Đề kiểm tra 15 phút KHTN 8 Chủ đề 4: Tác dụng làm quay của lực

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Thời gian làm bài: 15 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
15:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Trường hợp lực có tác dụng làm vật rắn quay quanh trục

    Ở trường hợp nào sau đây, lực có tác dụng làm vật rắn quay quanh trục?

    Hướng dẫn:

    Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay → cánh tay đòn khác không → momen của lực F đối với trục quay khác không sẽ làm cho vật quay quanh trục quay.

  • Câu 2: Nhận biết
    Chọn phương án đúng

    Mômen lực tác dụng lên vật là đại lượng:

    Hướng dẫn:

    Mômen lực tác dụng lên vật là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực.

  • Câu 3: Nhận biết
    Chọn phát biểu đúng

    Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:

    Hướng dẫn:

     Phát biểu đúng: Lực tác dụng lên vật có thể làm quay vật quanh một trục hay một điểm cố định.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Cân không phải ứng dụng của đòn bẩy

    Cân nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?

    Hướng dẫn:

    Trong các loại cân trên thì cân đồng hồ không phải là một ứng dụng của đòn bẩy vì đây là ứng dụng về lực đàn hồi.

  • Câu 5: Nhận biết
    Điểm tựa

    Điểm tựa còn được gọi là

  • Câu 6: Thông hiểu
    Khi vật rắn quay quanh một trục

    Khi một vật rắn quay quanh một trục thì tổng mômen lực tác dụng lên vật có giá trị:

    Hướng dẫn:

    Đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của một lực là mômen của nó. Mômen M của một lực được tính bằng tích độ lớn của lực với khoảng cách từ trục quay đến đường thẳng trùng với phương của lực (giá của lực): M = F.d.

    Vậy nên, khi vật rắn quay, mômen của lực có giá trị khác 0.

  • Câu 7: Nhận biết
    Đơn vị của mômen lực

    Momen lực có đơn vị là:

    Hướng dẫn:

    Mômen lực có đơn vị là: N.m

  • Câu 8: Vận dụng
    Trường hợp sử dụng đòn bẩy

    Trong trường hợp nào sau đây chúng ta sử dụng đòn bẩy?

    Hướng dẫn:

    Chiếc kéo dùng để cắt kim loại thường có phần tay cầm dài hơn lưỡi kéo để được lợi về lực là trường hợp sử dụng đòn bẩy.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Vai trò của các khớp nối của xương

    Trong cơ thể người, các khớp nối của xương đóng vai trò là

    Hướng dẫn:

    Trong cơ thể người, các khớp nối của xương đóng vai trò là điểm tựa của đòn bẩy.

  • Câu 10: Nhận biết
    Đòn bẩy có thể làm thay đổi yếu tố nào

    Đòn bẩy có thể làm thay đổi:

    Hướng dẫn:

    Đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng tác dụng của lực.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Tác dụng làm quay của vật càng lớn khi

    Tác dụng làm quay của vật càng lớn khi:

    Hướng dẫn:

    Tác dụng làm quay của vật càng lớn khi lực có giá trị lớn và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực càng lớn.

  • Câu 12: Nhận biết
    Vật là ứng dụng của đòn bẩy

    Vật nào sau đây là ứng dụng của đòn bẩy?

    Hướng dẫn:

    Cây bấm giấy là ứng dụng của đòn bẩy.

  • Câu 13: Vận dụng
    Hoạt động có xuất hiện mômen lực

    Hoạt động nào sau đây có xuất hiện mômen lực?

    Hướng dẫn:

    Khi dùng tua vít để mở thì lực do tay tác dụng vào tua vít làm ốc quay nên xuất hiện mômen lực.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Dụng cụ không phải là ứng dụng của đòn bẩy

    Dụng cụ nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?

    Hướng dẫn:

    Dụng cụ mắc ở đầu cột cờ dùng để kéo cờ lên và hạ cờ xuống thường là một cái ròng rọc nên nó không dùng đòn bẩy.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Ứng dụng của đòn bẩy

    Ứng dụng của đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở giữa và lực tác dụng ở đầu bên kia là:

    Hướng dẫn:

    Ứng dụng của đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở giữa và lực tác dụng ở đầu bên kia là xe đẩy hàng.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (47%):
    2/3
  • Vận dụng (13%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 47 lượt xem
Sắp xếp theo