Base

I. Khái niệm base

Base là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide. Khi tan trong nước, base tạo ra ion OH-.

Ví dụ:

NaOH          →          Na+        +        OH-

Sodium hydroxide        Ion sodium      Ion hydroxide

Ba(OH)2       →       Ba2+       +     2OH-

Barium hydroxide        Ion barium       Ion hydroxide

Tên gọi và công thức hoá học của một số base thông dụng:

Tên gọi Công thức hóa học
Potassium hydroxide KOH
Calcium hydroxide Ca(OH)2
Magnesium hydroxide Mg(OH)2
Aluminium hydroxide Al(OH)3
 Copper(II) hydroxide Cu(OH)2

II. Phân loại base

Base được chia thành hai loại chính: base tan và base không tan trong nước.

Base tan trong nước còn được gọi là kiềm. Ví dụ: NaOH, KOH, Ba(OH)2, ...

Hình 1: Dung dịch NaOH Hình 2: Một số base không tan trong nước

III. Tính chất hoá học

1. Làm đổi màu chất chỉ thị

Dung dịch base làm quỳ tím chuyển sang màu xanh, phenolphtalein không màu chuyển sang màu hồng.

Quỳ tím và phenolphtalein được dùng làm chất chỉ thị màu để nhận biết dung dịch base.

2. Tác dụng với acid

Base tác dụng với dung dịch acid tạo ra muối và nước.

Ví dụ:

  • Potassium hydroxide tác dụng với hydrochloric acid tạo ra potassium chloride và nước theo phương trình hoá học:

KOH + HCl → KCl + H2O

  • Magnesium hydroxide tác dụng với hydrochloric acid tạo ra magnesium chloride và nước theo phương trình hoá học:

Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O

Các base khác như: NaOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2... cũng tác dụng với acid tạo ra muối và nước.
Câu trắc nghiệm mã số: 40347,36419,36390
  • 26 lượt xem
Sắp xếp theo