Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa nhiệt năng, nhiệt độ và nội năng:
Một vật có nhiệt độ càng cao thì có năng lượng nhiệt càng lớn, tức là các phân tử tạo nên vật chuyển động càng nhanh. Vì thế, nội năng của vật càng lớn.
Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa nhiệt năng, nhiệt độ và nội năng:
Một vật có nhiệt độ càng cao thì có năng lượng nhiệt càng lớn, tức là các phân tử tạo nên vật chuyển động càng nhanh. Vì thế, nội năng của vật càng lớn.
Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 90oC vào một cốc nước ở nhiệt độ trong phòng (khoảng 24oC) năng lượng nhiệt của thỏi kim loại và của nước thay đổi như thế nào?
Một vật có nhiệt độ càng cao thì có năng lượng nhiệt càng lớn.
Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 90oC vào một cốc ở nhiệt độ trong phòng (khoảng 24oC) thì năng lượng nhiệt của thỏi kim loại giảm và của nước tăng do nhiệt độ của thỏi kim loại hạ xuống và nhiệt độ của nước tăng lên.
Đơn vị của nhiệt lượng là:
Đơn vị vủa nhiệt lượng là jun, kí hiệu là J.
Tìm phát biểu đúng.
Câu nào sau đây đúng?
Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
Năng lượng nhiệt luôn truyền từ
Năng lượng nhiệt luôn truyền từ nơi có nhiệt độ cao đến nơi có nhiệt độ thấp
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về năng lượng nhiệt của vật?
- Các phân tử tạo nên vật chuyển động không ngừng nên chúng có động năng.
- Mặt khác, năng lượng nhiệt của một vật là tổng động năng của các phân tử tạo nên vật.
⇒ Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh thì cũng đều có năng lượng nhiệt.
Khi chuyển động nhiệt của phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không thay đổi?
Khi chuyển động nhiệt của phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì:
- Nhiệt độ của vật tăng, động năng và năng lượng nhiệt tăng nên nội năng cũng tăng.
- Khối lượng của vật không thay đổi.
Một bình thuỷ tinh chứa một khối lượng nước ở nhiệt độ t1. Một đồng xu được nung nóng tới nhiệt độ t2 > t1. Đồng xu sau đó được thả vào bình nước. Coi rằng bình cách nhiệt với môi trường bên ngoài. Đợi cho đến khi nhiệt độ của bình, nước và đồng xu bằng nhau và bằng t3. Chọn câu trả lời đúng.
Trong trường hợp trên: nhiệt lượng từ đồng xu truyền cho nước.
Khi đó, ta có nhiệt độ của nước tăng lên của đồng xu giảm đi t2 > t3 > t1.
Một thìa nhôm để ở 30oC năng lượng nhiệt của nó là 30 J. Sau đó tăng nhiệt độ lên 50oC thì năng lượng nhiệt của chiếc thìa là 70 J. Nhiệt lượng mà chiếc thìa nhận được là:
Ta có: Nhiệt lượng là phần năng lượng nhiệt mà vật nhận thêm hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt.
Nhiệt lượng mà thìa nhôm nhận được trong trường hợp trên bằng 70 − 30 = 40 J
Một bình thuỷ tinh chứa một khối lượng nước ở nhiệt độ t1. Một thỏi đồng được nung nóng tới nhiệt độ t2 > t1. Thỏi đồng sau đó được thả vào bình nước. Coi rằng bình cách nhiệt với môi trường bên ngoài. Đợi cho đến khi nhiệt độ của bình, nước và thỏi đồng bằng nhau và bằng t3. Chọn câu trả lời đúng.
Trong trường hợp trên: nhiệt lượng từ thanh đồng truyền cho nước.
Khi đó, ta có nhiệt độ của nước tăng lên của đồng giảm đi t2 > t3 > t1
Một vật có năng lượng nhiệt là 200 J, sau khi nung nóng năng lượng nhiệt của nó là 400 J. Hỏi nhiệt lượng mà vật nhận được là bao nhiêu?
Ta có: Nhiệt lượng là phần năng lượng nhiệt mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
Nhiệt lượng mà vật nhận được trong trường hợp trên bằng 400 − 200 = 200 J.