Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là phản ứng hóa học
Ví dụ: Đốt cháy khí hydrogen trong không khí tạo ra ngọn lửa màu xanh, sau đó đưa ngọn lửa của khí hydrogen đang cháy vào bình đựng khí oxygen thì thấy khí hydrogen cháy mạnh hơn, sáng hơn và trên thành bình xuất hiện những giọt nước nhỏ. Ở đây đã diễn ra sự biến đổi hoá học, trong đó xảy ra quá trình biến đổi hydrogen và oxygen tạo thành nước. Quá trình này đã xảy ra phản ứng hoá học.
Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng được gọi là chất tham gia phản ứng, chất tạo thành sau phản ứng được gọi là chất sản phẩm.
Ví dụ:
Khi đun nóng hỗn hợp bột sắt (iron) và bột lưu huỳnh (sulfur) ta được hợp chất iron(II) sulfide (FeS).
Các biến đổi hoá học xảy ra khi có sự phá vỡ liên kết trong các chất tham gia phản ứng và hình thành các liên kết mới để tạo ra các chất sản phẩm.
Ví dụ 3:
Nguyên tử H Nguyeen tử O Nguyên tử C
Hình 1: Sơ đồ mô tả phản ứng đốt cháy khí methane trong không khí
thu được carbon dioxide và nước
Trong phản ứng hoá học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác, kết quả là chất này biến đổi thành chất khác. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng không thay đổi.
Để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra có thể dựa vào các dấu hiệu sau:
Ví dụ: Trong phản ứng của sắt tác dụng với hydrochloric acid, quan sát thấy có bọt khí bay lên.
Hình 2: Bọt khí thoát ra khi nhúng đinh sắt vào dung dịch hydrochloric acid
Ví dụ: Khi đốt nến, nến cháy có sự toả nhiệt và phát sáng.
Hình 3: Đốt cháy cây nến
Các phản ứng hoá học khi xảy ra luôn kèm theo sự toả ra hoặc thu vào năng lượng (thường dưới dạng nhiệt), năng lượng này được gọi là năng lượng của phản ứng hoá học.
Phản ứng toả ra năng lượng (dưới dạng nhiệt) được gọi là phản ứng toả nhiệt.
Phản ứng toả nhiệt làm nóng môi trường xung quanh.
Ví dụ: Phản ứng đốt cháy than; phản ứng đốt cháy xăng, dầu trong các động cơ; …
Phản ứng thu vào năng lượng (dưới dạng nhiệt) được gọi là phản ứng thu nhiệt.
Phản ứng thu nhiệt làm lạnh môi trường xung quanh.
Ví dụ: Phản ứng nung vôi (phân huỷ CaCO3 thành CaO và CO2).