Vì sao việc giữ gìn thiên nhiên hoang dã là góp phần giữ cân bằng sinh thái?
Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ được các loài sinh vật hoang dã và môi trường sống của chúng, là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái.
Vì sao việc giữ gìn thiên nhiên hoang dã là góp phần giữ cân bằng sinh thái?
Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ được các loài sinh vật hoang dã và môi trường sống của chúng, là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái.
Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến hệ quả nào sau đây?
Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã giúp số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường → đảm bảo cho cân bằng sinh thái.
Một trong những hệ quả của biến đổi khí hậu là
Một trong những hệ quả của biến đổi khí hậu là thiên tai bất thường, đột ngột.
Đối với những vùng đất trồng, đồi núi trọc thì biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất là
Trồng cây gây rừng trên vùng đồi trọc, đất trống giúp hạn chế xói mòn, lũ lụt, cải tạo khí hậu. Đây là biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất.
Để bảo vệ thiên nhiên hoang dã, cần ngăn chặn hoạt động nào dưới đây?
Để bảo vệ thiên nhiên hoang dã, cần ngăn chặn săn bắt thú hoang dã, quý hiếm.
Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến ô nhiễm nguồn nước?
Nước thải không được xử lí làm ô nhiễm nguồn nước.
Biện pháp xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia có hiệu quả chính nào sau đây?
Biện pháp xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia góp phần bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng, giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn gen sinh vật.
Khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể về mức ổn định phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường được gọi là
Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái quần thể có số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Thế nào là ô nhiễm môi trường?
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn. Các tính chất vật lí, hoá học, sinh học bị thay đổi gây tác hại cho con người và các sinh vật khác.
Từ khi con người xuất hiện trên Trái Đất, con người tác động tới môi trường ở các thời kì nào sau đây?
Tác động của con người đối với môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội: Thời kì xã hội nguyên thuỷ thời kì xã hội nông nghiệp thời kì xã hội công nghiệp.
Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm sinh học do vi sinh vật gây bệnh là gì?
Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm sinh học do vi sinh vật gây bệnh là các chất thải không được thu gom và xử lí đúng cách tạo môi trường cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển.
Chuồn chuồn, ve sầu,… có số lượng nhiều vào các tháng mùa xuân hè nhưng rất ít vào những tháng mùa đông. Đây là dạng biến động số lượng nào?
Chuồn chuồn, ve sầu,… có số lượng nhiều vào các tháng mùa xuân hè nhưng rất ít vào những tháng mùa đông Đây là dạng biến động số lượng theo chu kì mùa.