Đề kiểm tra 45 phút KHTN 8 Chủ đề 1: Phản ứng hóa học

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 30 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 30 điểm
  • Thời gian làm bài: 45 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
45:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Tính khối lượng dung dịch muối thu được

    Hòa tan 20 gam muối vào nước được dung dịch có nồn độ 10%. Khối lượng dung dịch muối thu được là

    Hướng dẫn:

    Áp dụng công thức: 

    mdd=\frac{mct.100}{C\%}=\frac{20.100}{10}=200g

  • Câu 2: Thông hiểu
    Tìm phát biểu đúng

    Phát biểu nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    - Dầu hỏa dễ cháy hơn củi nên dầu hỏa cháy làm ngọn lửa to hơn \Rightarrow "Khi đốt củi, nếu thêm một ít dầu hỏa, lửa sẽ cháy mạnh hơn. Như vậy dầu hỏa là chất xúc tác cho quá trình này" là phát biểu sai.

    - Chất xúc tác có tính chọn lọc \Rightarrow "Một chất xúc tác có thể xúc tác cho tất cả các phản ứng" là phát biểu sai. 

    - Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng còn chất làm giảm tốc độ phản ứng gọi là chất ức chế phản ứng \Rightarrow "Có thể dùng chất xúc tác để làm giảm tốc độ của phản ứng" là phát biểu sai.

  • Câu 3: Vận dụng
    Tính nồng độ mol của dung dịch HC thu được

    Trộn 200 ml dung dịch HCl 1M và 300 ml dung dịch HCl 2M. Nồng độ mol của dung dịch HCl thu được là

    Hướng dẫn:

    200 ml dung dịch HCl 1M: 0,2 (mol).

    300 ml dung dịch HCl 2M: 0,6 (mol)

    \sum n_{HCl} =0,2 + 0,6 = 0,8 (mol)

    Nồng độ mol của dung dịch HCl thu được là:

    _{C_{M\ \left(HClight)}=\frac{n}{V}=\frac{0,8}{0,2+0,3}=1,6M}

  • Câu 4: Thông hiểu
    Xác định sự biến đổi vật lí

    Hiện tượng nào sau đây là biến đổi vật lí?

    Hướng dẫn:

    Nước hóa đá dưới 0oC là sự biến đổi vật lí vì chỉ có sự biến đổi về trạng thái và vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Chọn đáp án sai

    Chọn đáp án sai:

    Hướng dẫn:

    Câu sai: Nước là dung môi của dầu ăn.

    Vì dầu ăn không tan được trong nước.

  • Câu 6: Vận dụng
    Tính khối lượng C2H5CHO

    0,2 mol C2H5CHO có khối lượng là

    Hướng dẫn:

    Xét MC2H5CHO = 3.12 + 6.1 + 1.16 = 58 (g/mol)

    \Rightarrow mC2H5CHO = n.M = 0,2.58 = 11,6 (g).

  • Câu 7: Vận dụng
    Tính thể tích dung dịch HNO3 1M

    Tính thể tích (ml) dung dịch HNO3 1M. Biết trong dung dịch có hòa tan 12,6 gam HNO3.

    Hướng dẫn:

     n_{HNO_{3} } =\frac{12,6}{63} =0,2 mol

    V_{dd HNO_{3} } =\frac{n}{C_{M} } =\frac{0,2}{1} =0,2 (l) = 200 (ml)

  • Câu 8: Nhận biết
    Chất ban đầu tham gia phản ứng hóa học là

    Các chất ban đầu tham gia phản ứng hóa học là:

    Hướng dẫn:

    Chất hoặc các chất ban đầu tham gia phản ứng hóa học được gọi là chất phản ứng.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Nấu cháo từ bột gạo sẽ nhanh hơn nấu cháo từ hạt gạo

    Nấu cháo từ bột gạo sẽ nhanh hơn nấu cháo từ hạt gạo vì:

    Hướng dẫn:

    Diện tích bề mặt của bột gạo lớn hơn hạt gạo nên khi nấu cháo từ bột gạo sẽ nhanh hơn hạt gạo.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Tính số mol nước

    Số mol chứa trong 3,011.1023 phân tử nước là:

    Hướng dẫn:

    Số mol chứa trong 3.1023 phân tử nước là:

    3,011.1023 : (6,022.1023) = 0,5 mol

  • Câu 11: Thông hiểu
    Khí SO2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần

    Khí SO2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao lần?

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    d_{SO_{2}/kk } =\frac{M_{SO_{2} } }{M_{kk} } =\frac{64}{29} \approx 2,2

    \Rightarrow Khí SO2 nặng hơn không khí 2,2 lần.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Khí nào nhẹ nhất

    Khí nào nhẹ nhất trong tất cả các khí?

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    MCH4 = 1.12 + 4.1 = 16 (gam/mol).

    MCO = 1.12 + 1.16 = 28 (gam/mol).

