Đề kiểm tra 15 phút KHTN 8 Chủ đề 3: Khối lượng riêng và áp suất

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Thời gian làm bài: 15 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
15:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Tính áp suất bạn Hoa đứng tác dụng lên sàn

    Biết bạn Hoa có khối lượng 37,5 kg, diện tích một bàn chân là 130 cm2. Tính áp suất bạn Hoa tác dụng lên sàn khi đứng cả hai chân:

    Hướng dẫn:

    Diện tích mặt bị ép gồm diện tích của hai bàn chân:

    S = 2.130.10−4 = 0,026 m

    Trọng lực của bạn Hoa:

    P = mg = 37,5.10 = 375 N

    Áp suất mà bạn Hoa tác dụng lên sàn khi đứng cả hai chân là:

     p = \frac{P}{S} =\frac{375}{0,026} =14423 Pa

  • Câu 2: Thông hiểu
    Chọn câu đúng

    Chọn câu đúng trong các câu sau:

    Hướng dẫn:

    Ta có: Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

    Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng trọng lực của tàu.Vì khi đó, trọng lực vuông góc với mặt bị ép, lực ma sát và lực kéo có phương song song với mặt bị ép.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Chọn câu đúng

    Câu nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Số chỉ của lực kế

    Móc 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 30 N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào?

    Hướng dẫn:

    Do khi nhúng vật vào nước, vật chịu tác dụng của lực đẩy Acsimet hướng lên trên \Rightarrow Số chỉ của lực kế sẽ giảm đi.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Tìm nhận xét đúng

    Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Nhận xét nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    Lực đẩy Acsimet phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Hai vật này có cùng thể tích nên phần thể tích nước bị chúng chiếm chỗ là như nhau.

    \Rightarrow Lực đẩy Acsimet tác dụng vào chúng là như nhau.

  • Câu 6: Vận dụng
    So sánh áp suất tại các điểm A, B, C, D

    Cho hình vẽ bên. Kết luận nào sau đây đúng khi so sánh áp suất tại các điểm A, B, C, D.

    Hướng dẫn:

    Áp suất chất lỏng tăng dần theo độ sâu \Rightarrow pA > pB > pC = pD.

  • Câu 7: Vận dụng
    Tính độ lớn của lực đẩy Acsimet

    Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 1,7 N. Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 1,2 N. Lực đẩy Acsimet có độ lớn là:

    Hướng dẫn:

    Khi treo quả cầu sắt ở ngoài không khí, số chỉ lực kế chính là trọng lực của vật:

    P = 1,7N                                                                  (1)

    Khi nhúng chìm quả cầu vào nước thì:

    Quả cầu chịu tác dụng của hai lực là: lực đẩy Acsimet và trọng lực

    Số chỉ của lực kế khi đó: F = P − FA = 1,2 N           (2)

    Từ (1) và (2), ta suy ra: FA = 1,7 − 1,2 = 0,5N

  • Câu 8: Nhận biết
    Chất lỏng tác dụng lên vật đặt trong nó một lực

    Chất lỏng tác dụng lên vật đặt trong nó một lực đẩy hướng thẳng đứng lên trên, lực đó là:

    Hướng dẫn:

    Chất lỏng tác dụng lên vật đặt trong nó một lực đẩy hướng thẳng đứng lên trên, lực đó là lực đẩy Acsimet.

  • Câu 9: Vận dụng
    Tính trọng lượng của 2 lít dầu ăn

    Khối lượng riêng của dầu ăn vào khoảng 800 kg/m3. Do đó, 2 lít dầu ăn sẽ có trọng lượng khoảng

    Hướng dẫn:

    Khối lượng của 2 lít dầu ăn là:

    m = D.V= 800. 0,002 = 1,6 kg.

    Trọng lượng:

    P = 10m  = 1,6.10 = 16 N

  • Câu 10: Nhận biết
    Khối lượng riêng của nhôm

    Khối lượng riêng của nhôm là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

     Khối lượng riêng của nhôm là 2700 kg/m3.

  • Câu 11: Vận dụng
    Tính trọng lượng riêng của viên gạch

    Mỗi hòn gạch “hai lỗ” có khối lượng 1,6 kg. Hòn gạch có thể tích 1200 cm3. Mỗi lỗ có thể tích 192 cm3. Trọng lượng riêng của gạch là:

    Hướng dẫn:

    Thể tích phần gạch trong mỗi viên gạch:

    V = 1200 – (2.192) = 816 cm3 = 0,0816 m3

    Khối lượng riêng của gạch:

    D=\frac{m}{V} =\frac{1,6}{0,0816} =1960,8 kg/m^{3}

    Trọng lượng riêng của gạch d = 10 D = 19608 N/m3

  • Câu 12: Thông hiểu
    Hiện tượng không do áp suất khí quyển gây ra

    Hiện tượng nào sau đây không do áp suất khí quyển gây ra?

    Hướng dẫn:

    Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng lại phồng lên như cũ là hiện tượng khí dãn nở vì nhiệt, không phải do áp suất khí quyển gây ra.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Câu không đúng về áp suất khí quyển

    Hãy cho biết câu nào dưới đây là không đúng khi nói về áp suất khí quyển?

    Hướng dẫn:

    Áp suất khí quyển còn có ở các hành tinh khác như: Sao Thủy (một lớp mỏng manh trên bề mặt), Sao Kim (một bầu khí quyển cực kì dày đặc), Sao Hỏa (khí quyển mỏng), ....

  • Câu 14: Thông hiểu
    Hiện tượng xảy ra

    Hiện tượng nào sau đây xảy ra đối với khối lượng riêng của nước khi đun nước trong một bình thủy tinh?

    Hướng dẫn:

    Khi đun nước sôi, thể tích nước tăng dần ⇒ khối lượng riêng giảm.

  • Câu 15: Nhận biết
    Cách tăng được áp suất nhiều nhất

    Trong các cách sau, cách nào tăng được áp suất nhiều nhất?

    Hướng dẫn:

    Ta có: áp suất p =\frac{F}{S}

    \Rightarrow Để tăng áp suất nhiều nhất \Rightarrow tăng áp lực F và giảm diện tích bị ép S.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (20%):
    2/3
  • Thông hiểu (47%):
    2/3
  • Vận dụng (33%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 3 lượt xem
Sắp xếp theo