Khi cọ xát một số vật như một thanh hổ phách vào len, dạ thì nó có thể hút được các vật nhẹ như cọng rơm, vỏ trấu. Khi đó, ta nói hổ phách đã bị nhiễm điện.
Thí nghiệm làm vật nhiễm điện do cọ xát:
Chuẩn bị:
Hai thanh nhựa, giá thí nghiệm, dây treo, mảnh vải khô.
Tiến hành:
Kết luận:
Ngoài ra khi đưa hai vật nhiễm điện trái dấu lại gần nhau vào ban đêm, có thể thấy giữa hai vật có các tia lửa, gọi là sự phóng điện.
Ở trạng thái bình thường, các nguyên tử trung hòa về điện. Một nguyên tử khi bị mất bớt electron sẽ mang điện dương. Ngược lại, nguyên tử khi nhận thêm electron sẽ mang điện âm.
Ví dụ: Khi thanh nhựa bị cọ xát bằng miếng vải, một số electron đã chuyển từ vải sang thanh nhựa. Kết quả là thanh nhựa nhiễm điện âm, còn miếng vải nhiễm điện dương.
a) Hiện tượng nhiễm điện khi cởi áo len
Vào mùa đông, khi cởi áo len, ta có thể thấy hiện tượng áo len hút các sợi tóc hoặc hút lớp áo bên trong. Đôi khi, có thể nghe thấy tiếng kêu lách cách. Nếu vào ban đêm ta còn có thể thấy có các tia lửa điện nhỏ.
b) Hiện tượng nhiễm điện ở bóng bay
Cọ xát một quả bóng bay vào áo len rồi tách chúng ra. Đưa quả bóng lại gần áo len thì nó bị hút về phía áo len.
Dòng điện là dòng các hạt mang điện dịch chuyển có hướng.
Các thiết bị hoạt động được khi có dòng điện chạy qua.
Ví dụ: dòng điện chạy qua làm bóng đèn sáng.
Các vật cho dòng điện đi qua được gọi là vật dẫn điện.
Ví dụ: các vật bằng kim loại, gỗ tươi,...Cơ thể người cũng là vật dẫn điện.
Các vật không cho dòng điện đi qua được gọi là vật không dẫn điện (vật cách điện).
Ví dụ: giấy bóng kính, thanh nhựa,...