    MN2 = 2.14 = 28 (gam/mol).

    MH2 = 2.1 = 2 (gam/mol).

    Khí nhẹ nhất là H2.

  • Câu 13: Vận dụng
    Tính khối lượng khí carbon dioxide tạo thành

    Than cháy theo sơ đồ phản ứng hóa học: 

    Carbon + khí oxygen ightarrow khí carbon dioxide

    Cho biết khối lượng carbon là 4,5 kg, khối lượng oxygen là 12 kg. Khối lượng khí carbon dioxide tạo thành là:

    Hướng dẫn:

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

    mcarbon + mkhí oxygen = mkhí carbon dioxide

    \Rightarrow mkhí carbon dioxide = 4,5 + 12 = 16,5 kg.

  • Câu 14: Nhận biết
    Cách để quá trình hòa tan chất rắn nhanh hơn

    Làm sao để quá trình hòa tan chất rắn vào nước diễn ra nhanh hơn?

    Hướng dẫn:

    Để quá trình hòa tan chất rắn vào nước diễn ra nhanh hơn thì ta có thể:

    - Khuấy dung dịch

    - Đun nóng dung dịch

    - Nghiền nhỏ chất rắn

  • Câu 15: Vận dụng
    Tính khối lượng khí oxygen tham gia phản ứng

    Cho 13,2 g hỗn hợp gồm magnesium, sắt và kẽm cháy trong khí oxygen, thu được 18 g hỗn hợp chất rắn. Khối lượng oxygen tham gia phản ứng là:

    Hướng dẫn:

    Magnesium, sắt, kẽm + oxygen → hỗn hợp rắn

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

    mmagnesium, sắt, kẽm + moxygen = mhh rắn

    \Rightarrow 13,2 + moxygen = 18

    \Rightarrow moxygen  = 18 – 13,2 = 4,8 (g)

  • Câu 16: Vận dụng
    Tính giá trị của V

    Đốt cháy hoàn toàn 1,2395 lít khí CH4 (đktc) cần dùng V lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được sản phẩm là khí carbon dioxide (CO2) và nước (H2O). Giá trị của V là

    Hướng dẫn:

    Số mol khí CH4 phản ứng là:

    nCH4 = \frac{1,2395}{24,79}= 0,05 mol

    Phương trình hóa học:

           CH4 + 2O2 \overset{t^{\circ} }{ightarrow} CO2 + 2H2O

    mol:  1        2            1           2

           0,05    ?

    Từ phương trình hóa học, ta có:

    nO2 = \frac{0,05.2}{1}= 0,1 mol

    \Rightarrow thể tích khí O2 cần dùng là:

    VO2 = 24,79.n = 24,79.0,1 = 2,479 lít

  • Câu 17: Nhận biết
    Phản ứng có chất mới tạo thành nhưng khối lượng không đổi

    Khi phản ứng hóa học xảy ra có chất mới tạo thành nhưng tổng khối lượng của các chất vẫn không đổi là vì:

    Hướng dẫn:

    Khi phản ứng hóa học xảy ra có chất mới tạo thành nhưng tổng khối lượng của các chất vẫn không đổi là vì: Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi.

  • Câu 18: Thông hiểu
    Quá trình có sự biến đổi hóa học

    Nến được làm bằng paraffin, khi đốt nến, xảy ra các quá trình sau:

    1. Paraffin nóng chảy.

    2. Paraffin lỏng chuyển thành hơi.

    3. Hơi paraffin cháy biến đổi thành khí CO2 và hơi nước.

    Quá trình nào có sự biến đổi hoá học?

    Hướng dẫn:

    - 1 và 2 là hiện tượng vật lí, không có chất mới được tạo thành.

    - 3 là hiện tượng hóa học tạo thành chất mới là CO2 và hơi nước.

  • Câu 19: Thông hiểu
    Dấu hiệu chứng tỏ đã có phản ứng hóa học xảy ra

    Khi cho một mẩu vôi sống vào nước, mẩu vôi sống tan ra, thấy nước nóng lên. Dấu hiệu chứng tỏ đã có phản ứng hóa học xảy ra đúng nhất là?

    Hướng dẫn:

     Dấu hiệu của phản ứng hóa học trên là mẩu vôi sống tan ra, thấy nước nóng lên.

  • Câu 20: Vận dụng
    Tính khối lượng KNO3 cần dùng

    Nung nóng KNO3, chất này bị phân hủy tạo thành KNO2 và O2. Biết hiệu suất phản ứng H = 80%. Tính khối lượng KNO3 cần dùng để điều chế 0,64 g O2.

    Hướng dẫn:

    Số mol O2 là 0,02 mol

           2KNO3 \overset{t^{\circ} }{ightarrow} 2KNO2 + O2

    mol: 0,04           0,02 

    Khối lượng KNO3 theo lý thuyết là: mKNO3 lt = 0,04.101 = 4,04 g

    Khối lượng KNO3 thực tế cần dùng là:  m_{KNO_{3}tt }= \frac{4,04.100}{80} =5,05 g

  • Câu 21: Thông hiểu
    Thí nghiệm có sự biến đổi hóa học

    Trong các thí nghiệm sau đây, thí nghiệm nào có sự biến đổi hoá học?

    Hướng dẫn:

    Nung đá vôi có màu trắng thoát ra một chất khí có thể làm đục nước vôi trong điều này chứng tỏ đã có chất mới được tạo thành, đây là sự biến đổi hóa học.

  • Câu 22: Thông hiểu
    Tìm câu đúng

    Một bình đựng dung dịch có ghi “dung dịch HCl 2M”. Phát biểu nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    Dung dịch HCl 2M có nghĩa là có 2 mol HCl trong 1 lít dung dịch. 

  • Câu 23: Nhận biết
    1 mol nguyên tử đồng

    1 mol nguyên tử đồng (Cu) là lượng đồng có chứa:

    Hướng dẫn:

    1 mol nguyên tử đồng (Cu) là lượng đồng có chứa 6,022×1023 nguyên tử Cu.

  • Câu 24: Nhận biết
    Phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt

    Phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt gọi là

    Hướng dẫn:

    Phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt gọi là phản ứng tỏa nhiệt.

    Phản ứng hấp thu năng lượng dưới dạng nhiệt gọi là phản ứng thu nhiệt.

  • Câu 25: Nhận biết
    Xác định chất sản phẩm của quá trình phản ứng

    Khi đun nóng hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh ta thu được hợp chất iron(II) sulfide (FeS). Chất sản phẩm của quá trình phản ứng hóa học trên là:

    Hướng dẫn:

    Chất sản phẩm của quá trình phản ứng là chất chất mới tạo thành.

    \Rightarrow Iron(II) sulfide (FeS) là chất sản phẩm.

  • Câu 26: Vận dụng cao
    Tính C% của dung dịch A

    Có 2 dung dịch H2SO4 là A và B. Nếu 2 dung dịch A và B được trộn lẫn theo tỉ lệ khối lượng 7 : 3 thì thu được dung dịch C có nồng độ 29%. Tính C% của dung dịch A, biết nồng độ dung dịch B bằng 2,5 lần nồng độ dung dịch A.

    Hướng dẫn:

    Vì đề bài chỉ cho tỉ lệ các chất, không cho khối lượng cụ thể \Rightarrow ta giả sử khối lượng dung dịch A là 70 (gam) \Rightarrow khối lượng dung dịch B là 30 (gam).

    Gọi nồng độ của dung dịch A là a (%).

    Vì nồng độ dung dịch B bằng 2,5 lần nồng độ dung dịch A \Rightarrow nồng độ dung dịch B là 2,5a (%).

     Khối lượng chất tan trong A là: mct (A) = \frac{70.a\%}{100\%}=0,7a\ \left(gight)

     Khối lượng chất tan trong B là: mct (B) = \frac{30.2,5a\%}{100\%}=0,75a\ \left(gight)

    \Rightarrow Khối lượng chất tan trong C là: mct (C) = mct (A) + mct (B) = 0,7a + 0,75a = 1,45a (gam) 

    Ta có: mdd C = mdd A + mdd B = 70 + 30 = 100 gam

    \Rightarrow Nồng độ dung dịch C là:

    C\%=\frac{1,54a}{100}.100\%=29\%

    \Rightarrow a = 20%

     Vậy nồng độ dung dịch A là 20%.

  • Câu 27: Vận dụng
    Tính khối lượng AgNO3 có thể tan trong 150 gam nước

    Biết độ tan của AgNO3 ở 25oC là 222 gam. Khối lượng AgNO3 có thể tan trong 150 gam nước ở 25oC là

    Hướng dẫn:

         100 gam nước ở 25oC hòa tan tối đa được 222 gam AgNO3.

    ⇒ 150 gam nước ở 25oC hòa tan tối đa được: \frac{150.222}{100} =333 g

  • Câu 28: Thông hiểu
    Thí nghiệm nung gốm

    Thí nghiệm nung gốm là:

    Hướng dẫn:

    Nung gốm là phản ứng thu nhiệt.

  • Câu 29: Nhận biết
    Sự biến đổi vật lí

    Sự biến đổi vật lí không

    Hướng dẫn:

    Biến đổi vật lí là hiện tượng chất có sự biến đổi về trạng thái, kích thước,...nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

  • Câu 30: Nhận biết
    Tìm phát biểu đúng về chất xúc tác

    Phát biểu nào sau đây là đúng về chất xúc tác?

    Hướng dẫn:

    Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị thay đổi cả về lượng và chất sau phản ứng.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (27%):
    2/3
  • Thông hiểu (40%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (3%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 14 lượt xem
Sắp xếp theo