Hàm số lượng giác và đồ thị Cánh Diều

1. Hàm số chẵn, hàm số lẻ, hàm số tuần hoàn

a) Hàm số chẵn, hàm số lẻ

Cho hàm số y=f(x) có tập xác định D.

  • Hàm số f\left( x \right) được gọi là hàm số chẵn nếu \forall x \in D thì \left\{ \begin{gathered}
   - x \in D \hfill \\
  f\left( { - x} \right) = f\left( x \right) \hfill \\ 
\end{gathered}  \right.
  • Hàm số f\left( x \right) được gọi là hàm số lẻ nếu \forall x \in D thì \left\{ \begin{gathered}
   - x \in D \hfill \\
  f\left( { - x} \right) =  - f\left( x \right) \hfill \\ 
\end{gathered}  \right.

Chú ý:

  • Đồ thị của một hàm số chẵn nhận trục tung làm trục đối xứng.
  • Đồ thị của một hàm số lẻ nhận trục hoành làm trục đối xứng.

b) Hàm số tuần hoàn

Định nghĩa:  Hàm số có tập xác định được gọi là hàm số tuần hoàn, nếu tồn tại một số T \ne 0 sao cho với mọi x \in D ta có:

  • \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
  {x - T \in D} \\ 
  {x + T \in D} 
\end{array}} \right.
  • f\left( {x + T} \right) = f\left( x \right)

Chú ý: Cho hàm số tuần hoàn chu kì T. Từ đồ thị hàm số đó trên đoạn [a; a + T], ta dịch chuyển song song với trục hoành sang phải (hoặc sang trái) theo đoạn có độ dài T thì được đồ thị hàm số trên đoạn [a + T; a + 2T] (hoặc [a - T; a]).

2. Hàm số y = sinx

a) Định nghĩa

  • Quy tắc đặt tương ứng với mỗi số thực x với số thực \sin x được gọi là hàm số sin, kí hiệu là y = \sin x.
  • Tập xác định của hàm số sin là \mathbb{R}.

b) Đồ thị hàm số và tính chất

Hàm số y = \sin x

- Tập xác định: D = \mathbb{R}

- Tập giá trị [-1; 1] hay - 1 \leqslant \operatorname{sinx}  \leqslant 1,\forall x \in \mathbb{R}

- Hàm số là hàm số lẻ tuần hoàn với chu kì T = 2\pi

- Đồng biến trên mỗi khoảng \left( { - \frac{\pi }{2} + k2\pi ;\frac{\pi }{2} + k2\pi } \right) và nghịch biến trên mỗi khoảng \left( {\frac{\pi }{2} + k2\pi ;\frac{{3\pi }}{2} + k2\pi } \right), k \in \mathbb{Z}

- Có đồ thị đối xứng qua gốc tọa độ và gọi là một đường hình sin.

Đồ thị hàm số y = \sin x

Hàm số lượng giác và đồ thị Cánh Diều

Ví dụ: Xét tính chẵn lẻ của hàm số y = 2x\sin x.

Hướng dẫn giải

Tập xác định D = \mathbb{R} là tập đối xứng do đó \forall x \in D \Rightarrow  - x \in D\left( * \right)

Đặt y = f\left( x \right) = 2x.\sin x

Với \forall x \in D ta có:

f\left( { - x} \right) = 2\left( { - x} \right).\sin \left( { - x} \right) = 2x.\sin x = f\left( x \right)\left( {**} \right)

Từ (*) và (**) suy ra hàm số đã cho là hàm số chẵn.

Câu trắc nghiệm mã số: 8531

3. Hàm số y = cosx

a) Định nghĩa

  • Quy tắc đặt tương ứng với mỗi số thực x với số thực \cos x được gọi là hàm số cosin, kí hiệu là y = \cos x.
  • Tập xác định của hàm số cos là \mathbb{R}.

b) Đồ thị hàm số và tính chất

Hàm số y = \cos x

- Tập xác định: D = \mathbb{R}

- Tập giá trị [-1; 1] hay - 1 \leqslant \operatorname{cosx}  \leqslant 1,\forall x \in \mathbb{R}

- Hàm số là hàm chẵn tuần hoàn với chu kì T = 2\pi

- Đồng biến trên mỗi khoảng \left( { - \pi  + k2\pi ;k2\pi } \right) và nghịch biến trên mỗi khoảng \left( {k2\pi ;\pi  + k2\pi } \right), k \in \mathbb{Z}

- Có đồ thị là một đường hình sin đối xứng qua trục tung.

Đồ thị hàm số y = \cos x

Hàm số lượng giác và đồ thị Cánh Diều

Ví dụ: Xét tính chẵn lẻ của hàm số y = f(x) = \frac{\cos x + x^{2} -1}{\sin^{4}x}

Hướng dẫn giải

Tập xác định của hàm số là D = \mathbb{R}\setminus  \{ k\pi,k \in \mathbb{Z}\}

\forall x \in D \Rightarrow - x \in
D

f( - x) = \frac{\cos( - x) + ( - x)^{2} -1}{\sin^{4}( - x)}= \frac{cosx + x^{2} - 1}{\sin^{4}x} =
f(x),\forall x \in D

Vậy hàm số đã cho là hàm số chẵn.

Câu trắc nghiệm mã số: 2524

4. Hàm số y = tanx

a) Định nghĩa

Hàm số được cho bằng công thức y = \frac{{\sin x}}{{\cos x}} được gọi là hàm số tang, kí hiệu là y = \tan x.

Tập xác định của hàm số tang là \mathbb{R}\backslash \left\{ {\frac{\pi }{2} + k\pi |k \in \mathbb{Z}} \right\}.

Ví dụ: Tìm tập xác định của hàm số y =
\tan\left( 2x + \frac{\pi}{6} \right) 

Hướng dẫn giải

Xét \cos\left( 2x + \frac{\pi}{6} \right)
\neq 0

\Rightarrow 2x + \frac{\pi}{6} \neq
\frac{\pi}{2} + k\pi

\Rightarrow x \neq \frac{\pi}{6} +
\frac{k\pi}{2},\left( k\mathbb{\in Z} \right)

Vậy tập xác định của hàm số đã cho là D =
\left\{ \mathbb{R}\backslash\frac{\pi}{6} + \frac{k\pi}{2},\left(
k\mathbb{\in Z} \right) \right\}

b) Đồ thị hàm số và tính chất

Hàm số y = \tan x

- Tập xác định: D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {\frac{\pi }{2} + k\pi ,k \in \mathbb{Z}} \right\}

- Tập giá trị: \mathbb{R}

- Hàm số là hàm lẻ tuần hoàn với chu kì T = \pi

- Đồng biến trên mỗi khoảng \left( { - \frac{\pi }{2} + k\pi ;\frac{\pi }{2} + k\pi } \right)

- Có đồ thị đối xứng qua gốc tọa độ.

Đồ thị hàm số y = \tan x

Hàm số lượng giác và đồ thị Cánh Diều

5. Hàm số y = cotx

a) Định nghĩa

Hàm số được cho bằng công thức y = \frac{{\cos x}}{{\sin x}} được gọi là hàm số cotang, kí hiệu là y = \cot x.

Tập xác định của hàm số cotang là \mathbb{R}\backslash \left\{ {k\pi |k \in \mathbb{Z}} \right\}.

Ví dụ: Tìm tập xác định của hàm số  y =
\cot\left( - 2x - \frac{\pi}{3} \right) 

Hướng dẫn giải

Xét \sin\left( - 2x - \frac{\pi}{3}
\right) \neq 0

\Rightarrow - 2x - \frac{\pi}{3} \neq
k\pi

\Rightarrow x \neq - \frac{\pi}{6} -\frac{k\pi}{2};\left( k\in\mathbb{ Z} \right)

Vậy tập xác định của hàm số đã cho là D =\left\{ \mathbb{R}\backslash - \frac{\pi}{6} - \frac{k\pi}{2},\left(k\in\mathbb{ Z} \right) \right\}

Câu trắc nghiệm mã số: 8759

b) Đồ thị hàm số và tính chất

Hàm số y = \cot x

- Tập xác định: D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {k\pi ,k \in \mathbb{Z}} \right\}

- Tập giá trị: \mathbb{R}

- Hàm số là hàm lẻ tuần hoàn với chu kì T = \pi

- Nghịch biến trên mỗi khoảng \left( {k\pi ;\pi  + k\pi } \right),k \in \mathbb{Z}

- Có đồ thị đối xứng qua gốc tọa độ.

Đồ thị hàm số y = \cot x

Hàm số lượng giác và đồ thị Cánh Diều

Câu trắc nghiệm mã số: 8766
  • 24 lượt xem
Sắp xếp theo