Khoảng cách Cánh Diều

I. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng

Cho đường thẳng \Delta và điểm M \notin \Delta. Gọi H là hình chiếu của điểm M trên đường thẳng \Delta.

Độ dài đoạn thẳng MH gọi là khoảng cách từ điểm M đến đường thẳng \Delta. Kí hiệu d(M,\Delta).

Minh họa

Khoảng cách Cánh Diều

Chú ý: M \in \Delta
\Rightarrow d(M,\Delta) = 0.

 

II. Khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng

Cho mặt phẳng (P) và điểm M \notin (P). Gọi H là hình chiếu của M trên mặt phẳng (P).

Độ dài đoạn thẳng MH gọi là khoảng cách từ điểm M đến mặt phẳng (P). Kí hiệu d\left( M,(P) \right).

Minh họa

Khoảng cách Cánh Diều

Chú ý: M \in (P)
\Rightarrow d\left( M,(P) \right) = 0.

III. Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song

Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song \Delta,\Delta' là khoảng cách từ một điểm bất kì thuộc đường thẳng này đến đường thẳng kia. Kí hiệu d(\Delta,\Delta').

Minh họa

Khoảng cách Cánh Diều

IV. Khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng song song

Cho đường thẳng \Delta song song với mặt phẳng (P). Khoảng cách giữa đường thẳng \Delta và mặt phẳng (P) là khoảng cách từ một điểm bất kì thuộc đường thẳng \Delta đến mặt phẳng (P). Kí hiệu d\left( \Delta,(P) \right).

Minh họa

Khoảng cách Cánh Diều

V. Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song

Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song (P),(Q) là khoảng cách từ một điểm bất kì thuộc mặt phẳng này đến mặt phẳng kia. Kí hiệu d\left( (Q),(P) \right).

Minh họa

Khoảng cách Cánh Diều

VI. Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau

Cho hai đường thẳng a,b chéo nhau.

  • Đường thẳng c vừa vuông góc, vừa cắt cả hai đường thẳng a,b được gọi là đường vuông góc chung của hai đường thẳng đó.
  • Đoạn thẳng có hai đầu mút là giao điểm của đường thẳng c và hai đường thẳng a,b được gọi là đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng đó.
  • Độ dài đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng a,b được gọi là khoảng cách giữa hai đường thẳng dó. Kí hiệu d(a,b).

Minh họa

Khoảng cách Cánh Diều

Ví dụ: Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D' có cạnh bằng a. Tính:

a) d(AB;C'D'). b) d\left( AC;(A'B'C'D')
\right).
c) d(A;B'D'). d) d(AC;B'D').

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Khoảng cách Cánh Diều

a) Vì B’C’ vuông góc với cả hai đường thẳng AB và C’D’ nên d(AB;C'D') = B'C' =
a\sqrt{2}.

b) Vì AC//(A'B'C'D') nên d\left( AC;(A'B'C'D') \right) =
d\left( A;(A'B'C'D') \right) = AA' = a.

c) Gọi O’ là giao điểm của A'C';B'D', ta có: AO'\bot B'D'

Theo định lí Pythagore cho tam giác AA'O' vuông tại A' thì AO' = \frac{a\sqrt{6}}{2}

Do đó: d(A;B'D') = AO' =
\frac{a\sqrt{6}}{2}.

d) Ta có:

d(AC;B'D') = d\left(
AC;(A'B'C'D') \right) = d\left(
A;(A'B'C'D') \right) = AA' = a.

Câu trắc nghiệm mã số: 12695,9952
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo