -
\infty

Ví dụ: Tính giới hạn các hàm số sau:

a) \lim_{x \rightarrow -
\infty}\frac{3x^{2} + 4x - 5}{x + 3} b) \lim_{x \rightarrow - \infty}\left( 2
- 3x + 5x^{2} \right)
c) \lim_{x \rightarrow + \infty}\left(
7x^{4} - 4x + 2 \right)  

Hướng dẫn giải

a) \lim_{x \rightarrow -
\infty}\frac{3x^{2} + 4x - 5}{x + 3}

\lim_{x \rightarrow - \infty}\dfrac{3 +\dfrac{4}{x} - \dfrac{5}{x^{2}}}{\dfrac{1}{x} + \dfrac{3}{x^{2}}} = -\infty

b) \lim_{x \rightarrow - \infty}\left( 2
- 3x + 5x^{2} \right)

= \lim_{x \rightarrow -
\infty}\left\lbrack x^{2}\left( \frac{2}{x^{2}} - \frac{3}{x} + 5
\right) \right\rbrack = + \infty

c) \lim_{x \rightarrow + \infty}\left(
7x^{4} - 4x + 2 \right)

= \lim_{x \rightarrow +
\infty}\left\lbrack x^{4}\left( 7 - \frac{4}{x^{3}} + \frac{2}{x^{4}}
\right) \right\rbrack = + \infty

  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo