Luyện tập Sự nở vì nhiệt CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Giải thích bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ

    Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?

    Hướng dẫn:

    Bánh xe đạp khi bơm căng nếu để ngoài trưa nắng, khí trong ruột xe sẽ nở ra ⇒ ruột bánh xe sẽ dễ bị nổ

  • Câu 2: Thông hiểu
    Giải thích quả bóng bàn bóp méo khi nhúng vào nước nóng sẽ phồng trở lại

    Khi nhúng quả bóng bàn bị móp vào trong nước nóng, nó sẽ phồng trở lại. Vì sao vậy?

    Hướng dẫn:

    Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra ⇒ quả bóng phồng lên.

  • Câu 3: Nhận biết
    Chọn phát biểu sai

    Chọn câu phát biểu sai:

    Hướng dẫn:

    Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Giải thích hiện tượng

    Tại sao khi đổ nước sôi vào trong cốc thuỷ tinh thì cốc thuỷ tinh hay bị nứt vỡ, còn cốc thạch anh không bị nứt vỡ?

    Hướng dẫn:

    Thạch anh có hệ số nở khối nhỏ hơn thủy tinh nên dãn nở vì nhiệt lâu hơn so với thủy tinh. Do vậy khi nhiệt độ tăng đột ngột (đổ nước sôi vào) thì bên trong cốc thủy tinh dãn nở nhanh hơn so với bên ngoài nên dễ khiến cốc bị nứt vỡ.

  • Câu 5: Nhận biết
    Kết luận đúng khi so sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí

    Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí?

    Hướng dẫn:

    Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

  • Câu 6: Vận dụng
    Chọn phương án đúng

    Khi đặt bình cầu đựng nước (như hình vẽ) vào nước nóng, người ta thấy mực chất lỏng trong ống thủy tinh mới đầu tụt xuống một ít, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Điều đó chứng tỏ:

    Hướng dẫn:

    Chất rắn, chất lỏng và chất khí đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Chất rắn tăng thể tích vì nhiệt ít hơn chất lỏng và chất lỏng tăng ít hơn chất khí. Vật nào nóng lên trước thì dãn nở trước.

    Bình tiếp xúc với nước nóng trước nên nó nóng lên trước và dãn nở tăng thể tích trước, sau đó nước trong bình mới nóng lên, tăng thể tích sau. Nên ban đầu nước trong ống tụt xuống. Khi cả hai đều tăng nhiệt độ như nhau thì bình làm bằng thủy tinh (chất rắn) nên dãn nở ít hơn nước trong bình nên mực nước trong ống dâng lên.

  • Câu 7: Nhận biết
    Ứng dụng của băng kép

    Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về ứng dụng của băng kép?

    Băng kép được ứng dụng

    Hướng dẫn:

    Băng kép được cấu tạo bởi hai thanh làm bằng hai chất nở vì nhiệt khác nhau, được gắn chặt vào nhau dọc theo chiều dài của thanh. Khi nhiệt độ tăng, băng kép cong về phía thanh nở ít hơn. Do có tính chất này mà băng kép được sử dụng để đóng ngắt mạch điện tự động khi nhiệt độ thay đổi ở một số thiết bị điện như: bàn là, ấm đun nước,...

  • Câu 8: Vận dụng
    Hiện tượng khi đun nóng hòn bi sắt

    Khi đun nóng một hòn bi sắt thì xảy ra hiện tượng nào?

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    - Các chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

    - m = D.V

    \Rightarrow Khi nung nóng hòn bi sắt, khối lượng của hòn bi không đổi nhưng thể tích của hòn bi tăng lên (do nở ra) \Rightarrow khối lượng riêng của vật giảm.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Nguyên nhân đường ống dẫn hơi phải có những đoạn uốn cong

    Tại sao đường ống dẫn hơi phải có những đoạn uốn cong?

    Hướng dẫn:

    Các đường ống dẫn hơi khi hoạt động nhiệt độ thường rất cao nên dễ làm các ống này bị dãn nở → biến dạng. Do đó, để tránh sự dãn nở làm thay đổi hình dạng của ống người ta thường thiết kế các đường ống dẫn hơi có những đoạn uốn cong.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Hiện tượng xảy ra khi đun nóng chất lỏng

    Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một chất lỏng?

    Hướng dẫn:

    Ta có, khi đun nóng một chất lỏng \Rightarrow chất lỏng nở ra \Rightarrow thể tích của chất lỏng tăng.

  • Câu 11: Vận dụng
    Giải thích lí do khi nhiệt độ thay đổi, các trụ bê tông cốt thép không bị nứt

    Khi nhiệt độ thay đổi, các trụ bê tông cốt thép không bị nứt vì:

    Hướng dẫn:

    Các chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi \Rightarrow Khi nhiệt độ thay đổi, các trụ bê tông cốt thép có nở tuy nhiên không bị nứt vì bê tông và thép nở vì nhiệt như nhau.

  • Câu 12: Vận dụng
    Giải thích khi xây dựng đường sắt người ta chừa khoảng cách giữa các thanh ray

    Tại sao khi xây dựng đường sắt, người ta lại chừa khoảng cách giữa các thanh ray đường?

    Hướng dẫn:

    Khi xây dựng đường sắt, người ta lại chừa khoảng cách giữa các thanh ray đường để tránh làm hỏng đường do sự nở vì nhiệt của các thanh ray.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (25%):
    2/3
  • Thông hiểu (42%):
    2/3
  • Vận dụng (33%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo