Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

I. Dinh dưỡng và chế độ dinh dưỡng hợp lí

1. Dinh dưỡng và chất dinh dưỡng

  • Con người cần thức ăn để tồn tại và duy trì hoạt động sống. Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Ví dụ:

Hình 1: Chất dinh dưỡng trong súp lơ xanh

  • Dinh dưỡng là quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng. Chất dinh dưỡng là những chất hay hợp chất trong thức ăn có vai trò cung cấp nguyên liệu, năng lượng cho tể bào để duy trì hoạt động sống của cơ thể.

2. Chế độ dinh dưỡng hợp lí 

- Chế độ dinh dưỡng hợp lí giúp cơ thể phát triển cân đối, phòng ngừa bệnh tật và nâng cao sức đề kháng.

- Sử dụng bảng khuyến nghị mức tiêu thụ trung bình và bảng hướng dẫn quy đổi đơn vị thực phẩm để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí.

- Chế độ dinh dưỡng hợp lí cung cấp đầy đủ, cân bằng về năng lượng và các chất dinh dưỡng. Chế độ dinh dưỡng không hợp lí có thể dẫn đến thừa cân béo phì hoặc suy dinh dưỡng.

- Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí:

  • Đủ về năng lượng, đủ và cân bằng về các nhóm chất dinh dưỡng.
  • Phù hợp với nhu cầu cơ thể.
  • Đa dạng các loại thực phẩm, phù hợp theo mùa và theo từng địa phương.
  • Phù hợp với hoàn cảnh kinh tế hộ gia đình.

II. Cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa

Hình 2: Hệ tiêu hóa ở người

Hệ tiêu hóa ở người gồm ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.

  • Thức ăn di chuyển qua ống tiêu hóa, trải qua quá trình tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học thành các chất đơn giản.
  • Các chất này đi qua niêm mạc ruột non vào mao mạch máu và mao mạch bạch huyết trong lông ruột, theo hệ tuần hoàn đi nuôi dưỡng tất cả các tế bào trong cơ thể.
  • Những chất không được tiêu hóa và hấp thụ được thải ra ngoài qua hậu môn.
Chức năng của các cơ quan trong hệ tiêu hóa
Các cơ quan trong hệ tiêu hóa Chức năng
 Ống tiêu hóa  Tuyến nước bọt

 Tiết nước bọt:

  • Làm ẩm thức ăn.
  • Chứa enzyme amylase giúp tiêu hóa một phần tinh bột.
 Tuyến vị

 Tiết dịch vị chứa HCl và enzyme pepsinogen. HCl hoạt hóa pepsinogen thành pepsin (tiêu hóa protein), tiêu diệt mầm bệnh.

 Gan

 - Tiết dịch mật, có chức năng nhũ tương hóa lipit.

 - Đào thải độc tố.

 Túi mật  Dự trữ dịch mật.
 Tuyến tụy  Tiết dịch tụy chứa các enzyme tiêu hóa protein, lipit và carbohydrate.
 Tuyến ruột  Tiết dịch ruột chứa các enzyme tiêu hóa protein và carbohydrate.
 Tuyến tiêu hóa  Khoang miệng

 - Nghiền ngỏ, đảo trộn thức ăn, giúp thức ăn thấm đều nước bọt.

 - Cảm nhận vị thức ăn.

 Hầu (họng) và thực quản

 - Tham gia cử động nuốt.

 - Cử động nhu động đẩy thức ăn xuống dạ dày.

 Dạ dày

 - Có tuyến vị tiết dịch vị

 - Dự trữ, nghiền, đảo trộn thức ăn.

 Ruột non

 - Có tuyến ruột.

 - Cử động nhu động đẩy thức ăn di chuyển.

 - Hấp thu các chất dinh dưỡng.

 Ruột già gồm: manh tràng (ruột thừa), đại tràng, trực tràng

 - Hấp thu nước và một số chất.

 - Cử động nhu ruột đẩy chất cặn bã xuống trực tràng.

 - Tạo phân.

 Hậu môn  Thải phân.

III. Bảo vệ hệ tiêu hóa

1. An toàn vệ sinh thực phẩm

  • Khi sử dụng thực phẩm bị ô nhiễm hoặc chứa độc tố sẽ gây ngộ độc thực phẩm.
  • An toàn vệ sinh thực phẩm là các điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo thực phẩm không gây hại đến sức khỏe con người.
  • Các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cần được áp dụng từ khâu sản xuất, vận chuyển, bảo quản và chế biến thực phẩm.

2. Phòng bệnh về tiêu hóa

  • Một số bệnh về tiêu hoá thường gặp là ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, giun sán, sâu răng, táo bón, viêm dạ dày....
  • Để phòng ngừa bệnh về đường tiêu hóa, cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và xây dựng lối sống lành mạnh.

Hình 3: Các biện pháp phòng bệnh về tiêu hóa

Câu trắc nghiệm mã số: 36631,37487,39531
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo