Máu và hệ tuần hoàn ở người

I. Máu

1. Thành phần của máu

Hình 1: Cấu tạo các thành phần của máu

  • Huyết tương gồm nước và các chất dinh dưỡng, chất hòa tan khác. Huyết tương có vai trò vận chuyển các chất.
  • Tiểu cầu (< 1%): không nhân, tham gia vào quá trình đông máu.
  • Bạch cầu (< 1%): có nhân, không màu, tham gia bảo vệ cơ thể.
  • Hồng cầu (khoảng 43%): hình đĩa, lõm hai mặt, không nhân, màu đỏ, tham gia vận chuyển chất khí (O2, CO2).

2. Miễn dịch

  • Miễn dịch là khả năng cơ thể nhận diện và ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh (virus, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng), đồng thời chống lại mầm bệnh khi nó đã xâm nhập vào cơ thể.
  • Cơ thể có hàng rào tự nhiên gồm: da, niêm mạc, dịch tiết ngăn không cho mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.
  • Nếu mầm bệnh vào cơ thể thì cơ thể tiêu diệt mầm bệnh bằng một số cách như thực bào, tạo ổ viêm, sinh kháng thể.

Hình 2: Phản ứng viêm

  • Các mầm bệnh thường chứa kháng nguyên. Kháng nguyên là các chất lạ khi xâm nhập vào cơ thể sẽ được các bạch cầu nhận diện và sinh ra các kháng thể tương ứng. Kháng thể là chất do bạch cầu tiết ra có khả năng liên kết đặc hiệu với kháng nguyên (giống như chìa khóa phù hợp với ổ khóa).

Hình 3: Liên kết đặc hiệu giữa kháng nguyên và kháng thể

  • Tiêm vaccin giúp phòng bệnh. Vì vaccin chứa kháng nguyên, khi đi vào cơ thể làm kích thích bạch cầu sản sinh kháng thể chống lại mầm bệnh và "ghi nhớ" lại kháng nguyên đó. Nếu lần sau có mầm bệnh chứa kháng nguyên tương tự xâm nhập thì cơ thể có khả năng sinh ra kháng thể chống lại mầm bệnh.

3. Nhóm máu và truyền máu

  • Nhóm máu là sự phân loại máu dựa trên khác biệt về kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết tương của mỗi người.
  • Hệ nhóm máu ABO thường được quan tâm khi truyền máu. Hệ nhóm máu ABO gồm 4 nhóm máu: A, B, AB và O.

Hình 4: Các nhóm máu trong hệ nhóm máu ABO

  • Khi truyền máu không phù hợp sẽ xảy ra hiện tượng phá hủy hồng cầu, gây nguy hiểm đến tính mạng người nhận máu. Do đó, khi truyền máu thì lựa chọn tối ưu nhất là truyền cùng nhóm máu. Trong một số trường hợp có thể truyền khác nhóm máu với lượng nhỏ (khoảng 250 ml) nhưng cần đảm bảo hồng cầu của máu truyền không bị phá hủy trong người nhận.

Người cho               Người nhận

Hình 5: Sơ đồ truyền máu

II. Hệ tuần hoàn

Hình 6: Hệ tuần hoàn ở người

  • Hệ tuần hoàn gồm tim và mạch máu, hoạt động phối hợp nhịp nhàng đi giúp vận chuyển máu đi khắp cơ thể.
  • Tim co dãn đều đặn, liên tục, giúp đẩy máu ra động mạch và hút máu từ tĩnh mạch về tim. 
  • Hệ mạch gồm: động mạch, mao mạch và tĩnh mạch. Mao mạch có dạng lưới nối giữa động mạch và tĩnh mạch, có thành mỏng; là nơi thực hiện trao đổi chất và khí giữa máu và tế bào của cơ thể.

III. Phòng bệnh về máu và hệ tuần hoàn

  • Khẩu phần ăn thiếu sắt, folic acid, vitamin B12 dẫn đến bệnh thiếu hồng cầu.
  • Muỗi vằn có thể truyền bệnh sốt xuất huyết và muỗi Anopheles truyền kí sinh trùng gây bệnh sốt rét.
  • Người có chế độ ăn nhiều muối, đường, chất béo; lối sống ít vận động; sử dụng nhiều chất kích; người già thường có nguy cơ cao mắc cao huyết áp, xơ vữa động mạch.
  • Phòng bệnh về máu và hệ tuần hoàn: thực hiện chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh; hạn chế ăn chứa nhiều muối, đường, dầu mỡ; hạn chế dùng chất kích thích; thường xuyên tập thể dục thể thao;...
Câu trắc nghiệm mã số: 40037,39513,37515
  • 7 lượt xem
Sắp xếp theo