Đề kiểm tra 45 phút KHTN 8 Chủ đề 8 và 9: Sinh thái và sinh quyển

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 30 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 30 điểm
  • Thời gian làm bài: 45 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
45:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Ô nhiễm không khí

    Biện pháp nào dưới đây không giúp hạn chế ô nhiễm không khí?

    Hướng dẫn:

    Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải thành các nguyên liệu, đồ dùng,… là biện pháp hạn chế ô nhiễm do chất rắn chứ không phải biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Khu sinh học có độ đa dạng sinh học cao nhất

    Khu sinh học nào sau đây có độ đa dạng sinh học cao nhất?

    Hướng dẫn:

    Khu sinh học có độ đa dạng sinh học cao nhất thường có các điều kiện thuận lợi nhất về mọi mặt nên rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng cao nhất.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Chọn câu đúng

    Hãy chọn câu có nội dung đúng trong các câu sau đây:

    Hướng dẫn:

    - Sinh vật sản xuất không sử dụng sinh vật tiêu thụ làm thức ăn.

    - Sinh vật phân giải phân giải các chất hữu cơ (xác động vật, thực vật …) thành các chất vô cơ.

    - Sinh vật phân giải: gồm vi khuẩn, nấm…

  • Câu 4: Nhận biết
    Tìm phát biểu đúng về giới hạn sinh thái

    Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    - Trong giới hạn sinh thái có điểm giới hạn trên (max), điểm giới hạn dưới (min), khoảng cực thuận (khoảng thuận lợi) và các khoảng chống chịu. Vượt ra ngoài các điểm giới hạn, sinh vật sẽ chết:

    + Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho loài sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

    + Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.

    - Giới hạn sinh thái của mỗi loài là khác nhau.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Xác định đặc trưng của quần thể thông qua số liệu

    Trong một ao nuôi cá trắm cỏ, người ta tính được trung bình có 3 con/m2 nước. Số liệu trên cho biết điều gì về đặc trưng nào của quần thể?

    Hướng dẫn:

    Con/m2 là đơn vị đo mật độ cá thể của quần thể.

  • Câu 6: Vận dụng
    Các loài thuộc nhóm sinh vật sản xuất

    Xét các sinh vật sau:

    (1) Nấm rơm

    (2) Nấm linh chi

    (3) Vi khuẩn hoại sinh

    (4) Rêu bám trên cây

    (5) Dương sỉ

    (6) Vi khuẩn lam

    Có mấy loài thuộc nhóm sinh vật sản xuất?

    Hướng dẫn:

    Sinh vật sản xuất là các sinh vật tự dưỡng, có khả năng tự tổng hợp nên chất hữu cơ từ chất vô cơ của môi trường.

    \Rightarrow Các loài thuộc nhóm sinh vật sản xuất: (4), (5), (6).

    (1), (2), (3) là các sinh vật phân giải.

  • Câu 7: Vận dụng
    Xác định các tập hợp là quần thể

    Cho các ví dụ minh họa sau:

    (1) Các con ốc bươu vàng trong một ruộng lúa.

    (2) Các con cá sống trong cùng một ao.

    (3) Tập hợp các cây thông trong một rừng thông ở Đà Lạt.

    (4) Tập hợp các cây cỏ trên một đồng cỏ.

    (5) Tập hợp những con ong cùng sống trong một khu rừng nguyên sinh.

    Có bao nhiêu ví dụ minh họa về quần thể sinh vật? 

    Hướng dẫn:

    Các ví dụ minh họa về quần thể sinh vật là (1); (3).

    (2) sai vì các con cá thì chúng chưa chắc đã thuộc cùng 1 loài.

    (4) sai vì các cây cỏ chưa chắc là cùng 1 loài.

    (5) sai vì một khu rừng nguyên sinh có thế có rất nhiều loài ong.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Xác định loài có kiểu phân bố đồng đều

    Loài nào sau đây có kiểu phân bố đồng đều?

    Hướng dẫn:

    Các cây thông trong rừng có kiểu phân bố đồng đều vì có sự cạnh tranh về ánh sáng,.. giữa các cá thể.

  • Câu 9: Nhận biết
    Đặc trưng không có ở quần thể

    Đặc trưng nào sau đây không có ở quần thể?

    Hướng dẫn:

    Quần thể không có đặc trưng độ đa dạng, đây là đặc trưng của quần xã.

  • Câu 10: Nhận biết
    Thực vật chủ yếu của khu sinh học rừng nhiệt đới

    Thực vật chủ yếu của khu sinh học rừng nhiệt đới là:

    Hướng dẫn:

    Khu sinh học rừng nhiệt đới có thực vật đa dạng về các loại cây gỗ, cây hòa thảo, dương xỉ, nấm,...

  • Câu 11: Vận dụng
    Các để tỉ lệ cá thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản tăng lên

    Ở một quần thể cá chép, sau khi khảo sát thì thấy có 15% cá thể ở tuổi trước sinh sản 50% cá thể ở tuổi đang sinh sản, 35% cá thể ở tuổi sau sinh sản. Làm thế nào để trong thời gian tới, tỉ lệ cá thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản sẽ tăng lên?

    Hướng dẫn:

    Muốn quần thể trở thành quần thể trẻ và phát triển, cần làm giảm tỷ lệ nhóm tuổi sau sinh sản bằng cách đánh bắt các cá thể ở tuổi sau sinh sản.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Các hành động cần ngăn chặn để bảo tồn đa dạng sinh học

    Để bảo tồn đa dạng sinh học, tránh nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động vật và thực vật quý hiếm, cần ngăn chặn bao nhiêu hành động sau đây?

    (1) Khai thác thuỷ, hải sản vượt quá mức cho phép

    (2) Trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng.

    (3) Săn bắt, buôn bán và tiêu thụ các loài động vật hoang dã.

    (4) Bảo vệ các loài động vật hoang dã.

    (5) Sử dụng các sản phẩm từ động vật quý hiếm: mật gấu, ngà voi, cao hổ, sừng tê giác,...

    Hướng dẫn:

    Các hành động cần ngăn chặn để bảo vệ các loài quý hiếm là: (1), (3), (5).

  • Câu 13: Nhận biết
    Đặc điểm không đúng với cây ưa sáng

    Đặc điểm nào sau đây không đúng với cây ưa sáng?

    Hướng dẫn:

    Đặc điểm không đúng với cây ưa sáng là: phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang.

    Vì là cây ưa sáng nên lá cây phải chịu một cường độ chiếu sáng lớn. Do đó nếu lá cây cấu trúc như trên thì rất dễ bị tổn thương và sẽ bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ.

    Lá cây phải xếp nghiêng, lá dày, mô giậu phát triển để có khả năng thích nghi chịu được ánh sáng mạnh.

  • Câu 14: Vận dụng
    Tính số nhân tố sinh thái hữu sinh

    Cho các yếu tố/cấu trúc/sinh vật sau đây:

    (1) Lớp lá rụng trong rừng

    (2) Đất

    (3) Chim làm tổ trên cây

    (4) Nước biển

    (5) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ

    (6) gió

    (7) Nước biển

    (8) Con người

    Đối với quần thể cây thông đang sống trên rừng Tam Đảo, có bao nhiêu yếu tố kể trên là yếu tố hữu sinh?

    Hướng dẫn:

    Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh là các nhân tố sống tác động đến sinh vật.

    \Rightarrow Các yếu tố hữu sinh là: (2), (5), (8).

  • Câu 15: Nhận biết
    Tìm kết luận không đúng về độ đa dạng của quần xã sinh vật

    Khi nói về độ đa dạng của quần xã sinh vật, kết luận nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Quần xã có độ đa dạng càng cao thì tính ổn định càng lớn.

  • Câu 16: Thông hiểu
    Sự khác nhau chủ yếu giữa môi trường nước và môi trường cạn

    Sự khác nhau chủ yếu giữa môi trường nước và môi trường cạn là:

    Hướng dẫn:

    Nồng độ oxygen ở môi trường cạn là 21% cao hơn ở môi trường nước. Trường hợp bình thường, lượng oxygen hòa tan bão hòa có trong nước ngọt chỉ tương đương với 1/20 hàm lượng khí oxygen có trong không khí, trong nước mặn chiếm tỉ lệ càng ít.

  • Câu 17: Vận dụng
    Xác định các dạng sinh vật được xem là quần xã sinh vật

    Cho các dạng sinh vật sau:

    1. Một tổ kiến càng.

    2. Một đồng cỏ.

    3. Một ao nuôi cá nước ngọt.

    4. Một thân cây đổ lâu năm.

    5. Các loài hổ khác nhau trong một thảo cầm viên.

    Những dạng sinh vật được coi là quần xã sinh vật là:

    Hướng dẫn:

    Những dạng sinh vật được coi là quần xã sinh vật là: 2, 3, 4.

    1. Một tổ kiến càng là một quần thể vì chỉ có 1 loài kiến càng.

    5. Các loài hổ khác nhau trong một thảo cầm viên là quần thể vì chỉ có 1 loài hổ.

  • Câu 18: Nhận biết
    Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có số cá thể nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã

    Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có số cá thể nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã được gọi là

    Hướng dẫn:

    Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có số cá thể nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã được gọi là đặc trưng.

  • Câu 19: Nhận biết
    Khu sinh học nước ngọt với các hệ sinh thái chảy

    Khu sinh học nước ngọt với các hệ sinh thái chảy là ở:

    Hướng dẫn:

    Khu sinh học nước ngọt với các hệ sinh thái chảy là ở sông, suối.

  • Câu 20: Thông hiểu
    Khi mật độ của cá thể trong quần thể tăng quá cao

    Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao thì

    Hướng dẫn:

    Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao thì các cá thể cạnh tranh với nhau, môi trường không cung cấp đủ nguồn sống cho mỗi cá thể → tỷ lệ tử vong tăng. 

  • Câu 21: Nhận biết
    Các dạng tháp sinh thái

    Có những dạng tháp sinh thái nào?

    Hướng dẫn:

    Các loại tháp sinh thái là: Tháp số lượng, tháp khối lượng và tháp năng lượng.

  • Câu 22: Nhận biết
    Vùng hạ lưu hệ sinh thái nước chảy

    Vùng hạ lưu hệ sinh thái nước chảy có:

    Hướng dẫn:

    Vùng hạ lưu hệ sinh thái nước chảy có thực vật và các loài động vật nổi.

  • Câu 23: Nhận biết
    Điều không nên làm để góp phần bảo vệ rừng

    Để góp phần bảo vệ rừng, điều không nên là:

    Hướng dẫn:

    Không nên khai thác sử dụng nhiều hơn cây rừng và thú rừng.

  • Câu 24: Thông hiểu
    Hiện tượng hạn chế số lượng sâu

    Khi sâu bọ phát triển mạnh, số lượng chim sâu cũng tăng theo. Khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, sâu bọ bị quần thể chim sâu tiêu diệt mạnh mẽ hơn nên số lượng sâu bọ lại giảm mạnh đi. Sự hạn chế số lượng sâu là hiện tượng

    Hướng dẫn:

    Sự hạn chế số lượng sâu là hiện tượng khống chế sinh học.

  • Câu 25: Nhận biết
    Hệ sinh thái là hệ sinh thái tự nhiên

    Hệ sinh thái nào dưới đây là hệ sinh thái tự nhiên?

    Hướng dẫn:

    Hệ sinh thái sa mạch là hệ sinh thái tự nhiên.

  • Câu 26: Nhận biết
    Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

    Điền vào chỗ trống: "Cân bằng tự nhiên là trạng thái ... tự nhiên của quần thể, quần xã, hệ sinh thái, hướng tới sự ... với điều kiện sống."

    Hướng dẫn:

    Cân bằng tự nhiên là trạng thái ổn định tự nhiên của quần thể, quần xã, hệ sinh thái, hướng tới sự thích nghi với điều kiện sống.

  • Câu 27: Nhận biết
    Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã

    Để bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã, cần nghiêm cấm các hành vi nào sau đây?

    Hướng dẫn:

     Để bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã, cần nghiêm cấm hành vi săn bắt, mua bán trái phép động vật quý hiếm.

  • Câu 28: Nhận biết
    Biện pháp bảo vệ rùa biển

    Các loài rùa biển đang bị săn lùng lấy mai làm đồ mĩ nghệ, số lượng rùa còn lại rất ít, chúng ta cần bảo vệ loài rùa biển như thế nào?

    Hướng dẫn:

    Để bảo vệ các loài rùa biển chúng ta cần bảo vệ các bãi cát là bãi đẻ của rùa biển và vận động người dân không đánh bắt rùa biển.

  • Câu 29: Vận dụng cao
    Tìm kết luận không đúng về lưới thức ăn

    Giả sử có một lưới thức ăn như sau:

    Kết luận nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Cá rô được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 3.

  • Câu 30: Nhận biết
    Các nhóm nhân tố sinh thái

    Các nhân tố sinh thái được chia thành hai nhóm sau:

    Hướng dẫn:

    Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm là: vô sinh và hữu sinh.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (50%):
    2/3
  • Thông hiểu (27%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Vận dụng cao (3%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 7 lượt xem
Sắp xếp theo